Siêu âm thai nhiều có tốt không là câu hỏi được nhiều chị em băn khoăn, bởi ai cũng mong muốn được theo dõi con lớn lên trong bụng càng nhiều càng tốt.
Siêu âm là biện pháp khá quen thuộc, giúp bác sĩ và mẹ bầu có thể theo dõi, kiểm tra sức khỏe của thai nhi trong bụng.
Nhiều mẹ bầu nôn nóng muốn theo dõi sự phát triển của con nhiều hơn, tuy nhiên lại lo lại việc siêu âm nhiều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé.
Vậy siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về siêu âm thai qua những thông tin dưới đây.
Siêu âm thai là gì?
Siêu âm là phương thức sử dụng sóng âm thanh ở tần số cao để chuẩn đoán và dựng lại hình ảnh truyền lại.
Siêu âm đường dùng trong nhiều phương pháp chuẩn đoán y học, trong đó có khám thai.
Hiện nay có nhiều phương thức siêu âm như siêu âm trắng đen thường quy, siêu âm Doppler màu và siêu âm 3D, 4D… dựa trên cốt lõi là siêu âm trắng đen.
Siêu âm trắng đen thường quy
Sau khi phát ra sóng siêu âm, các bộ phận bên trong cơ thể mẹ bầu sẽ phản hồi lại. Mỗi bộ phận sẽ có cấu trúc và hiện thị lên màn hình khác nhau, từ đó bác sĩ sẽ phân biệt đươc hình ảnh của các bộ phận trong cơ thể như gan, thận, ruột và thai nhi…
Siêu âm Doppler màu
Vẫn là sử dụng sóng siêu âm, nhưng siêu âm Doppler màu sử dụng kỹ thuật tập trung vào để phát hiện dòng chảy, hướng và vận tốc của dòng chảy.
Nhờ đó, đây là công cụ để bác sĩ phát hiện các vấn đề về mạch máu, tim thai sớm, qua đó có hướng xử lý kịp thời.
Siêu âm thai 3D – 4D
Tương tự như siêu âm trắng đen, nhưng sóng siêu âm sẽ được phản hồi từ nhiều hướng, qua đó phác họa lên đầy đủ hình ảnh của thai nhi.
Siêu âm 3D – 4D rất hữu ích trong việc dựng lại cấu trúc mặt, cấu trúc tim thai một cách chính xác.
Siêu âm thai nhiều có tốt không?
Hiện nay, chưa có bất kỳ một bằng chứng khoa học nào cho thấy siêu âm gây hại cho thai nhi. Và trên thực tế thì sóng siêu âm vượt qua ngưỡng nghe là hoàn toàn vô hại.
Riêng đối với phương pháp siêu âm Doppler màu có tác dụng nhiệt, chị em nên tránh dùng phương pháp này khi thai chưa được 10 tuần tuổi bởi đây là giai đoạn khá nhạy cảm.
Ngoài trường hợp trên thì chị em có thể siêu âm cho bé mà không cần lo lắng gì.
Tuy vậy, lạm dụng siêu âm nhiều cũng không phải là tốt, vừa tốn kém chi phí, lại không giúp ích được gì nếu chưa tới giai đoạn cần kiểm tra.
Bởi vậy tốt nhất là chị em chỉ nên khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các thời điểm cần siêu âm thai
Như đã nói ở trên, mặc dù siêu âm không gây hại, nhưng bạn không nên siêu âm liên tục, vừa lãng phí lại không thu được gì.
Dưới đây là những mốc quan trọng mà bạn cần siêu âm khi khám thai.
- Tuần 6 – 10: Sau khi có dấu hiệu mang thai, siêu âm giúp xác định bạn đã chắc chắn có thai hay chưa, thai đã vào tử cung chưa, tim thai phát triển chưa, thai đơn hay đôi… Nhìn chung là kiểm tra xem thai có hình thành tốt vào giai đoạn đầu hay không.
- Từ tuần 11 – 13: sau lần khám thai đầu tiên, bạn cần tái khám sớm. Lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ đo khoảng sáng sau gáy (double test), từ đó có thể phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể. Tuy vậy vẫn chỉ dừng lại ở dự đoán, chứ chưa có gì chắc chắn, nếu nghi ngờ thì bác sĩ sẽ yêu cần bạn kiểm tra kĩ hơn.
- Từ tuần 22 – 24: đây là giai đoạn trẻ đã hình thành các bộ phận của cơ thể như cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ quan sát và nắm được trẻ có phát triển bình thường, có bị mắc các dị tật cơ thể hay không.
- Từ tuần 30 – 32: siêu âm vào giai đoạn cuối của thai kỳ, giúp bác sĩ kiểm tra cấu trúc não, động mạch, tim, dây rốn, tình trạng nước ối… nói chung là những yếu tố quyết định, ảnh hưởng tới quá trình sinh nở sắp tới.
Siêu âm có phát hiện được dị tật thai nhi không?
Câu trả lời là CÓ và KHÔNG!
Siêu âm thai là công cụ hỗ trợ bác sĩ, qua đó bác sĩ có thể chuẩn đoán được những thay đổi của thai nhi thông qua hình ảnh. Từ đó có thể phát hiện các dị tật thai nhi bên ngoài.
Tuy nhiên, nếu các dị tật ở bên trong, thuộc về đột biến gen hay nhiễm sắc thể thì hình ảnh không thể hiện được.
Ngoài ra, siêu âm cũng không thể phát hiện được các bất thường đến từ hệ thân kinh trung ương, tim mạch, ví dụ như xuất huyết não, nhẵn não, chất xám não…
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi siêu âm thai nhiều có tốt không rồi.
Ngoài kiểm tra định kỳ, đừng quên chú ý tới lối sống và dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thời gian mang thai nhé.
Chúc mẹ và Bà Bầu Năng Động mạnh.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả