Viêm da, dị ứng thời tiết là một chứng bệnh khá phổ biến thường gặp ở nhiều người, nhất là lúc thời tiết thay đổi thất thường như giao mùa. Bệnh viêm da dị ứng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ mà còn gây nên những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy bạn nên tìm các cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả để bảo vệ sức khỏe.
Dị ứng thời tiết là gì ?
Dị ứng thời tiết là tình trạng bề mặt da bị tổn thương do các tác nhân thời tiết tác động. Dị ứng có khả năng xuất hiện và lây lan ra bất kì vùng da nào trên cơ thể. Hay gặp nhất là ở những vùng da dễ tiết mồ hôi và tiếp xúc trực tiếp với môi trường như tay, chân, mặt,…
Sở dĩ dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Khi thời tiết biến đổi một cách bất thường và đột ngột khiến trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não bộ không kịp phản ứng, cơ thể không thể thích nghi kịp từ đó tạo ra các phản ứng phòng vệ, chống lại thay đổi đó.
Bệnh này có thể xuất hiện ở những thời tiết lạnh lẫn thời tiết nóng, nhất là vào những ngày khí hậu giao mùa, nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột.
Nguyên dân da dị ứng thời tiết
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm da dị ứng là nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm trong không khí có thể ảnh hưởng đến tình trạng thoát hơi nứơc trên da khiến da thường mất độ ẩm và xuất hiện những vảy bong tróc. Khi không được dưỡng ẩm tốt , da sẽ dễ gặp phải tình trạng kích ứng và sưng viêm.
Ngoài ra, vào những lúc giao mùa, thời tiết thời hanh khô, kèm theo đó là những cơn gió. Đây là điều kiện giúp các yếu tố gây hại cho da được phán tán. Da bạn dễ bị tấn công nếu không được che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài. Bên cạnh đó viêm da dị ứng còn do một số nguyên nhân khác, cụ thể như:
- Cấu tạo cơ địa dễ nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại
- Hệ miễn dịch suy giảm
- Yếu tố di truyền
- Gặp phải các bệnh lý về gan hoặc ung thư
- Sử dụng thuốc kháng sinh
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và mĩ phẩm
Dấu hiệu dị ứng thời tiết trên da
- Xuất hiện những đốm ban đỏ
- Ngứa ngáy, khó chịu
- Làm thay đổi sắc tố da
- Sưng
- Da gặp tình trạng khô ráp và đóng vảy
- Có thể xuất hiện các mụn nước li ti hoặc vết phòng rộp
- Sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mặt
Bệnh viêm da dị ứng thời tiết có thể xuất hiện ở mọi người và mọi lứa tuổi đặc biệt nên chú ý khi trẻ sơ sinh bị viêm da. Da trẻ em rất non nớt và nhạy cảm nên khi bị tấn công bởi các tác nhân gây hại có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Hãy lưu ý đến các biểu hiện của bệnh để sớm tìm cách điều trị tránh để tình trạng trở nên xấu đi ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả
Khi các biểu hiện của dị ứng còn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản. Đây đều là những pháp hầu hết từ thiên nhiên nên rất lành tính, dễ thực hiện nhưng mang đến kết quả đáng kinh ngạc.
Sử dụng kem dưỡng
Khi thời tiết giao mùa, làn da của bạn dễ bị kích ứng gây nên các tình trạng viêm da dị ứng. Vào thời điểm này màng lipid bảo vệ da dễ bị tổn thương từ đó xuất hiện các tình trạng khô và bong tróc da, nổi mẩn đỏ.
Kem dưỡng ẩm có khả năng làm dịu da và cung cấp độ ẩm cần thiết. Đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo da bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại.
Chườm lạnh
Đối với các trường hợp dị ứng thời tiết khiến da xuất hiện mẩn đỏ và ngứa ngáy thì chườm lạnh là phương pháp dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao. Hơi lạnh của đá có thể làm giảm nhiệt độ của da. Đồng thời làm dịu da, giảm ngứa ngáy và khắc phục được các tình trạng sưng viêm.
Hãy sử dụng một chiếc khăn sạch bọc đá lạnh sau đó chườm trực tiếp lên vùng da dị ứng.
Gel nha đam
Nha đam là một loại cây có tác dụng thanh nhiệt tốt, có khả năng giảm nhiệt độ cơ thể, điều trị các vấn đề ngứa rát do dị ứng thời tiết gây ra. Ngoài ra, lượng lớn những vitamin và khoáng chất có trong gel nha đam có khả năng chống oxy hóa, phục hồi hiệu quả các tổn thương trên da.
- Chọn lá nha đam tươi
- Rửa sạch và loại bỏ phần vỏ xanh
- Dùng lá lô hội chà xát lên vùng da bị tổn thương
- Giữ nguyên chất này trên da trong vòng 15 phút
- Rửa sạch lại với nước
Dùng lá lốt
Lá lốt có chứa piperidin và piperin, đây là những chất có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu do dị ứng thời tiết mang lại. Bên cạnh đó, lá lốt còn có khả năng kháng khuẩn và chống viêm vô cùng hiệu quả.
- Chuẩn bị lá lốt tươi, không bị hỏng, sâu và một thìa cà phê muối
- Lá lốt đem rửa sạch, đun sôi trong khoảng phút cùng một chút muối
- Pha loãng cùng với nước lạnh cho ấm rồi tắm
- Không sử dụng cùng sữa tắm vì có thể làm giảm tác dụng của lá lốt
Lá khế
Lá khế có tác dụng trong việc thanh nhiệt, cân bằng nhiệt độ cơ thể, loại bỏ độc tố, cải thiện các triệu chứng như nổi mề đay, ngứa, sưng trên bề mặt da. Đây là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian và trong các bài thuốc đông y, chúng thường có vị chát và tính lạnh.
Sử dụng lá khế tươi :
- Cần chuẩn bị một nắm lá khế tươi, rửa sạch và để ráo nước
- Mang lá khế đi rang cho đến khi héo
- Đợi cho nhiệt độ lá ấm
- Dùng lá khế đã rang héo chà xát trực tiếp lên vùng da nổi mẩn ngứa
Tuy nhiên khi da bị nổi mẩn và dị ứng là lúc da đã bị tổn thương nên không nên chà xát mạnh làm cho những vùng tổn thương này trở nặng. Nên nhẹ nhàng massage theo 1 chiều để hạn chế được những tổn thương.
Nấu nước lá khế:
- Chuẩn bị lá khế tươi và rửa sạch
- Vò nát sau đó đun cùng với 2 lít nước, đun trong khoảng 20 phút
- Đợi nước nguội và sử dụng nước đó để tắm
- Phần lá khế có thể dùng để xoa lên những vùng dị ứng
Trà gừng
Gừng là loại thảo dược có nhiều công dụng trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian bởi tính ấm và cay nhẹ. Gingerol là chất có công dụng chống oxy hóa, giảm viêm nhiễm, hỗ trợ tái tạo tế bào da mới. Bởi vậy chúng được ứng dụng để điều trị dị ứng thời tiết.
- Chuẩn bị gừng tươi
- Rửa sạch và giã nhỏ
- Cho gừng đã giã nhỏ vào nồi nước sôi và đun trong khoảng 15 phút
- Lấy nước gừng đã đun sôi hòa cùng nước lạnh cho vừa ấm và tắm
- Trong khi tắm có thể tận dụng bã gừng để chà xát lên vùng da bị dị ứng
Trà hoa cúc
Dị ứng thường đi kèm với các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa và những tổn thương trên bề mặt da. Trà hoa cúc có khả năng hỗ trợ trong việc cầm tiêu chảy và khắc phục tình trạng đau bụng tốt.
Bên cạnh đó loại thảo dược này còn có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ và đặc biệt là giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu mà bệnh dị ứng gây ra.
- Chuẩn bị hoa cúc dạng khô
- Làm sạch hoa cúc bằng nước nóng
- Hãm với nước nóng trong vòng 20 phút
- Uống khi còn ấm để đạt được hiệu quả cao
Dùng khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong đó, thành phần vitamin C, B6, Kali có khả năng chữa thâm sẹo, làm đều màu da. Ngoài ra, phần nhựa có trong khoai tây được xem như một chất kháng sinh tự nhiên chữa các chứng ngứa rát, sưng viêm.
- Chuẩn bị 1 củ khoai tây tươi, không có dấu hiệu hư hỏng hay mọc mầm
- Gọt vỏ và rửa sạch khoai tây
- Cắt khoai tây thành nhiều lát mỏng và đắp lên da
- Giữ nguyên trong khoảng 15 phút
- Rửa sạch lại bằng nước ấm
Dùng lá trà xanh
Trong trà xanh chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, lá trà xanh còn được ứng dụng trong nhiều bài thuốc bởi chúng giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ vi khuẩn gây hại nên khi gặp phải tình trạng dị ứng thời tiết thì là trà xanh có thể giúp bạn loại bỏ được tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy,..
