Bị chuột rút khi mang thai là hiện tượng không hiếm đối với các bà bầu, tuy không gây nguy hiểm nhưng cũng để lại không ít phiền toái, mệt mỏi. Chuột  rút gây ra các cơn co thắt tạm thời và đột ngột làm đùi, bắp chân bị đau. Đây cũng là lý do mà Huong.vn muốn giới thiệu đến chị em cách chữa chuột rút dưới đây. 

Tại sao bị chuột rút khi mang thai?

Theo thông tin từ Báo tuổi trẻ, nguồn từ Trung tâm Truyền thông sức khoẻ trung ương, xuất bản ngày 31/10/2016:

“Chuột rút gây ra cảm giác đau bởi sự co rút đột ngột, thường là co cơ và làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Đây là triệu chứng bệnh thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân, cơ bụng và sẽ rất nguy hiểm nếu đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa hoặc khi đang lái xe. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở chân, vào ban đêm”

Bà bầu thường bị chuột rút bắp chân, ngoài ra còn xuất hiện ở hông, gối nhưng ít hơn và sẽ kéo dài trong vài phút trước khi tự hết.

 chuột rút khi mang thai
Chuột rút khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút, ví dụ như:

  • Thai nhi càng lớn, trọng lượng cơ thể dồn lên chân của mẹ bầu càng nhiều. Lâu dần sẽ khiến việc lưu thông máu gặp khó khăn và xuất hiện tình trạng chuột rút.
  • Tử cung giản nở theo thời gian khiến các dây chằng và cơ bị kéo căng gây đau, khó vận động và chuột rút.
  • Đôi khi, tử cung mẹ bầu lớn lên nhưng lại không khớp với xương chậu, chèn vào dây thần kinh, mạch máu gây lên hiện tượng này..
  • Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, từ đó dẫn tới việc thiếu chất, thiếu vitamin, thiếu nước, từ đó bị rối loạn điện giải và gây chuột rút khi mang thai.
  • Cũng lý do thiếu dinh dưỡng, khi thai nhi cần canxi để phát triển hệ xương mà người mẹ không cung cấp đủ thì mẹ bầu sẽ bị thiếu canxi và rất dễ bị chuột rút.
Hữu ích dành cho bạn  Bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì không? Phải làm sao?

Ngoài các nguyên nhân thường gặp trên, cũng có thể bà bầu bị chuột rút khi mắc phải các bệnh lý khác như viêm ruột thừa, sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, viêm tụy, táo bón, khó tiêu… Thường biểu hiện chuột rút khi bị bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, để xác định được bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế.

Các dấu hiệu chuột rút khi có bầu

  • Chuột rút khi vừa bắt đầu ngủ 
  • Mẹ bầu bị chuột rút vào tháng thứ ba và tăng mức độ cơn đau lên thường xuyên. Tình trang này xuất hiện cả ban ngày và ban đêm
  • Giống như hiện tượng chuột rút thông thường, phụ nữ mang thai phải chịu các cơn co thắt ở chân, bắp chân, đùi. Tuy nhiên vào một thời điểm nào đó sẽ xảy ra các cơn chuột rút ở bụng. Việc này rất nghiêm trọng, có nguy cơ sảy thai nên chị em cần đến bác sĩ để được điều trị
  • Kèm theo triệu chứng chuột rút là các cơn đau bụng dữ dội và chảy nhiều máu

Bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì

Nguyên nhân bị chuột rút
Chuột rút có thể là do thiếu chất

80% phụ nữ mang thai đều xảy ra hiện tượng chuột rút, được gọi là triệu chứng căng cứng, đau đớn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến điều này rất có thể là do cơ thể mẹ bầu thiếu chất. Vậy bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì? 

Hữu ích dành cho bạn  Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 4

Thiếu Canxi 

Mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé và chất quan trọng nhất là canxi. Canxi đảm bảo xương khớp của trẻ chắc chắn. Để nạp đủ dưỡng chất này thì chị em cần xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh. 

Tuy nhiên một khi canxi truyền qua thai nhi thì đồng nghĩa với việc người mẹ bị thiếu hụt trầm trọng. Đó là lý do xuất hiện các cơn co rút. Để tránh trường hợp này xảy ra thì nên bổ sung canxi từ 1.500 – 2.000mg trong 1 ngày. 

Thiếu chất điện giải 

Chất điện giải chính là lượng nước bên trong cơ thể. Khi mang thai, chị em thường trải qua triệu chứng ốm nghén, nôn mửa khiến cơ thể thiếu chất, mất nước và mệt mỏi. Đặc biệt là hao hụt các chất như Natri, Kali – các chất liên quan đến hoạt dộng cơ bắp và quyết định có bị chuột rút hay không. 

Cách giảm đau khi bà bầu bị chuột rút

Chuột rút
Chuột rút chân

Khi cơn chuột rút diễn ra, bà bầu không có cách nào khác ngoài việc cố gắng giảm đau và khiến cơn chuột rút nhanh chóng qua đi. Đầu tiên, mẹ bầu cần duỗi thẳng chân và uống cong ngón chân về phía cơ thể thật căng, nếu được hãy nhờ người hỗ trợ thực hiện động tác này.

Khi cơn đau qua đi, cần nhanh chóng xoa bóp chân, phần bắp đùi và dùng khăn ấm để chườm, giảm căng thẳng ở vị trí bị chuột rút.

Phòng tránh chuột rút ở bà bầu

Mẹ bầu cần uống nhiều nước
Mẹ bầu cần uống nhiều nước

Chuột rút rất khó chịu, bởi vậy thay vì tìm cách giảm đau khi bị chuột rút, bạn nên chủ động phòng tránh để bà bầu ít hoặc không bị tình trạng này làm phiền.

Hữu ích dành cho bạn  Thai 3 tuần siêu âm có thấy không, bé phát triển ra sao?

Chỉ những thay đổi nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhưng lại rất hiệu quả đấy:

  • Đầu tiên là thay đổi chế độ dinh dưỡng, bà bầu cần được ăn nhiều, đủ chất hơn. Đặc biệt trong thực đơn phải đầy đủ canxi, vitamin và chất điện giải, các thực phẩm nên ăn là hải sản, rau xanh và các chế phẩm từ sữa. Nếu không có kinh nghiệm, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
  • Bổ sung nước đầy đủ, trong thời gian mang thai, mẹ cần bổ sung 2.5 lít nước mỗi ngày, cùng với đó là không được nhịn tiểu, gây áp lực cho bàng quang.
  • Hạn chế lao động nặng, nên ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn. Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, massage.
  • Ngâm chân vào nước ấm để giảm áp lực cho cơ.
  • Không ngồi hoặc đứng 1 tư thế quá lâu sẽ gây ảnh hưởng tới cột sống, không vắt chéo chân khi ngồi vì dễ gây tắc nghẽn mạch máu.
  • Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ để phòng ngừa táo bón, đầy bụng, qua đó giảm áp lực cho xương chậu.
  • Khi nằm ngủ không nằm nghiêng qua bên phải mà là nghiêng qua bên trái để máu dễ lưu thống, chân tay cần được kê bằng gối mỏng.
  • Quần áo khi mang cũng phải thoáng mát, không được bó chật khiến khó vận động.
  • Tắm bằng nước ấm để giữ nhiệt cho cơ thể.

Thực hiện những biện pháp trên đều đặn, khoa học, bà bầu sẽ giảm thiểu hiện tượng bị chuột rút khi mang thai khá nhiều. Nếu không hiệu quả và tình trạng nghiêm trọng hơn, có thể mẹ bầu đã mắc phải bệnh lý nào đó, cần được đưa tới cơ sở y tế để được thăm khám và chuẩn đoán kỹ càng hơn.

Hy vọng qua bài viết này, chị em đã hiểu rõ hơn và có thể phòng tránh được chuột rút khi mang thai. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top