Sau một đêm ngủ ngon giấc, cơ thể chúng ta thức dậy với cái dạ dày trống rỗng, vì đã tiêu ngốn hết năng lượng nạp vào từ bữa tối hôm trước. Vì lẽ đó mà các món ăn sáng là vô cùng quan trọng cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể để khởi đầu một ngày mới. Vì thế một bữa ăn sang chuẩn
Và việc tự chuẩn bị bữa sáng thịnh soạn cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình là một nét văn hóa rất đẹp của người việt.
33 Cách làm các món ăn cho bữa sáng lành mạnh
Bữa sáng là bữa ăn cần thiết để nạp năng lượng và sẵn sàng cho công việc ngày mới. Vì thế việc lựa chọn những món ăn để dùng trong bữa sáng cũng cần được quan tâm.
Các món ăn sáng nên đươc tự tay làm tại nhà để vừa ngon, dinh dưỡng lại đảm bảo vệ sinh. Vậy, bữa sáng nên nấu món gì đơn giản, nhanh chóng mà vẫn thơm ngon và đầy đủ dưỡng chất. Hãy cùng tham khảo các món ăn sáng dễ làm dưới đây của Bà Bầu Năng Động nhé!
1.Tầm quan trọng của các món ăn sáng
a. Vai trò của bữa ăn sáng
Cuộc sống hiện đại ngày càng hối hả bon chen hơn, nhiều người thường không coi trọng bữa ăn sáng, chỉ ăn qua loa cho kịp giờ đi học hay đi làm. Nhưng sự thực thì:
- Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người không chú ý đến bữa sáng sẽ có tuổi thọ trung bình bị rút ngắn từ 2,5-3 năm, do đó không ăn sáng chính là bạn đang rút ngắn thời gian sống của chính bản thân mình.
- Các chuyên gia dinh dưỡng còn chỉ ra rằng giá trị của các món ăn sáng chiếm đến 30 – 40% tổng năng lượng làm việc cho cả ngày, do đó việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn sáng là điều rất cần thiết.
Thưởng thức các món ăn sáng cùng nhau cũng là cách để gắn kết hơn tình thân
b. 8 lợi ích của việc ăn sáng
- Bổ sung năng lượng: Sau 1 đêm dài, ” lắm mộng, nhiều mơ”, cơ thể đã tiêu hao hết năng lượng từ bữa tối hôm trước. Vì thế để có đủ năng lượng và sự tỉnh táo cho ngày mới cần phải ăn sáng. Việc bỏ bữa ăn sáng là nguyên nhân chính khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, mất tập trung cả ngày.
- Ăn sáng bảo vệ hệ tiêu hóa: Sau một đêm dài dạ dày trống rỗng. Mặc dù, không bổ sung thức ăn nhưng dạ dày vẫn hoạt động rất dễ khiến bạn bị đau dạ dày. Buổi sáng cũng là thời điểm tốt để cơ thể hấp thụ vitamin, khoáng chất tốt nhất.
- Duy trì sức khỏe tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bữa ăn sáng rất quan trọng với sức khỏe tim mạch. Những người duy trì thói quen ăn sáng sẽ có mức cholesterol thấp hơn, kích thước vòng eo cũng nhỏ hơn và đặc biệt mức insulin trong máu cũng ổn định hơn.
- Giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường: Những người thường bỏ bữa sáng, sẽ có xu hướng ăn bù quá mức các bữa khác trong ngày, dẫn đến ăn nhiều hơn, ít dinh dưỡng hơn. Do đó, có thể tàn phá mức độ insulin trong máu. Theo nhiều nghiên cứu, những đối tượng không ăn vào buổi sáng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 21% so với những người dành thời gian ăn sáng thường xuyên và đầy đủ.
- Kiểm soát việc tăng cân: Các món ăn sáng giúp hệ thống trao đổi chất làm việc ổn định. Từ đó giúp cho việc đốt cháy chất béo sẽ tăng lên, góp phần đáng kể trong việc hạn chế tăng cân.