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh non và còn tươi
- Rửa sạch sau đó ngâm với nước muối để loại bỏ vi khuẩn còn tồn đọng
- Đun sôi lá trà xanh với nước
- Hòa loãng cùng nước lạnh để tắm
- Trong lúc tắm, lấy bã trà xanh chà xát nhẹ lên vùng da bị dị ứng
Dùng rau má
Lá cây rau má mang tính mát, vị đắng, có công dụng thải độc tốt giúp thanh nhiệt cơ thể và làm mát gan. Bên cạnh đó rau má còn có công dụng tuyệt vời tỏng việc dưỡng ẩm và ngăn ngừa tốc độ lão hóa trên da, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, trị sẹo và làm đều màu da.
- Rau má nhặt bỏ những lá hỏng, giữ lại phần rễ
- Rửa sạch và để ráo nước
- Rau má rửa sạch mang đi xay nhuyễn
- Chiết lấy phần cốt rau má và uống
Lá trầu không
Lá trầu không là một loại thảo dược có tính kháng và sát khuẩn cao. Chúng thường xuất hiện trong những bài thuốc chữa bệnh ngoài da như ghẻ, viêm da và cả dị ứng thời tiết. Nước lá trầu không giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, làm giảm triệu chứng các nốt phát ban do dị ứng da thời tiết.
- Sử dụng 2 nắm lá trầu không, rửa sạch và để ráo nước
- Vò nát cho đến khi lá trầu không ra tinh dầu
- Đun sôi khoảng 2 lít nước sạch sau đó cho lá trầu đã vò vào
- Tắt bếp đậy nắp và hãm trong khoảng 15 phút
- Pha loãng cùng nước mát để tắm
Lá kinh giới
Lá kinh giới chứa nhiều tinh dầu, có vị cay, tính ấm và được sử dụng như những bài thuốc điều trị các bệnh về da như mẩn ngứa, dị ứng, kích thích các tuyến mồ hôi hoạt động, loại bỏ những vi khuẩn và bụi bẩn làm sạch thoáng lỗ chân lông. Sử dụng lá kinh giới để xong để giảm bớt các triệu chứng dị ứng và các tình trạng viêm và ngứa.
- Ngâm lá kinh giới tươi với nước muối pha loãng
- Rửa sạch và để ráo
- Đun sôi 1.5-2 lít nước rồi cho lá kinh giới đã vò nát vào
- Đun trong vòng 5-10 phút thì tắt bếp
- Dùng khăn trùm kín và xong trong khoảng 5-10 phút
Dị ứng thời tiết cần tránh gì?
- Những người có cơ địa nhạy cảm dễ bị tổn thương và kích ứng nên tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng. Những thực phẩm giàu đạm như hải sản, bơ, sữa, trứng, thịt đỏ,.. đây là những thực phẩm chứa nhiều protein khiến các tình trạng dị ứng trở nên tệ hơn.
- Đậu phộng bởi chúng chứa thành phần chính là Albumin và Vicilin gây nên các triệu chứng dị ứng mạnh.Thức ăn cay nóng, nhiều gia vị để tránh tình trạng nóng trong, tăng thân nhiệt và kích thích phản ứng dị ứng.Thực phẩm lạnh có thể khiến các hoạt động lưu thông máu bị hạn chế, khiến quá trình đào thải chất độc kém
- Hạn chế ra gió và sử dụng nước lạnh để hạn chế tình trạng nhiễm lạnh
- Không nên mặc áo quần quá chật. Những quần áo quá chật có thể gây ra những cọ xát mạnh trên da, khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng và lan ra nhanh hơn
Những lưu ý để tránh tình trạng dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết không chỉ gây nên tình trạng ngứa ngáy, tổn thương da mà còn để lại thâm sẹo ảnh hưởng đến sự tự tin. Hãy lưu ý những điều dưới đây để tránh tình trạng dị ứng thời tiết:
- Nâng cao khả năng miễn dịch bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ, trái cây.
- Uống đủ nước
- Ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Vệ sinh da đều đặn
- Chú ý bước dưỡng ẩm và chăm sóc da đúng cách
- Hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng
Với các cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà được Huong.vn giới thiệu trên đây sẽ là biện pháp hữu hiệu giúp sức khỏe và làn da của bạn ngày càng được cải thiện.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả