Đối với chị em đang mang bầu tháng thứ 5, cơ thể và thai nhi phát triển rất nhanh, gây khá nhiều xáo trộn trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này khiến mẹ bầu bối rối. Để có thể làm quen nhanh chóng, mẹ bầu cần hiểu rõ những thay đổi của mẹ và thai nhi trong thời gian này. Cùng Huong.vn điểm qua những lưu ý khi mang thai tháng thứ 5 ở bài viết dưới đây nhé!
Bầu 5 tháng cần kiểm tra gì?
Việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ do bác sĩ đưa ra là vô cùng quan trọng, khi thăm khám, chị em cần tiến hành kiểm tra những yếu tố sau đây:
- Nghe tim thai
- Kiểm tra kích thước thai nhi, kích thước tử cung
- Kiểm tra cân nặng mẹ bầu
- Kiểm tra huyết áp mẹ bầu
- Đo lượng đường trong máu, nước tiểu
- Xem xét hiện tượng dư đạm trong nước tiểu
- Kiểm tra hiện tượng giãn tĩnh mạch gót chân
- Kiểm tra hiện tượng phù nề tay chân.
Ngoài ra, nếu có những biểu hiện bất thường, hoặc mẹ bầu nghi ngờ là bất thường thì nên thống báo với bác sĩ ngay để tiến hành kiểm tra và nhận lời khuyên từ bác sĩ.
Những thay đổi của thai nhi 5 tháng
Tương tự như tháng thứ 4, thai nhi ở giai đoạn tháng thứ 5 cũng phát triển rất nhanh. Lúc này, em bé đã có chiều dài đầu – mông khoảng 14 – 16cm, cân nặng thai nhi cũng tăng khá nhanh. Cùng với đó, não bộ và vòng đầu thai nhi cũng phát triển rõ rệt, to lên gấp nhiều lần. Não bộ lớn lên, các chức năng thần kinh cũng dần hoàn thiện, em bé đã phát triển các cảm giác, xúc giác của cơ thể.
Mắt và lông mày, lông tơ cũng hình thành trên cơ thể, ngoài lông tơ, da em bé còn được phủ một lớp sáp trắng để bảo vệ. Nếu thai nhi là bé gái thì tháng thứ 5 cũng là giai đoạn tử cung hình thành.
Những thay đổi của mẹ khi mang thai tháng thứ 5
Song song với sự phát triển của thai nhi là hàng loạt sự thay đổi của chị em đang mang thai tháng thứ 5.
Đầu tiên là cân nặng, vào 5 tháng thai kỳ, mẹ bầu sẽ tăng khoảng 3kg, bụng bầu tháng thứ 5 cũng to ra, tất nhiên là với điều kiện chị em phải đáp ứng đầy đủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.
Ngoài thay đổi về cân nặng thì mẹ bầu cũng sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe, cụ thể như sau:
- Các cơn đau bụng dưới vẫn còn xuất hiện, có thể kéo dài tới hết thai kỳ.
- Một số chị em sẽ gặp phải hiện tượng phù nề tay chân, khiến việc đi lại, sinh hoạt gặp khó khăn.
- Mẹ bầu nhạy cảm với thức ăn nóng, dầu mỡ sẽ có thể xuất hiện mụn. Điều cần chú ý ở đây là chị em không được tự ý sử dụng thuốc hay kem trị mụn mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé.
- Thai nhi lớn lên, áp lực lên các mạch máu ở chân nhiều hơn cũng làm tăng nguy cơ gây chứng giãn tĩnh mạch. Chị em cần duy trì chế độ thể dục để hạn chế gặp phải, nhất là những người có tiền sử mắc bệnh từ trước.
- Mẹ bầu cũng có thể gặp tình trạng khó thở, thường tình trạng này hay diễn ra vào 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng những thời điểm thai nhi phát triển nhanh, chèn ép lên phổi, bàng quang.. thì hiện tượng trên cũng có thể xảy ra.
- Có nguy cơ các bệnh răng miệng sâu răng, chảy máu chân răng tăng lên trong tháng thứ 5 thai kỳ.
- Nhanh đói, các vấn đề về hệ tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu… vẫn tồn tại, bạn hãy bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn để hạn chế nguy cơ mắc phải.
- Vẫn tiếp tục ra khí hư.
- Thường xuyên bị chuột rút, đau lưng.
- Mẹ bầu hay gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, nghẹt mũi, chảy máu cam, ù tai hơn, thậm chí là ngất xỉu.
- Mạch đập nhanh.
- Nhu cầu tình dục thay đổi, có thể nhiều hơn hoặc ít đi tùy chị em.
- Tâm trạng thất thường, tuy nhiên hiện tượng này sẽ ít đi vì chị em đã khá quen với việc mang thai, không còn quá bỡ ngỡ với những thay đổi bên trong cơ thể.
Trên đây là những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai tháng thứ 5, hãy có sự chuẩn bị tốt nhất để đảm bảo em bé luôn phát triển khỏe mạnh nhé.
Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 5
Không chỉ quan tâm đến 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối. Theo chuyên gia, 3 tháng giữa thai kì cực kì quan trọng, đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh của bào thai. Do đó những lưu ý khi mang thai tháng thứ 5 dưới đây mẹ bầu cần nắm kĩ hơn.
Mang thai tháng thứ 5 có được quan hệ không?
Quan hệ tình dục là những lưu ý khi mang thai tháng thứ 5 quan trọng nhất. Vấn đề quan hệ tình dục vào tháng thứ 5 thai kỳ được rất nhiều người quan tâm. Nhiều chị em luôn có suy nghĩ quan hệ trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nhưng điều này là khá sai lầm.
Vào tháng thứ 5 thai kỳ thì chị em vẫn có thể thoải mái quan hệ tình dục mà không cần lo lắng các vấn đề liên quan tới em bé.
Quan hệ tình dục còn có tác động tích cực, giúp chị em giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, trị mất ngủ rất tốt.
Chỉ cần đảm bảo quan hệ không quá thô bạo, không thực hiện các tư thế khó dễ gây tai nạn hay các tư thế gây chèn ép lên bụng bầu là được.
Mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì?
Sau khi chấm dứt tình trạng thai nghén trong 3 tháng đầu, chị em ăn uống ngày càng ngon miệng hơn. Lúc này mẹ bầu hãy cố bổ sung dinh dưỡng để con phát triển khoẻ mạnh bằng cách nạp thêm các nhóm chất sau đây:
Protein |
Thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, đậu, các loại và ngũ cốc |
Sữa |
Sữa bầu |
Nước |
Đủ 2 lít nước mỗi ngày |
Kẽm |
Thịt gia cầm, trứng, hải sản, rau củ, các loại đậu |
Axit folic |
Măng tây, rau có màu xanh đậm |
Choline |
Sữa ít béo, tôm, bơ đậu phộng |
Cá hồi, hạt óc chó |
|
Sắt |
Hạt mè, bí ngô, hải sản, thịt đỏ |
Vitamin và khoáng chất |
Rong biển, các loại hạt, gan lợn, trái cây |
Chất xơ |
Cà rốt, cà chua, củ cải đường |
Nên làm gì khi mang bầu tháng thứ 5?
Dù đã đi được hơn nửa chặng đường mang thai, nhưng chắc hẳn nhiều mẹ bầu vẫn gặp nhiều trở ngại khi cơ thể thay đổi quá nhiều, gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Dưới đây là một vài lời khuyên giúp chị em vượt qua tháng thứ 5 thai kỳ một cách dễ dàng hơn:
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
- Không đứng, ngồi hay nằm một tư thế quá lâu, khi nằm và ngồi cũng nên chọn tư thế thích hợp. Không ngồi vắt chân, ngồi xổm, khi nằm thì tốt nhất nên nằm nghiêng bên trái.
- Khi ngủ, tốt nhất hãy chuẩn bị thêm gối ôm bà bầu hay gối gác chân.
- Khi thay đổi tư thế cần thực hiện chậm rãi, tránh chóng mặt, ngất xỉu hay hạ huyết áp.
- Đệm ngủ không được quá cứng hay mềm, dễ làm trầm trọng thêm tình trạng đau lưng.
- Nếu quá đau lưng có thể sử dụng túi chườm hoặc áo nịt đỡ bụng cho mẹ bầu.
- Không làm việc nặng, không làm quá sức hay làm liên tục, cần có thời gian nghỉ ngơi xen kẽ.
- Xây dựng thực đơn tháng thứ 5 cho bà bầu. Đảm bảo thực đơn luôn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như protein, sắt, canxi, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất khác…
- Mẹ bầu thường khá nhanh đói, nên luôn chuẩn bị đồ ăn nhẹ trong túi để bổ sung khi cần thiết.
- Nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, có cảm giác chóng mặt thì cần nằm xuống nghỉ ngơi ngay, tránh bị ngất xỉu.
- Nếu thường xuyên bị đau đầu hay ngất thì cần đi khám bác sĩ ngay.
- Chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, không đi giày cao gót để tránh té ngã, không kiễng chân để với đồ trên cao.
- Đảm bảo không gian sinh sống trong lành, thoáng mát, tránh những nơi ồn ào, nóng nực.
Thực hiện các biện pháp trên, chắc hẳn giai đoạn mang thai tháng thứ 5 của mẹ bầu sẽ trôi qua một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Hy vọng qua nội dung trong bài viết này, chị em đã có cái nhìn chi tiết hơn về những lưu ý khi mang thai tháng thứ 5 và có sự chuẩn bị cho giai đoạn mang thai sắp tới.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả