Trong giai đoạn thai kỳ, việc cơ thể thay đổi theo sự phát triển của thai nhi khiến cho các bà bầu thường gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đó khó thở là hiện tượng mà một số mẹ bầu hay gặp phải vào thời điểm gần sinh. Đây là triệu chứng không thể xem thường mà mẹ bầu nào cũng cần tìm hiểu thật kĩ để điều trị kịp thời. Bài viết hôm nay Huong.vn sẽ mách cho bạn biết bà bầu khó thở phải làm sao, từ đó tìm cách chữa trị nhé!
Nguyên nhân bà bầu khó thở 3 tháng cuối
Vào giai đoạn mang thai, có nhiều sự thay đổi trong cơ thể, cùng với đó là việc sức đề kháng giảm sút khiến cho các bà bầu hay gặp những vấn đề về sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu khó thở 3 tháng cuối như:
Tử cung phát triển
Từ sau tháng thứ 4, tử cung sẽ bắt đầu phát triển rõ rệt, khu vực này lớn dần lên và gây sức ép lên cơ hoành. Cơ hoành lại là bộ phận quan trọng trong hoạt động của phổi, do đó, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở khi cơ hoành bị chèn ép, nhất là vào những tháng cuối, khi thai nhi có kích thước lớn.
Sự thay đổi hormone
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh rất nhiều hormone progesterone, đây là một hormone progesterone khá bình thường, chỉ hỗ trợ cho quá trình mang thai. Nhưng khi sản sinh hormone này thì nó lại kèm theo biểu hiện là khó thở, thở không thoải mái, biểu hiện trên càng rõ rệt vào giai đoạn cuối, khi sắp sinh nở.
Tích nước
Khi mang thai, nhất là những tháng cuối thì các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng phù nề do tích nước. Khi bị phù nề, các bộ phận trong cơ thể như phổi, xoang mũi sẽ bị ảnh hưởng nhiều, gây ra tình trạng khó thở.
Thiếu máu
Tình trạng thiếu máu rất thường gặp ở các chị em mang thai, khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nếu tình trạng kéo dài, sức khỏe của mẹ bầu sẽ suy giảm, kèm theo đó là các biểu hiện như mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt và khó thở…
Lúc này, bạn cần phải có biện pháp để thay đổi chế độ ăn cho bà bầu trong 3 tháng cuối để đáp ứng được lượng dưỡng chất đúng nhu cầu.
Tim hoạt động nhiều
Giai đoạn cuối thai kỳ, tim phải hoạt động rất nhiều để cung cấp đủ máu cho thai nhi. Việc này cũng khiến bà bầu có cảm giác mệt mỏi và khó thở.
Bệnh hen suyễn
Nếu bà bầu bị hen suyễn thì khi mang thai, cơ thể yếu ớt có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng tình trạng khó thở khi mang thai những tháng cuối khiến bà bầu gặp không ít khó khăn, mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày.
Do đó cần có những thay đổi để hạn chế tình trạng này xảy ra.
Bà bầu khó thở có nguy hiểm không?
Bà bầu khó thở phải làm sao? Có nguy hiểm không? Hầu hết các bà bầu đều phải trãi qua cảm giác khó thở, việc này làm người mẹ thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt. Nếu rơi vào tình trạng này chị em cần hết sứuc bình tĩnh và không có gì phải lo sự. Hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn đủ dưỡng chất, vận động nhẹ và cố gắng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, bất cứ khi nào thì triệu chứng khó thở cũng đe dọa sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó mẹ bầu hãy phân biệt được các dấu hiệu sau đây:
Dấu hiệu khó thở bình thường
- Khó thở ở thời điểm 3 tháng đầu
- Đi kèm với khó thở là buồn nôn, chán ăn
- Khó thở bởi kích thước bụng ngày càng to
Triệu chứng khó thở bất thường
Một số trường hợp bà bầu khó thở cần đến bệnh viện:
- Rối loạn nhịp tim, đập liên hồi
- Ho ra máu, dai dẳng, không dứt
- Ngực bị đè nắn, tức ngực
- Cơ thể suy nhược, dễ ngất xỉu
- Da dẻ tái xanh, kém sức sống
- Sốt cao
- Hen suyễn nặng
Bà bầu khó thở phải làm sao?
Bà bầu khó thở phải làm sao? Ngoài các lý do khó thở vì bệnh lý, thì việc khó thở do cơ thể thay đổi khi mang thai không thể điều trị dứt điểm được. Nhưng yên tâm, bạn vẫn có thể hạn chế và khiến cơ thể thoải mái hơn bằng các biện pháp khá đơn giản.
Thở bằng miệng
Thở bằng miệng sẽ dễ dàng hơn là thở bằng mũi, do đó nó cũng khiến cho mẹ bầu giảm đi sự khó chịu trong việc khó thở. Cách thực hiện là bạn thở chậm, hít vào bằng mũi và hé miệng rồi thở dần ra. Thực hiện lặp lại tầm 5 – 10 phút.
Thở bằng bụng
Bạn có thể tập thở chậm và thở bằng bụng thay vì bằng ngực. Cách thực hiện đơn giản là nằm ngửa, hít sâu cho phổi và bụng căng đầy trong khi ngực giữ nguyên.
Tiếp đó bạn giữ hơi thở trong bụng vài giây rồi thở ra thật chậm. Thực hiện lặp đi lặp lại tầm 5 – 10 phút.
Giữ tâm lý thoải mái
Tâm lý lo lắng bất an cũng là một trong những nguyên nhân gây thở gấp, khó thở cho các bà bầu. Do đó, hãy cố thư giãn, loại bỏ các công việc gây căng thẳng ra khỏi cuộc sống hàng ngày.
Có được một tâm lý thoải mái, cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Theo dõi chặt chẽ
Đối với các mẹ bầu có sẵn các vấn đề về hô hấp như viêm xoang, hen suyễn, khi bị khó thở cần phải đặc biệt chú ý, quan sát kỹ các biểu hiện. Nếu có bất kỳ sự thay đổi xấu nào, hãy đưa mẹ bầu tới trung tâm y tế để được thăm khám ngay.
Chú ý trong các tư thế hoạt động
Các tư thế khi sinh hoạt cũng ảnh hưởng nhiều tới tình trạng khó thở khi mang thai. Cụ thể, bà bầu nên ngồi thẳng, hơi hướng vai về phía sau để phổi và cơ hoànhđược giải phóng nhiều hơn khỏi sức ép. Nếu được, hãy sử dụng một chiếc ghế dựa để nghỉ ngơi thay vì nằm quá nhiều, bởi nằm nhiều em bé có thể chèn ép lên cơ hoành.
Ngoài ra, các mẹ cũng cần tránh mang vác đồ nặng, kê cao gối, cao chân khi ngủ để máu lưu thông dễ hơn. Trang phục khi mặc của mẹ bầu cũng cần rộng rãi, thoáng mát, tránh các trang phục gây chèn ép lên phần ngực, sẽ khiến mẹ bầu khó thở.
Cùng với việc đảm bảo thực hiện các thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày, việc theo dõi và phát hiện các biểu hiện nguy hiểm cũng quan trọng không kém. Hãy theo dõi thường xuyên, đưa mẹ bầu tới cơ sở ý tế ngay nếu có các biểu hiện dưới đây:
- Thở nặng nề, trống ngực đập liên tục
- Nhịp tim không đều, tăng giảm đột ngột
- Cảm giác ngực bị đau
Hy vọng với những chia sẻ trên các mẹ bầu sẽ biết được bà bầu khó thở phải làm sao, từ đó có thêm kinh nghiệm để tự mình xử lý. Dù bất kì triệu chứng nào thì chị em cũng nên cẩn thận, thăm khám thai nhi theo định kì thường xuyên là cách tốt nhất bảp vệ cả bạn và con trẻ.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả