Các món lẩu ngon có thể nói là món “ruột” trên bàn ăn mỗi khi nhà có tiệc tùng. Hay trong các buổi sum họp các thành viên gia đình, hay trên bàn nhậu.
Đặc biệt là dịp lễ Tết thì lẩu lại là một món ăn không thể thiếu cho dịp gia đình sum vầy. Vậy các mẹ đã biết cách nấu, những món lẩu ngon mà đơn giản tại nhà chưa nào?
Hãy cùng Bà Bầu Năng Động đã khám phá một số các món lẩu ngon, đơn giản mà bạn không nên bỏ qua nhé! Chắc chắn sẽ làm gia đình bạn trầm trồ.
Top 20 các món lẩu ngon
Ăn gì, ở đâu, khi nào? Đã trở thành 1 câu “cửa miệng” quen thuộc mỗi khi cả lũ định tụ tập. Một bữa ăn sum vầy, không chỉ cần ăn ngon mà còn rất cần không khí quây quần. Và luôn là lựa chọn hàng đầu cho những dịp sum vầy đặc biệt đó.
Vậy bạn đã biết mình nên nấu món lẩu gì chưa nào? Hãy để Bà Bầu Năng Động gợi ý cho bạn một số món lẩu ngon, có thể “đánh gục” vị giác của bất kì thực khách nào nhé!
Bí quyết nấu nước lẩu được trong
Để các món lẩu trông bắt mắt hơn, thì trước tiên nước dùng lẩu cần phải trong. Có một số bí quyết để nước dùng lẩu trong, mà các mẹ cần áp dụng ngay để nồi lẩu trông thật “ đã con mắt”.
- Xương để hầm nước dùng lẩu, luôn phải được chần sơ qua nước sôi. Sau đó rửa sạch để loại bỏ hết mùi hôi và chất dơ.
- Khi nấu nước dùng lẩu gà hoặc bò thì bạn nên hầm qua 2 lần nước. Lần đầu bạn chỉ nên đổ nước sấp ngang mặt xương để hầm, khi nước sôi thì mới tiếp tục đổ lần 2 và hầm với lửa nhỏ.
- Nếu bạn sử dụng các loại củ và gia vị như cà rốt, củ cải trắng, su hào, quế, thảo quả,…. Để nấu cho ngọt và thơm nước dùng bạn nên cho chúng vào một cái túi sạch, cột thật chặt phần đầu rồi thả vào nồi thay vì thả trực tiếp vào nồi.
- Một mẹo rất hữu ích khácđó là, sau khi nấu xong, hãy thả một quả trứng gà vào nước sôi. Lòng trắng trứng sẽ giúp hút hết bọt giúp nồi lẩu trong hơn, sau đó chỉ cần vớt phần trứng gà này ra là được.
Một số lưu ý khi nấu các món lẩu
Lựa chọn nguyên liệu
Để nối nước lẩu thơm và ngon thì khâu chọn nguyên liệu rất qua trọng. Có một vài mẹo lựa chọn nguyên liệu, và gia vị làm nước dùng các món lẩu ngon, hấp dẫn hơn như sau:
- Khi nấu nước dùng cho lẩu gà và heo, bạn không nên sử dụng xương đầu. Vì xương đầu sẽ gây mùi hôi khó chịu. Bạn nên chọn xương hom và xương đuôi, sẽ giúp nước lẩu vừa thơm vừa ngọt nước hơn.
- Nấu lẩu gà thì phải thả vào một ít hành tím khô nướng, gừng đập dập, thêm sả, dứa, cà chua và nêm gia vị cho vừa miệng. Nếu thích thì bạn cũng có thể cho thêm vào nước dùng gia vị thuốc bắc, nấm hương ngâm nở, sa tế và ăn kèm rau ngải cứu, rau muống hoặc cải thảo.
- Các món lẩu bò thì không được quên quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng và hành tím khô.
- Nước lẩu hải sản cần phải có dứa, gừng, sả, sa tế, cần tây … Cũng như phải đảm bảo được vị hơi cay, chua ngọt đặc trung của lẩu hải sản.
- Với lẩu cá, ngoài xương heo thì bạn cũng có thể bỏ luôn phần xương cá đã lọc thịt vào cho nước dùng ngọt hơn.
Thời gian nấu các món lẩu
- Tùy vào từng loại nguyên liệu để nấu lẩu mà thời gian nấu sẽ thay đổi khác nhau. Thông thường nước lẩu gà và heo thường sẽ nấu từ 4-6 giờ. Lẩu bò thì phải hầ, lâu hơn, thường thì trong khoảng 8-10 tiếng. Còn lẩu hải sản thì không nên ninh quá 45 phút.
- Một mẹo nhỏ hữu ích cho bạn để có được 1 nồi nước lẩu thơm ngon, đúng vị mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian để nêm nếm đó là sử dụng các gói gia vị có sẵn.
Với những công thức mà bà bầu năng dộng chia sẻ trên, hữa hẹn sẽ cho bạn thêm nhiều lữa chọn cho các buổi tiệc gia đình. Còn gì tuyệt hơn khi cả nhà sum vầy bên nồi lẩu thơm ngon và nghi ngút khói phải không nào?
Lẩu và nướng luôn là 2 món đi kèm nhau trong các bàn tiệc, hãy cùng tham khảo thêm top 20 công thức cách làm món nướng nhé.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả