Dị ứng là một chứng bệnh ngoài da thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Trong những trường hợp nặng, dị ứng gây khó thở, tức ngực và nguy hiểm đến tính mạng. Dẫu vậy hiện nay cũng có rất nhiều mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa tại nhà được đánh giá cao về mặt hiệu quả. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn biết được bị dị ứng nên làm gì. 

Nguyên nhân dị ứng da? 

Dị ứng là tình trạng phản ứng của cơ thể có làn da mẫn cảm chống lại một chất, chất này có thể đến từ thức ăn, thực vật hoặc cũng có thể là từ lông của động vật. Hậu quả là phá vỡ hàng rào bảo vệ, khiến cho da bị viêm nhiễm dưới tác động của các tác nhân gây hại.

dị ứng da
Tình trạng da bị ứng

Tình trạng dị ứng da liên quan đến hoạt động của gan, khi gan suy yếu, độc tố sinh cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Muốn trị tận gốc viêm nhiễm dị ứng thì trước tiên chúng ta cần xác định nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân cụ thể khiến cơ thể không tiếp nhận được một số chất:

Dị ứng mỹ phẩm Người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố mẫn cảm cho làn da dẫn tới tình trạng nổi ban đỏ và ngứa rát
Da dị ứng với thời tiết Xảy ra vào thời điểm giao mùa, cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột của thời tiết
Kích ứng với thực phẩm Xuất phát từ nguyên nhân bên trong do cơ địa đã dị ứng sẵn với hạt, sữa hoặc trứng…

Bị dị ứng nên làm gì?

Ngứa là triệu chứng hay gặp nhất mỗi khi bị dị ứng. Tình trạng này khiến không ít người khó chịu và phải tìm hiểu da bị dị ứng ngứa phải làm sao.

Bị dị ứng nên làm gì cho mau khỏi
Bị dị ứng nên làm gì để thoát khỏi cả giác khó chịu

Viêm da dị ứng hiện nay là một bệnh lý ngoài da khá phổ biến nên mọi người cũng không cần quá lo lắng khi cơ thể xuất hiện hiện tượng này. Có nhiều phương pháp điều trị viêm da dị ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu dị ứng không quá dữ dội, bệnh nhân nên lựa chọn giải pháp tốt nhất để tự điều trị tại nhà với cách làm vô cùng đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Uống thuốc trị viêm

Hầu hết các loại thuốc điều có tác dụng tức thì,mọi người có thể chủ động dùng thuốc trị viêm da để làm dịu da nhanh chóng. Thay vì dùng thuốc bôi, bạn nên dùng các loại thuốc dạng viên uống vì bôi đơi khi các mẩn đỏ trên da không được cải thiện mà còn là tình trạng nặng hơn.

Một số loại thuốc trị dị ứng thường được các bác sĩ khuyên dùng:

  • Thuốc kháng histamin: Giảm ngứa rát, nóng đỏ ngoài da, nó có nhiều dạng như viên uống, xịt ngoài,…
  • Steroid: Không phù hợp với trường hợp viêm nhiễm nặng, hiệu quả với bệnh ở mức độ nhẹ, để phát huy công dụng tốt nhất có thể kết hợp với các loại thuốc đặc trị khác
  • Thuốc gây tê: Nó không đi sâu vào bên trong cơ thể mà chỉ tác động lên bề mặt da ở bên ngoài. Các vết thương hở sử dụng được cả thuốc gây tê
  • Kem mềm da: Muốn giảm ngứa ngáy, nóng đỏ thì kem dưỡng là lựa chọn tuyệt vời. Với khả năng thấm hút và bay hơi nhanh, hàng rào bảo vệ cơ thể cho làn da sẽ được tái tạo lại
Hữu ích dành cho bạn  Sữa ong chúa có tác dụng gì? 12 lợi ích bạn chưa biết

Chườm lạnh 

Ngứa ngáy khi bị dị ứng sẽ không còn là vấn đề khi da được chườm lạnh hoặc tắm mát, cách này rất được lòng của nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Dưới làn hơi lạnh, các nốt đỏ trên da sẽ dần dịu xuống hẳn, ngăn chặn được tình trạng mẩn đỏ lan rộng ra các khu vực lân cận.

Chườm lạnh lên vùng da bị dị ứng
Dưới làn hơi lạnh, các nốt đỏ trên da sẽ dần dịu xuống hẳn

Tuy nhiên không áp trực tiếp đá lạnh lên da mà cần có vật ngăn cách bằng lớp vải sạch. Song song là duy trì thời gian để chườm đá trong thời gian ngắn, tránh chườm đá hoặc tắm quá lâu khiến vết thương hở vì nhiệt độ thấp.

Uống nhiều nước

Bị dị ứng nên làm gì? Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải các độc tố gây dị ứng, thanh lọc, đặc biệt giúp gan không gánh chịu nhiều gánh nặng của các độc tố gây ra. Vì vậy, một khi bị dị ứng, xuất hiện các triệu chứng nóng rát, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy,…người bệnh chú ý uống thêm nhiều nước hơn để xoa dịu tình trạng của bệnh.

Thoa nha đam

Một số thành phần nổi bật trong nha đam là vitamin, acid amin, chất chống oxy hóa, nước,…Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm cho làn da rất tốt, nếu sử dụng đúng cách nha đam, nó sẽ hỗ trợ da ức chế các vi khuẩn gây bệnh, sát trùng ngoài da, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.

  • Rửa sạch lá nha đam và chỉ lấy thịt bên trong
  • Vệ sinh và lau khô vùng da cần xử lý
  • Sử dụng gel nha đam massage nhẹ nhàng lên vùng da dị ứng
  • Bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ và để nguyên trên da, bắt đầu rửa sạch vào sáng hôm sau

Dùng chè xanh 

Chè xanh là nguyên liệu thiên nhiên lành tính nên có thể dùng ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ. Muốn tận dụng hết tinh chất từ trà xanh thì người bệnh nên thực hiện theo đúng hướng dẫn sau đây:

  • Dùng nắm lá chè xanh, không sâu hỏng, héo úa.
  • Rửa sạch bằng nước muối loãng để diệt trừ hết vi khuẩn.
  • Vớ lá chè ra rổ và để ráo nước.
  • Đun sôi lá chè trê bếp với một ít muối trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Pha cùng nước lạnh để bứt nóng và dùng cho việc tắm người mỗi ngày.

Dùng lá đơn đỏ

Giống như lá trà xanh, lá đơn đỏ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm và tăng cường khả năng miễn dịch. Vì thế, lá đơn đỏ có thể hoàn toàn được sử dụng trong cách chữa trị dị ứng tại nhà. Có 2 cách để sử dụng lá đơn đỏ:

Lá đơn đỏ dùng để nấu nước
Nước lá đơn đỏ
  • Đun lá thành nước tắm: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm lá đơn đỏ, cây tầm phỏng. Cho 2 nguyên liệu trên đem rửa sạch và để ráo nước. Đun sôi hỗn hợp lên bếp tầm 10 phút, chắt bỏ bã và lấy phần nước bên trong để ngâm vùng da viêm nhiễm, ngứa ngáy.
  • Lọc lấy nước để uống: Lấy lá đem rửa sạch, ngâm muối loãng. Đun lá với nước đến khi sôi thì tắt bếp. Chắt lấy nước và uống trong vòng 24 giờ.
Hữu ích dành cho bạn  Cỏ mực có tác dụng gì? Uống cỏ mực nhiều có sao không?

Sử dụng yến mạch

Trong yến mạch có chứa hàm lượng kẽm và nhiều acid ferulic, beta-glucan, avenanthramides. Đây đều là những hoạt chất có khả năng làm dịu các tổn thương ngoài da, dưỡng ẩm, giảm thô ráp. Người bệnh áp dụng mẹo điều trị này theo hướng dẫn sau:

  • Lấy một lượng bột yến mạch vừa đủ, ngâm trong nước cho nở hoàn toàn.
  • Sử dụng trực tiếp lượng bột yến mạch đã nở xoa lên vùng da dị ứng.
  • Kết hợp các thao tác massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Tránh chà xát mạnh gây xước da.
  • Rửa lại vùng da với nước ấm sạch, thoa khô bằng khăn bông mềm.

Tận dụng mật ong

Mật ong luôn là loại nguyên liệu tự nhiên được khuyến khích sử dụng trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy, thành phần mật ong chứa một lượng chất kháng viêm và điều hòa hệ miễn dịch. Đồng thời, trong mật ong còn chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm cho da, cũng như chứa vitamin E, acid amin và các antioxidants. Vì thế, người bệnh có thể sử dụng mật ong như cách chữa viêm da dị ứng tại nhà, hỗ trợ tái tạo tế bào cho vùng da bị tổn thương.

Thoa mật ong
Thoa mật ong làm dịu da

Có nhiều cách sử dụng mật ong, người bệnh có thể lựa chọn một giải pháp phù hợp:

  • Thoa trực tiếp lên da: Làm sạch vùng da viêm nhiễm, thấm khô bằng khăn bông mềm. Lấy một lượng mật ong vừa đủ, thoa đều lên vùng da bị tổn thương kết hợp massage nhẹ nhàng. Đợi trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Người bệnh có thể sử dụng phương pháp này mỗi ngày để giảm nhanh các triệu chứng viêm da dị ứng.
  • Dùng đường uống: Cách dùng này sẽ tốt hơn nếu kết hợp với các phương pháp dùng thuốc khác. Uống mật ong trong thời gian dài có tác dụng ngăn ngừa, giúp da khỏe mạnh, ít bị kích ứng hơn. Người bệnh có thể dùng mật ong và quế theo tỉ lệ 1:1, pha thêm với nước ấm và uống đều đặn vào mỗi buổi sáng. Người bệnh có thể vắt thêm nửa quả chanh sử dụng cùng.

Cần chú ý phương pháp sử dụng mật ong với những vùng da có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc đang có vết thương hở. Đồng thời, tránh sử dụng cho nhóm đối tượng có cơ địa dị ứng phấn hoa hoặc mật ong.

Hành hoa 

Hành hoa là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp mà cũng có thể sử dụng như thuốc chữa viêm da dị ứng tại nhà. Theo nghiên cứu, trong hành hoa chứa một lượng chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên nên có tác dụng diệt khuẩn, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Phương pháp dùng hành hoa này còn hỗ trợ cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ ngoài da.

  • Chuẩn bị 100g hành hoa, bỏ rễ, ngâm nước muối loãng trong khoảng 10 phút và vớt ra để ráo hoàn toàn.
  • Cắt nhỏ thành từng đoạn dài 4 – 5cm.
  • Thêm hành hoa đã cắt vào nồi với lượng nước vừa đủ. Đun sôi 5 phút rồi tắt bếp.
  • Làm sạch vùng da bị tổn thương trước.
  • Sử dụng phần nước nhành hoa mới đun ngâm rửa vùng da bị viêm ngứa trong khoảng 20 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Nên áp dụng phương pháp này trước khi đi ngủ.
Hữu ích dành cho bạn  Mỹ phẩm thuần chay là gì? Nhược điểm của mỹ phẩm thuần chay

Dùng lá khế

Lá khế rất ít sử dụng trong các cách chữa bệnh tại nhà. Tuy nhiên nó lại được các chuyên gia đánh giá là hiệu quả vơis cách trị dị ứng da.

Cây khế
Lá khế được dùng làm thuốc trị dị ứng
  • Lựa chọn lá khế tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Vớt ra để ráo nước hoàn toàn.
  • Thêm lá khế vào nồi với một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra, để nguội bớt và chắt riêng phần nước và bã.
  • Làm sạch vùng da bị tổn thương, ngâm rửa vùng da bị viêm hoặc dùng bông gòn thấm đều lên da.
  • Lấy phần bã chà nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn phương pháp này 2 – 3 lần/ tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

Lá hẹ 

 Sử dụng lá hẹ đúng cách, cơ thể sẽ nhanh chóng được thanh nhiệt, giải độc, nguy cơ ngứa ngáy, sưng tấy sẽ được loại bỏ. Lá hẹ đa dạng cách dùng:

  • Tắm rửa: Chọn nắm lá hẹ mới nhổ, rửa sạch và vớt ra rổ để ráo nước. Cho trực tiếp lá hẹ vào nồi, đun sôi cùng 1 ít muối hạt khoảng 10 phút. Chắt lấy nước cốt pha thêm nước nguội để tắm hàng ngày.
  • Bôi ngoài da: Cho phần lá hẹ đã được rửa sạch và để ráo vào máy xay hoặc cối giã nhuyễn. Đắp trực tiếp lá hẹ đã xây lên da. Để yên trong khoảng 10 phút, rửa sạch bằng nước và lau bằng khăn bông mềm.
  • Uống nước lá hẹ: Thực hiện như công đoạn nấu nước tắm nhưng chắt lấy phần nước và uống nhiều lần trong ngày. Có thể cho thêm một ít đường phèn để dễ uống nếu như bạn không chịu được mùi hăng của hẹ.

Lưu ý khi chữa trị dị ứng tại nhà

Dị ứng là bệnh lý không quá nặng cũng không thể coi là quá nhẹ, do đó một số chú ý sau đây sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe một cách tốt hơn.

Khám da liễu
Khám da liễu để kiểm tra mức độ dị ứng của bản thân
  • Chỉ dùng thuốc trị dị ứng theo đơn của bác sĩ.
  • Kiên trì khi chữa trị vì khả năng hấp thu của mỗi người là không như nhau.
  • Ngừng sử dụng nếu tình trạng không thuyên giảm và dùng các cách điều trị nặng hơn.
  • Luôn làm sạch nguyên liệu một cách cẩn thận để tránh lẫn tạp chất và các vi khuẩn gây bệnh.
  • Cân bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh bằng những nhóm thực phẩm không gây kích ứng trong thời gian chữa trị.
  • Sống trong môi trường được làm sạch, thường xuyên giặt sạch chăn ga gối đệm.
  • Chỉ dùng các loại thuốc uống vào bên trong khi bác sĩ chỉ định.
  • Không đến gần các tác nhân gây dị ứng da.
  • Rửa sạch mặt trước khi thoa kem.
  • Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày.
  • Đi khám da liễu theo định kỳ để theo dõi chuyển biến của bệnh.

Vớ những thông tin liên quan về bị dị ứng nên làm gì trên đây sẽ góp phần bảo vệ được sức khoẻ cho mọi nhà. Chỉ nên tự chữa bệnh ngoài da tại nhà khi chúng ta đã hiểu hết nguyên nhân, nguồn gốc và cách chữa trị đã được nhiều người áp dụng thành công trước đó. Tuy nhiên tùy theo từng cơ địa phản ứng của các  phương pháp chữa sẽ khác nhau. Hãy luôn để trong nhà những loại thuốc trị dị ứng tức thì tránh trường hợp không mong muốn xảy ra. 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top