- Cải thiện khả năng tập trung: Sự thật là, bạn không thể tập trung học tập hay làm việc với cái dạ dày đang “gào khóc” vì đói.
- Tăng tuổi thọ: Theo một số nghiên cứu, duy trì bữa ăn sáng đầy đủ dưỡng chất cũng là một cách gián tiếp góp phần đáng kể giúp kéo dài tuổi thọ của chính bạn.
2. Một số lưu ý để ăn sáng đúng cách, tốt cho sức khỏe
a. Thời gian ăn bữa sáng hợp lý, khoa học
Tùy thuộc vào tính chất công việc, cùng thói quen sinh hoạt của từng người nhưng khoảng thời gian ăn sáng hợp lý nhất là thời gian từ 6h – 8h30 sáng
B. Những loại thực phẩm tốt cho các món ăn sáng lành mạnh
Một bữa ăn sáng hợp lý cần có đầy đủ tinh bột, protein, rau xanh và hoa quả và càng lý tưởng hơn nếu thay phiên bổ sung các loại hạt ngũ cốc, hạt dẻ, yến mạch, hạnh nhân, Yaourt…Những thực phẩm này giúp giảm cholesterol trong máu, giảm béo và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
c. 10 thực phẩm nên tránh ăn vào buổi sáng
- Tránh ăn thức ăn quá nhiều đường và dầu mỡ: những thực phẩm này rất khó dung nạp, ăn vào bữa sáng lại càng khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi và đặc biệt rất dễ tăng cân.
- Tránh ăn dứa vào buổi sáng: vì dứa tác dụng rất nhanh với các enzyme mạnh. Ăn dứa khi bụng đói sẽ làm đau dạ dày, vì trong thơm dứa có chứa rất nhiều axit. Các loại trái cây nói chung tốt nhất nên ăn sau bữa ăn tầm 1 giờ nhé.
- Tránh ăn và uống đồ lạnh vào buổi sáng: Vào buổi sáng sớm, dạ dày vẫn đangở trạng thái trống rỗng và mong manh, nếu bạn đột nhiên ăn uống đồ uống lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ này sẽ gây kích thích đường tiêu hóa và khiến cơ quan tiêu hóa bị co bóp đột ngột.
- Trong chuối có chứa rất nhiều kali giúp ngủ ngon, ngoài ra còn chứa cả magiê. Nhưng nếu ăn khi bụng đói, lượng magiê trong máu đột nhiên tăng lên làm ảnh hưởng đến chức năng tim và dạ dày
- Tránh uống sữa tươi vào sáng sớm: Buổi sáng uống sữa là điều nhiều người vẫn thường làm .Tuy nhiên, với những người không dung nạp được lactose có trong sữa có thể gây khó chịu cho dạ dày, dễ gây đầy bụng hoặc bị tiêu chảy.
- Tránh ăn đồ ăn vặt như snack, bim bim vào bữa sáng vì chúng cung cấp ít năng lượng nên sẽ khiến bạn nhanh đói
- Tránh ăn đồ quá cay vào sáng sớm bạn nhé: Thức ăn quá cay kích thích và dễ gây tổn thương dạ dày lắm đấy
- Tránh ăn thức ăn để qua đêm: chúng không chỉ lạnh, cứng khó ăn mà quan trọng hơn, một số thực phẩm còn sinh ra vi khuẩn dẫn đến các bệnh về tiêu hóa. Nếu thức ăn trong trong tủ lạnh để qua đêm cần hâm nóng trên lò vi sóng hoặc nấu lại trước khi ăn.
- Ngoài ra, đồ ăn đường phố cũng là nguyên nhân dễ lây bệnh do bụi bặm, virus trong không khí và khâu chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Tốt nhất nên ăn ở nhà nhé.
Kết
“ăn sáng như vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như ăn mày”. Các món ăn sáng đầy đủ dưỡng chất là rất cần thiết cho sức khỏe. Vì vậy bạn hãy thường xuyên chế biến các món ăn sáng để đảm bảo dinh dưỡng cũng như an toàn cho các thành viên gia đình mình nhé!
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả