Đau lưng khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp, hầu như bà bầu nào cũng từng trải qua. Có thể nguy hiểm hoặc không nhưng chắc chắn sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và kích thước của thai nhi ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận động của cơ thể, gây nên hiện tượng đau lưng khi mang thai.

Vậy tình trạng bà bầu bị đau lưng có nguy hiểm không?

Nguyên nhân là gì?

Cách phòng tránh và chữa trị ra sao?

Chúng ta cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Biểu hiện đau lưng khi mang thai

Theo các chuyên gia, có từ 50 – 80% chị em bị đau lưng khi mang thai, trong đó phần lớn xuất hiện vào nửa cuối thai kỳ, khi thai nhi và bụng đã có kích thước lớn.

Trong đó các biểu hiện thường thấy của đau lưng thai kỳ là:

  • Đau thắt lưng (vùng ngang lưng)
  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu
  • Đau lưng về đêm.

Để xác định được chính xác việc đau lưng là do mang thai hay đến từ các bệnh lý khác, các mẹ bầu cần nhờ đến sự thăm khám của bác sĩ, qua đó có sự chuẩn đoán chính xác nhất.

Tại sao bà bầu hay bị đau lưng?

Hiện tượng đau lưng khi mang thai hầu hết đến từ việc thay đổi bên trong cơ thể, ngoài ra cũng có một vài nguyên nhân là do không cẩn thận trong đi đứng, sinh hoạt.

Căng cơ lưng

Khi thai nhi lớn và bụng to ra, trọng lượng của cơ thể bị dồn tới trước khiến tư thế đứng và sinh hoạt của chị em sẽ hơi cong về trước.

Lúc này cơ lưng sẽ phải hoạt động nhiều hơn, kéo cơ thể về phía sau để giữ được thăng bằng cơ thể, từ đó dẫn tới tình trạng căng cơ lưng và gây nhức mỏi.

Hữu ích dành cho bạn  Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Khi đau lưng do căng cơ, thai nhi càng lớn thì cơ càng phải hoạt động nhiều, do đó sẽ đau nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn tới đau lưng khi mang thai.

Yếu cơ bụng

Tương tự nhu cơ lưng, khi thai nhi và bụng to ra thì các cơ ở vùng bụng sẽ bị căng ra và yếu đi.

Cơ bụng lại là bộ phận hỗ trợ không thể thiếu trong hoạt động của cột sống và vùng lưng.

Bởi vậy, khi cơ bụng yếu và phải hoạt động nhiều thì bà bầu rất dễ bị đau lưng.

Sự thay đổi hormone

Trong suốt thời gian thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu sẽ liên tục sản sinh ra các hormone để hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng thai nhi và sinh nở.

Trong đó có một loại hormone giúp các dây chẳng ở khớp xương chậu được nới lỏng, giúp xương chậu mở lớn để quá trình sinh dễ dàng hơn.

Tuy vậy, việc nới lỏng dây chằng này lại khiến các khớp xương lỏng lẻo và dễ gây hiện tượng đau lưng

Vận động, sinh hoạt sai tư thế

Trong quá trình sinh hoạt, vận động quá mạnh, không đúng tư thế, nhất là tư thế ngủ cũng khiến mẹ bầu dễ bị đau lưng.

Không chỉ vậy, việc chọn lựa trang phục như giày cao hót, ngủ trên nền cứng, ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động cũng là các nguyên nhân phổ biến gây đau lưng khi mang thai.

Bà bầu bị đau lưng chủ yếu vì bị căng cơ
Bà bầu bị đau lưng chủ yếu vì bị căng cơ

Phòng tránh hiện tượng đau lưng khi mang thai

Là hiện tượng khó tránh khỏi, nhưng mẹ bầu vẫn có thể hạn chế việc đau lưng khi mang thai chỉ với một chút thay đổi trong lối sống, sinh hoạt.

Những thói quen sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ bầu:

  • Chọn nệm nằm: thời gian nghỉ ngơi rất quan trọng với mẹ bầu, do đó hãy cố gắng tạo một cảm giác thoải mái nhất. Hãy lựa chọn một tấm nệm phù hợp, không quá mềm cũng không quá cứng, hãy đảm bảo cảm giác thoải mái nhất khi bạn nằm nghỉ ngơi.
  • Không cúi người quá thấp: nếu muốn nhặt đồ gì đó, hãy ngồi xuống và giữ cột sống thẳng. Việc bạn cúi xuống quá phần thắt lưng có thể khiến cơ lưng và cơ bụng bị căng quá nhiều, gây đau lưng.
  • Ghế và tư thế ngồi: khi nghỉ ngơi hay làm việc, bà bầu không nên ngồi một tư thế quá lâu, thi thoảng hãy đứng lên đi lại để các cơ được co duỗi. Ngoài ra, hãy chọn loại ghế có phần tựa lưng uốn cong, mềm mại để lưng không bị khó chịu, nếu được hãy đặt một chiếc gối nhỏ phía sau.
  • Tư thế ngủ: mẹ bầu hãy cố gắng nằm nghiêng bên trái khi ngủ, thi thoảng nếu quá mỏi có thể đổi bên một lát. Tốt nhất là hãy dùng gối ôm bà bầu, gối kẹp giữa 2 chân, gối kê bụng để tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ, không ảnh hưởng đến cột sống.
  • Chọn đúng loại giày: hãy chú ý đến loại giày bạn đi, tốt nhất là hãy chọn loại giày hơi nâng đế một chút. Bởi loại đế bằng thì thường không đảm bảo cân bằng, còn cao gót thì lại dễ gây tai nạn, té ngã, rất nguy hiểm trong thời gian mang thai.
  • Tập thể dục: hãy tập thể dục đều đặn, áp dụng các bài tập lưng hay yoga nhẹ nhàng, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, sẽ hạn chế tình trạng đau lưng khi mang thai rất nhiều.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có sự chẩn bị tốt nhất trong suốt thai kỳ.
Hữu ích dành cho bạn  Thai 3 tuần siêu âm có thấy không, bé phát triển ra sao?

Các bài tập giảm đau lưng khi mang thai

Nếu đang bị các cơn đau lưng làm phiền, mẹ bầu có thể thử các bài tập hay các mẹo nhỏ dưới đây, tình trạng sẽ được cải thiện.

Đứng thẳng

Đứng thẳng người sẽ giúp các cơ được kéo dãn tự nhiên, qua đó hạn chế tình trạng căng cơ gây đau lưng, bài tập này khá đơn giản.

Chị em đứng với tư thế gập vai lại, nâng lồng ngực lên, đầu giữ thẳng sao cho tai thẳng hàng với vai.

Bắt đầu co cơ bụng lại và đứng sao cho lưng giữ thẳng.

Thực hiện vài nhịp rồi nghỉ ngơi là được.

Duỗi thẳng vùng lưng dưới

Với phương pháp này, các cơ lưng sẽ được tăng cường, giúp chị em làm việc nặng một chút mà không gặp vấn đề gì.

Đầu tiên, mẹ bầu cần giữ tư thế quỳ bằng cả tay và đầu gối, khuỷu tay hơi gập và lưng giữ thẳng, nhớ lót thảm để không bị đau đầu gối nhé.

Tiếp đó, chị em co cơ bụng lại đồng thời duỗi tay phải ra phía trước, duỗi chân trái ra phía sau.

Giữ nguyên trong vòng 5 giây sau đó thực hiện tương tự với tay trái và chân phải.

Lặp lại 10 – 20 lần.

Bài tập nghiêng vùng khung chậu

Bài tập nghiêng khung chậu sẽ giúp các cơ bụng khỏe khoắn hơn, giảm đau lưng hiệu quả.

Lót thảm và quỳ bằng cả tay và chân, khuỷu tay giữ hơi cong, lưng giữ thẳng.

Hữu ích dành cho bạn  12+ dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên chính xác nhất

Bắt đầu co cơ bụng và xoay vùng khung chậu sao cho xương cụt của bạn hướng về phía sàn nhà.

Giữ trong vòng 5 giây rồi thả ra, lặp lại 10 – 20 lần.

Rất đơn giản đúng không nào.

Bài tập căng cơ lưng dưới

Bài tập căng cơ lưng dưới tập luyện cho phần cơ lưng dẻo dai, từ đó tránh hiện tượng căng cơ, nhất là khi chị em phải hoạt động mạnh.

Quỳ trên thảm với tư thế cả tay và chân sao cho đầu gối và 2 tay vuông góc với sàn nhà. Đầu, vai và lưng thẳng hàng.

Thả lỏng đầu cho cúi xuống đồng thời hóp bụng và cong nhẹ lưng lên phía trên.

Giữ tư thế trong khoảng 5 giây rồi thả lỏng, thực hiện lặp lại từ 10 – 20 lần.

Châm cứu hoặc nắn khớp xương

Theo nhiều nghiên cứu thì việc châm cứu và nắn khớp xương có thể làm giảm hiện tượng đau lưng khi mang thai.

Tuy nhiên các phương pháp trên đòi hỏi trình độ của người châm cứu khá cao, do vậy mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Các bài tập hạn chế đau lưng khá hiệu quả
Các bài tập hạn chế đau lưng khá hiệu quả

Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng, dùng thuốc giảm đau không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc chuyện đau lưng có nên đấm lưng hay không.

Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho biết đấm lưng có tác động mạnh và không khuyến cáo cho người mang thai, nhất là 3 tháng đầu. Thay vào đó mẹ bầu có thể chọn các phương pháp như chườm nóng, massage, thoa dầu để giảm sự khó chịu.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường vẫn có các loại thuốc giảm đau phù hợp với mẹ bầu bị đau lưng như Paracetamol, Efferagan hoặc các loại cao dán như Salonpas… tuy nhiên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Khi nào cơn đau lưng trở nên nguy hiểm?

Nếu hiện tượng bà bầu bị đau lưng chỉ diễn ra với tần suất ít, đau nhẹ thì không có gì phải lo lắng, chỉ cần thực hiện các hướng dẫn phía trên là được.

Tuy nhiên, nếu gặp các biểu hiện dưới đây thì bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời:

  • Cơn đau càng lúc càng tăng
  • Đau lưng liên tục không có dấu hiệu chấm dứt
  • Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu.
  • Đau lưng kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo, co thắt mạnh…

Trên đây là các thông tin về đau lưng khi mang thai mà có thể mẹ bầu sẽ cần. Dù là hiện tượng thường gặp khi mang thai nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan mà lơ là tới sức khỏe.

Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top