Mẹ trong con vuông là mong ước của bao người. Tuy nhiên điều này không bao giờ là chắc chắn khi xung quanh tồn tại khá nhiều yếu tố khiến thai nhi có thể chết yểu, sinh non hoặc dị tật. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng thai lưu. Các dấu hiệu thai lưu không dễ nhận biết, nếu phát hiện quá lâu sẽ khiến tính mạng người mẹ gặp nguy hiểm. Vì vậy đừng bỏ qua các dấu hệu của thai chết lưu được Huong.vn giới thiệu dưới đây.
Thai lưu là gì?
Thai lưu, thai chết lưu hay sảy thai là nhưng tên gọi chung để thể hiện cho việc thai nhi dừng phát triển trong bụng mẹ. Thông thường thì nếu thai nhi còn nhỏ sẽ gọi là sảy thai, còn thai nhi đã lớn thì gọi là thai lưu, nhưng nhìn chung là cách gọi không quá quan trọng. Để có thể phản ứng kịp thời, chị em cần nắm được nguyên nhân và dấu hiệu thai lưu sớm nhất có thể.
Một số loại thai lưu:
- Thai chết sớm: xảy ra trong khoảng từ 20 đến 27 tuần tuổi
- Thai chết muộn: xảy ra giữa 28 và 36 tuần tuổi
- Thai kỳ hạn: xảy ra giữa 37 tuần tuổi hoặc lâu hơn
Nguyên nhân thai lưu 3
Nguồn tin từ báo Tiền Phong, chuyên mục sức khoẻ, xuất bản ngày 5/7/2019:
“Khoảng 20% phụ nữ sẩy thai liên tiếp sẽ được chẩn đoán nguyên nhân miễn dịch mà phổ biến nhất là Hội chứng antiphospholipid (APS)”
Cũng giống như dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu, hiện nay vẫn chưa có một nguyên nhân cụ thể nào gây nên hiện tượng thai lưu. Tuy vậy, vẫn có những nguyên nhân được cho là tác động nhiều tới hiện tượng thai lưu, đa phần là do tác động bên ngoài.
Cấu trúc cổ tử cung
Nếu mẹ bầu đang gặp các vấn đề về tử cung thì cung mang tới khả năng gây sảy thai. Các trường hợp được cho là gây thai lưu nhiều có thể kể tới như tử cung hay cổ tử cung yếu, tử cung có hình dạng bất thường hay u sơ tử cung.
Sức khỏe yếu
Trong thai kỳ, sức khỏe của mẹ bầu là vô cùng quan trọng, ăn gì, uống gì trong 3 tháng giữa là điều mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm. Nếu không đảm bảo đủ dưỡng chất để cung cấp cho cả mẹ và thai nhi thì thai nhi sẽ không thể phát triển, nghiêm trọng có thể dẫn tới thai chết lưu.
Ngoài ra, việc mẹ bầu mắc các bệnh mạn tính như thận, suy giáp, cao huyết áp, tiểu đường, lupus… cũng khiến sức khỏe mẹ bầu suy giảm nghiêm trọng, gây thai lưu.
Do bệnh truyền nhiễm
Không chỉ các bệnh mạn tính, nếu không may mẹ bầu mắc phải các bệnh truyền nhiễm thì khả năng ảnh hưởng tới thai nhi là rất cao. Hiện nay, những bệnh truyền nhiễm được cho là có khả năng gây thai chết lưu có thể kể đến như virus cự bào, nhiễm khuẩn âm đạo, sởi rubella, HIV, giang mai, lậu, sốt rét…Vì vậy chị em cần chú ý trong việc phòng tránh và nâng cao sức đề kháng.
Dùng thuốc không theo chỉ định
Đôi khi, do thiếu hiểu biết mà chị em mua và sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trúng phải loại thuốc có tác dụng phụ gây nguy hiểm cho mẹ bầu thì sẽ dẫn tới thai lưu. Do đó, nếu gặp vấn đề gì về sức khỏe, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước để có hướng dẫn chi tiết.
Các tác động bên ngoài
Ngoài những nguyên nhân trên, những tác động mạnh vào vùng bụng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý trong sinh hoạt hàng ngày, tránh té ngã ngay các việc tương tự.
Dấu hiệu thai lưu mẹ bầu cần nắm
Việc phát hiện thai chết lưu sớm không chỉ giúp bạn có hướng xử lý thích hợp mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ bầu. Dưới đây là một vài biểu hiện điển hình của các dấu hiệu thai lưu:
Các dấu hiệu thai lưu không ra máu
Khi mang thai, các mẹ bầu thường có các dấu hiệu mang thai đặc trưng như ốm nghén, đầy hơi, táo bón, đau lưng khi mang thai, chuột rút, căng tức ngực, khẩu vị thay đổi…
Nếu bỗng nhiên các triệu chứng đều biến mất một cách khó hiểu thì chị em nên nghĩ tới trường hợp xấu nhất là thai chết lưu. Hãy tới ngay bệnh viện để bác sĩ siêu âm, thăm khám kĩ càng hơn.
Đau bụng
Khi mang thai, chị em sẽ thường xuyên gặp những cơn đau bụng, nhưng chỉ xuất hiện ít và đau nhẹ mà thôi. Nếu bỗng nhiên mẹ bầu bị đau bụng dữ dội, đau quặn thì đây là biểu hiện không bình thường, cần phải tiến hành thăm khám ngay.
Chảy máu âm đạo
Khi có dấu hiệu thai lưu, mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Máu không ra nhỏ giọt từng ít mà ra nhiều, liên tục, đôi khi là máu đông cục. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì rất nguy hiểm đối với tính mạng của mẹ bầu.
Nếu trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ và bị ra máu nhiều thì chị em nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
Nước ối không bình thường
Túi ối là một trong những phần gắn liền với sự phát triển của thai nhi, do đó nếu lượng nước trong túi ối không ổn định sẽ gây nhiều hệ lụy cho em bé. Nước ối nhiều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của tim mạch, phổi hay hệ thần kinh. Ngược lại nếu nước ối ít có thể gây dị tật bẩm sinh, tệ hơn là thai lưu.
Không chỉ vậy, nếu túi ối vỡ, hiện tượng nhiễm khuẩn có thể xảy ra, không chỉ gây thai lưu mà còn rất nguy hiểm cho tính mạng của mẹ bầu.
Thai nhi không cử động
Khi vào giai đoạn giữa thai kỳ, thai nhi đã lớn và rất hay cử động, những tác động này mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết được. Bởi vậy nếu thai nhi bỗng không còn cử động nữa thì khả năng thai lưu là rất cao.
Các mẹ nên đếm số lần thai nhi cử động trong ngày để theo dõi, qua đó có thể nhận ra những bất thường sớm nhất. Ngoài ra, khi siêu âm mà bác sĩ không nghe được tim thai thì có nghĩa là thai nhi đã không còn hoạt động nữa.
Bụng và cân nặng không phát triển
3 tháng giữa là thời điểm thai nhi phát triển rất nhanh, do đó cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng khá nhanh. Không chỉ vậy, kích thước bụng của mẹ bầu cũng tăng lên để phù hợp với kích thước của em bé. Nếu thấy bụng không phát triển, cân nặng bị chững lại thì mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.
Chuột rút và đau lưng
2 hiện tượng trên là những biểu hiện khi mang thai mà chị em nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện trên xuất hiện bất thường, với tần suất quá nhiều và gây đau đớn nhiều hơn bình thường thì rất có thể đây là biểu hiện thai lưu. Chị em cần đi thăm khám ngay để chuẩn đoán nguyên nhân sớm.
Một số biện pháp ngăn ngừa thai lưu
Mất con là nỗi đau đớn không của riêng ai. Đừng vì sự thiếu trách nhiệm của bản thân mà giết đi con của mình. Bởi vậy chị em phụ nữ cần tuân thủ những điều sau đây ở suốt chu kì mang thai:
- Duy trì lối sống lành mạnh với cách ăn uống đầy dưỡng chất
- Hấp thu nhiều axit folic khi mang thai
- Khám thai theo định kì
- Duy trì cân nặng ổn định đến lúc lên bàn sinh
- Thực hiện phương pháp siêu âm sớm
- Quản lý tốt huyết áp và lượng đường trong có thể
- Theo dõi chuyển động của thai nhi
- Di chuyển cẩn thận, không để té ngã
- Hạn chế ăn đồ ăn ở ngoài
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho mẹ bầu. Các dấu hiệu thai lưu như vỡ nước ối, đau bụng, thia nhi không cử động trong mấy tháng đầu không quá rỗ rệt. Tuy nhiên đến 3 tháng giữa thì chị em nhận biết nhiều nhanh hơn. Điều quan trọng là hãy cân bằng chế độ ăn uống và vận động nhẹ mỗi ngày nhé!
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả