Trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ bầu sẽ phải thường xuyên đối mặt với các triệu chứng như ốm nghén, mệt mỏi, đầy bụng, suy nhược,…Đầy bụng khi mang thai được cho là do chế độ ăn uống của chị em phụ nữ. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài không khỏi sẽ tiềm ẩn nhiều điều nguy hiểm. Do đó đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nếu như bạn muốn con sinh ra được khoẻ mạnh và phát triển bình thường. 

Nguyên nhân, dấu hiệu bị đầy bụng khi mang thai

Đầy bụng khi mang thai
Các biểu hiện của đầy bụng khi mang thai

Dấu hiệu mẹ bầu đầy bụng 

 Là một hiện tượng thường gặp trong thai kỳ, có thể xem là một trong những dấu hiệu mang thai cơ bản, do đó bạn có thể nhận biết mình bị đầy bụng qua những dấu hiệu dưới đây:

  • Bụng luôn có cảm giác căng tức giống như chứa đầy nước bên trong, gây khó chịu.
  • Thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua, buồn nôn và nôn.
  • Không có cảm giác thèm ăn
  • Ăn không được nhiều, nhanh no.
  • Nếu bị nặng, chị em có thể bị táo bón, tiêu chảy.

Các dấu hiệu trên không khó để nhận biết, do đó nếu mắc phải thì mẹ bầu đừng bỏ qua trường hợp mình đang bị đầy bụng nhé.

Nguyên nhân đầy bụng ở mẹ bầu

bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Vận động sai cách sẽ gây đầy bụng

Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đầy bụng khi mang thai, trong đó chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể và chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.

Hữu ích dành cho bạn  Thai chưa vào tử cung có quan hệ được không?

Đầu tiên, khi mang thai thì nội tiết tố của chị em sẽ thay đổi đột ngột, từ đó ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa, bài tiết. Không chỉ vậy, tử cung phát triển để phù hợp với kích thước em bé, gây chèn ép lên các cơ quan như ruột, dạ dày.

Những thay đổi trên khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu. Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý như nhai không kỹ, khẩu vị thay đổi đột ngột, ốm nghén cũng góp phần không nhỏ gây nên hiện tượng trên.

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều loại thức ăn không tốt cho tiêu hóa như đồ chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức uống có chất kích thích, nước có ga, ăn nhiều tinh bột thì nguy cơ đầy bụng cũng tăng cao.

Dựa vào những nguyên nhân kể trên, mẹ bầu có thể có kế hoạch dinh dưỡng để hạn chế phần nào nguy cơ đầy bụng trong quá trình mang thai 3 tháng đầu.

Bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Mẹ bầu khi gặp hiện tượng đầy bụng cũng không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng thường gặp, hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua. Quá lo lắng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé, đặc biệt là giai đoạn đầu nhạy cảm.

Hữu ích dành cho bạn  Cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu nhanh nhất tại nhà
Đầy bụng khi mang thai
Bị đầy bụng khi mang thai rất nguy hiểm cho mẹ và bé

Chỉ cần thay đổi một chút trong lối sinh hoạt và chế độ ăn uống thì mẹ bầu sẽ hạn chế được rất nhiều, chi tiết chúng ta sẽ đề cập ở phần sau của bài viết.

Tuy vậy, nếu hiện tượng đầy bụng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí là tăng nặng thì mẹ bầu cần đến bệnh viện để thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ ngay.

Bởi không loại trừ khả năng mẹ bầu đang mắc phải bệnh lý nào đó, nếu không thì sự khó chịu cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng và phát triển của trẻ.

Dưới đây là một vài lưu ý để mẹ bầu có thể khắc phục tình trạng đầy bụng trong 3 tháng đầu mang thai.

Cách khắc phục đầy bụng khi mang thai

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng hầu như không thể tránh khỏi, tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể hạn chế tình trạng trên chỉ bằng vài thay đổi trong lối sống hàng ngày.

Đầy bụng khi mang thai
Ngủ đúng tư thế là một trong các biện pháp khắc phục chứng đầy bụng ở phụ nữ
  • Không ăn quá no: việc trải qua ốm nghén có thể khiến nhu cầu ăn uống của mẹ bầu thay đổi, có thể ăn nhiều hơn, hoặc chán ăn. Nhưng quan trọng là mẹ bầu không được ăn quá no mỗi bữa, tốt nhất hãy chia thực đơn cho bà bầu thành 5 – 6 bữa nhỏ suốt cả ngày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: việc ăn quá nhanh, nhai không kỹ hay uống quá nhiều nước trong và sau khi ăn cũng khiến mẹ bầu dễ bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Ngủ đúng tư thế: khi ngủ, để tránh sự chèn ép lên vùng bụng, gây khó chịu khi đầy hơi, mẹ bầu chỉ cần kê cao gối đầu, kê thêm một gối nhỏ để lưng hơi dốc là được.
  • Tránh xa khói thuốc lá: khi mang thai thì mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá, không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, khói thuốc còn gây đảo lộn dịch dạ dày và khiến mẹ bầu bị đầy bụng.
  • Vận động nhẹ nhàng: sau khi ăn, mẹ bầu cần ngồi nghỉ ngời 30 phút đến 1 tiếng, sau đó nên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Hữu ích dành cho bạn  Thai 39 tuần nặng bao nhiêu kg? Những lưu ý mẹ bầu cần biết

Đáp ứng được những lưu ý trên, chắc chắn tình trạng đầy bụng của mẹ bầu sẽ thuyên giảm đáng kể.

Chế độ ăn uống cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cũng rất quan trọng, như đã nói ở trên, mẹ bầu cần tránh các thức ăn gây đầy bụng như hoa quả quá chua hoặc cay, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, đồ uống có ga, các loại cá hay thịt hun khói, thức ăn lên men như dưa chua, cà muối… những thực phẩm này đều tăng nguy cơ đầy bụng cho chị em.

bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Phụ nữu mang thai cần cân bằng đầy đủ dinh dưỡng

Thay vào đó, hãy ăn những thực phẩm kích thích tiêu hóa như đu đủ chín, chuối, những loại rau xanh, hoa quả nhiều chất xơ, bột nghệ, lá tía tô… ngoài ra, nếu đang bị đầy bụng thì mẹ bầu nên ăn các món ăn dạng lỏng như cháo, súp, hầm để cải thiện tiêu hóa.

Qua những thông tin trên, hy vọng chị em đã hiểu rõ hơn về hiện tượng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu, từ đó có những thay đổi trong cách sinh hoạt để hạn chế tình trạng trên. Chúc mẹ bầu trải qua thai kỳ suôn sẻ.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top