Dù mang thai lần đầu hay các lần sau thì mẹ bầu vẫn không tránh khỏi những vấn đề gặp phải trong thai kỳ. Do đó những điều cần biết khi mang thai lần đầu chính là sổ tay bổ ích giúp quá trình chăm sóc thai nhi gặp ít khó khăn, bất ngờ hơn. 

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Theo các chia sẻ kinh nghiệm mang thai lần đầu của chị em, không chỉ chờ tới khi mang thai, chị em cần chuẩn bị sẵn tâm lý và một vài điều trước khi có kế hoạch sinh con. 

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu cho mẹ bầu
Những điều cần biết khi mang thai lần đầu cho mẹ bầu

Các biểu hiện mang thai sớm nhất

Phát hiện mang thai sớm mang lại nhiều hữu ích, đặc biệt là việc phát hiện những bất thường ở thai nhi. Có rất nhiều các dấu hiệu mang thai dễ nhận biết, ví dụ như chậm kinh, ra máu âm đạo, ngực thay đổi, ốm nghén, đi tiểu nhiều, đầy bụng, táo bón…

Khi nhận thấy các biểu hiện trên, chị em nên mua que thử thai để kiểm tra ngay. Tuy nhiên, đôi khi việc quá mong ngóng có con lại khiến cơ thể chị em thay đổi, từ đó tạo ra các dấu hiệu mang thai giả. Bởi vậy, giữ tâm lý thoải mái là rất quan trọng trong việc sớm nhận biết dấu hiệu mang thai.

Nắm rõ lịch sử bệnh gia đình

Có rất nhiều bệnh lý có tính di truyền, hoặc người mẹ và cha mắc các bệnh truyền nhiễm có thể truyền sang con. Xác định rõ vấn đề trên giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nếu mang thai, chủ động phòng tránh và xử lý những tác động xấu đến với thai nhi.

Tiêm phòng trước khi mang thai

Bạn có biết, trong những tháng đầu mang thai, chỉ một cơn cảm cúm cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Tiêm phòng trước khi mang thai giúp mẹ bầu phòng tránh được các bệnh lý gặp phải trong quá trình mang thai, từ đó đảm bảo sự an toàn cho em bé trong suốt thai kỳ. Thông thường, chị em trước khi mang thai sẽ lên kế hoạch tiêm các loại vacxin như viêm gan B, thủy đậu, vacxin 3 trong 1, cúm, HPV…

Hữu ích dành cho bạn  Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Phải làm sao

Tùy loại vacxin mà có thời gian tiêm khác nhau, chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn. Không chỉ chuẩn bị tốt trước khi mang thai, chị em còn phải chú ý nhiều hơn trong cả thai kỳ để thai nhi phát triển khỏe mạnh và quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ.

Khám thai định kỳ

Một trong những điều cần biết khi mang thai lần đầu quan trọng nhất là phải khám thai định kì.  Điều bắt buộc đầu tiên là chị em cần tuân thủ lịch khám thai theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khám thai
Khám thai để nắm rõ sức khoẻ của bé

Ngoài theo dõi sự lớn lên của em bé, khám thai định kỳ còn giúp bác sĩ sớm phát hiện các biểu hiện bất thường của thai nhi, từ đó có hướng xử lý thích hợp, nhanh chóng. Khám thai còn giúp chị em nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình, qua đó có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp.

Nắm rõ các giai đoạn mang thai

Thời gian mang thai của chị em thường được chia làm 3 giai đoạn, thường được gọi là tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt kéo dài trong 3 tháng.Trong mỗi tám cá nguyệt, cơ thể chị em sẽ có những sự thay đổi để phù hợp với sự lớn lên của thai nhi.

Mỗi giai đoạn sẽ có chế độ dinh dưỡng, cách sinh hoạt, làm việc khác nhau, chị em hãy hỏi ý kiến bác sĩ để nắm rõ hơn.

Cách tính tuổi thai

Việc xác định chính xác thời gian trứng được thụ tinh là rất khó, nên tuổi của thai nhi được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Dựa vào cách tính trên mà bác sĩ sẽ đưa ra dự đoán cho ngày sinh nở để chị em có sự chuẩn bị, thường là vào tuần thứ 40.

Xác định giới tính thai nhi

Một trong những điều mẹ bầu háo hức nhất chính là giới tính thai nhi. Hiện nay, với kỹ thuật y tế hiện đại, bạn có thể xác định chính xác giới tính thai nhi từ tuần thứ 18 – 20, thậm chí là từ tuần 12.

Có nhiều phương pháp để xác minh như siêu âm, sinh thiết gai nhau, xét nghiệm máu… Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn phương pháp phù hợp nhất.

Những vấn đề gặp phải khi mang thai

Trong mỗi giai đoạn mang thai, chị em sẽ gặp những vấn đề khác nhau. Trong tam cá nguyệt thứ nhất là ốm nghén, kèm theo sự thay đổi nội tiết tố làm chị em dễ thay đổi tâm trạng, đau đầu, cáu gắt. Khi thai lớn, mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp các vấn đề xương khợp, chuột rút, đau lưng.

Ngoài ra, mẹ bầu còn bị ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, cụ thể là các vấn đề về đầy hơi, táo bón. Hãy có sự chuẩn bị tốt về cả tinh thần và sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt các vấn đề này nhé.

Hữu ích dành cho bạn  Bà bầu có nên rửa lá trầu không? Cách rửa an toàn

Ra máu thai kỳ

Ra máu âm đạo là một trong các dấu hiệu khi mang thai, thường sẽ chấm dứt sau một thời gian. Tuy nhiên tình trạng này đôi khi sẽ xuất hiện trở lại trong thai kỳ. Máu sẽ có màu hồng hoặc nâu và ra với số lượng ít, nhỏ giọt nên mẹ bầu không cần lo lắng.

Nếu tình trạng ra máu nhiều, liên tục và kèm đau bụng thì chị em cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Chuẩn bị tâm lý

Một trong các vấn đề mẹ bầu gặp phải khi mang thai là sự thay đổi tâm lý thất thường, chủ yếu bởi vì các áp lực phải chịu trong quá trình mang thai. Để đối phó, chị em cần chuẩn bị sẵn một tâm lý tích cực, đón nhận những khó khăn đó.

Ngoài ra, sự quan tâm, động viên của người thân là không thể thiếu để ổn định tâm lý cho mẹ bầu.

Cân nặng khi mang thai

Nhiều chị em có quan niệm, mẹ bầu ăn nhiều, tăng cân nhiều thì thai nhi khỏe mạnh, điều này hoàn toàn sai lầm. Việc nuôi dưỡng thai nhi được quyết định bởi chất lượng nhiều hơn là số lượng.

Đo cân nặng
Mang thai gây tăng cân

Ăn nhiều, nhưng không đủ chất, không có ích cho thai nhi thì chỉ làm mẹ bầu tăng cân, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường thai kỳ mà thôi.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lên một kế hoạch dinh dưỡng hợp lý. Đầy đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng như đạm, tinh bột, vitamin, chất xơ, canxi, tránh xa thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn hay chất kích thích để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. 

Thể dục đều đặn

Nên tập thể dục là một trong những điều cần biết khi mang thai lần đầu. Các vấn đề về xương khớp, cơ bắp, chuột rút luôn gây khó chịu cho mẹ bầu. Việc duy trì chế độ tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp chị em có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

Không chỉ giúp tránh xa các vấn đề xương khớp mà nó còn đảm bảo quá trình chuyển dạ của chị em diễn ra suôn sẻ.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Càng về cuối thai kỳ, chị em cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, việc quá tập trung vào công việc sẽ khiến chị em sao lãng và ảnh hưởng tới tâm lý, thể chất.

Đặc biệt nên tránh các công việc nặng, chú ý di chuyển nhẹ nhàng, chọn trang phục rộng rãi, thoải mái.

Giao tiếp với bé

Dù đang ở trong bụng mẹ, nhưng bé đã có thể cảm nhận và giao tiếp với bên ngoài. Do đó, mỗi khi nghỉ ngơi, hãy trò chuyện với bé, kể chuyện hay cùng bé nghe nhạc. Giao tiếp từ sớm sẽ kích thích và thúc đầy trí thông minh cho trẻ.

Hữu ích dành cho bạn  Bụng bầu 5 tháng to như thế nào? Điều cần biết

Chuyển dạ

Gần tới ngày sinh, hãy tham khảo bác sĩ về các dấu hiệu của việc chuyển dạ để có sự chuẩn bị tốt nhất. Nếu có dấu hiệu cơn chuyển dạ đến thì hãy đến ngay bệnh viện để sẵn sàng sinh nở.

Chuyển dạ ở bà bầu
Chuyển dạ có cảm giác đau đớn

Thời điểm gần sinh, chị em nên thường xuyên đi bộ để giúp cơ thể làm quen. Sự lo lắng thái quá cũng gây ảnh hưởng, ngăn cản quá trình sinh nở, do đó chị em cần chuẩn bị sẵn tâm lý trong thời điểm sắp sinh.

Chọn nơi sinh

Theo lời chia sẻ kinh nghiệm mang thai lần đầu thì hãy xác định một bệnh viện chất lượng, với dịch vụ tốt làm nơi sinh nở. Lý do thì chắc không phải nói tới, càng chất lượng thì dịch vụ càng kỹ càng, từ đó sự yên tâm của mẹ bầu cũng được tăng lên.

Chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh rất phức tạp và các dụng cụ liên quan cũng rất nhiều, bởi vậy chị em cần chuẩn bị trước đồ cho trẻ sơ sinh đầy đủ. Một sự chuẩn bị tốt sẽ là bước đệm trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

Cách nuôi dạy con

Không có cách nuôi dạy con nào là chuẩn mực, bởi vậy hãy tham khảo lời khuyên của nhiều người nhất có thể. Ngoài ra, chị em cũng có thể tham gia một vài khóa học để lấy thêm kinh nghiệm cho mình.

Rất nhiều điều phải nắm rõ khi mang thai đúng không nào, tuy còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng hãy yên tâm vì chị em sẽ nhanh chóng làm quen với việc mang thai thôi.

Cẩm nang mang thai lần đầu giúp mẹ bầu khoẻ mạnh

Bà bầu nghỉ ngơi
Phụ nữ mang thai cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Sức khoẻ mẹ bầu cực kì quan trọng vì là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Để thai nhi có đủ điều kiện hình thành và phát triển, chị em nên ăn bổ sung nhiều thức ăn trên tiêu chí cân bằng đủ chất: 

Nhóm dinh dưỡng

Tác dụng

Cách bổ sung

Vitamin

Chống loãng xương cho bé, tăng cường đề kháng cho mẹ

Rau củ, trái cây

Sắt

Tạo nên tế bào màu đỏ

Thịt đỏ, ngũ cốc, hạt bí đỏ

Iot

Phát triển thần kinh của thai nhi

Cá hồi, rong biển

Kẽm

Giảm nguy cơ sảy thai, thai lưu

Trứng gà, thịt bò, củ cải, khoai lang 

Canxi

Phát triển xương 

Sữa, phomai, rau dền

Omega 3

Tăng trí não

Cá hồi, đậu, sữa

Axit Folic

Tạo nên máu, chống dị tật bẩm sinh

Rau xanh, đậu hà lan, măng tây, các loại hạt 

Chất béo

Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Thịt, sữa, các loại hạt 

Protein

Hình thành nhau thai

Trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc

Tinh bột

Duy trì hoạt động của cơ thể

Khoai tây, bánh mì, trái cây

Các chất kiêng kị với bà bầu

  • Khói thuốc lá
  • Rượu, bia, thức uống có cồn
  • Cá có hàm lượng thuỷ ngân cao
  • Thú nuôi nhiều lông, dễ nhiễm khuẩn
  • Mỹ phẩm chứa nhiều hoá chất
  • Tránh quan hệ khi mang thai trong 3 tháng đầu

Chế độ nghỉ ngơi cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai lần đầu
Bà bầu cần nạp nhiều dinh dưỡng
  • Không làm các công việc nặng nhọc, hoặc làm việc trong môi trường bị ô nhiễm
  • Ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày
  • Dành 5 – 10 phút để đi bộ

Hy vọng với những điều cần biết khi mang thai lần đầu trên đây, chị em sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình chăm sóc bản thân và thai nhi.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top