Trong tam cá nguyệt đầu tiên, sự thay đổi trong cơ thể diễn ra rất nhanh, mẹ bầu sẽ gặp nhiều biểu hiện như ốm nghén, đau lưng, đau bụng…Trong đó đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 là hiện tượng mà hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ gặp. Để đánh giá mức độ nghiêm trọng thì cần phải quan sát các biểu hiện kèm theo, từ đó tìm ra nguyên nhân chính xác. Dưới đây là các thông tin liên quan đến tình trạng này mà bạn nên biết. 

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 nguy hiểm không?

Theo sự tư vấn của bác sĩ thì việc bà bầu 2 tháng bị đau bụng không phải là vấn đề gì quá nguy hiểm. Đây chỉ là biểu hiện khi mẹ bầu chưa thể làm quen với những thay đổi bên trong cơ thể, những thay đổi đó là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau của bài viết này.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2

Nhưng, đôi khi hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 cũng là dấu hiệu cho thấy những bất thường nguy hiểm. Để phát hiện thì chúng ta sẽ phải xem xét tới những biểu hiện kèm theo.

Do đó, khi phát hiện bị đau bụng trong tháng thứ 2 thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý quan sát để nhanh chóng phát hiện những bất thường và thông báo ngay với bác sĩ, từ đó tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.

Nguyên nhân đau bụng ở tháng thứ 2

90% các mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 2, rất may đa số đều đến từ những nguyên nhân thông thường, không quá nguy hiểm. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp nhất.

Hữu ích dành cho bạn  Tại sao thử que 2 vạch nhưng siêu âm không thấy thai?

Tử cung thay đổi

Khi thai nhi lớn lên, tử cũng cũng phải thay đổi theo để đáp ứng kích thước đó. Việc tử cung to ra sẽ khiến các dây chằng và cơ xung quanh bị chèn ép, kéo dãn và gây ra hiện tượng đau bụng.

Hiện tượng trên sẽ hay xuất hiện khi bạn giữ nguyên một tư thế quá lâu, ngồi xổm hay có hoạt động mạnh.

Việc tập thể dục rất quan trọng bởi nó sẽ giúp mẹ bầu duy trì sự dẻo dai trong cơ thể, hạn chế đau bụng khá nhiều.

Chuột rút

Tử cung to lên không chỉ ảnh hưởng tới cơ ở vùng bụng mà còn ảnh hưởng tới phần xương chậu, bụng dưới và bắp đùi, chân.

Chuột rút
Hiện tượng chuột rút ở bà bầu

Những ảnh hưởng trên khiến mẹ bầu hay bị chuột rút khi mang thai, thông thường các cơn chuột rút này chỉ ảnh hưởng tới chân, nhưng đôi khi cũng gây đau bụng nên mẹ bầu không nên bỏ qua nguyên nhân này.

Ốm nghén

Ốm nghén là một trong những dấu hiệu mang thai gây ám ảnh với mẹ bầu, bởi nó gây ra không ít khó chịu như thay đổi khẩu vị, buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng…

Trong đó việc buồn nôn và nôn ói nhiều có thể gây nên các cơn co thắt vùng bụng và khiến chị em bị đau bụng, không chỉ tháng thứ 2 mà là trong suốt giai đoạn ốm nghén. Hầu hết thì việc đau bụng do ốm nghén không gây nguy hiểm gì.

Ho khi mang thai

Trong 3 tháng đầu mang thai, sự thay đổi trong cơ thể khiến sức khỏe mẹ bầu giảm sút, hệ miễn dịch yếu đi nhiều và khiến mẹ bầu dễ gặp các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng… Một trong những biểu hiện đó chính là ho, các cơn ho sẽ khiến cơ bụng của chị em co thắt và gây ra hiện tượng đau bụng.

Nếu những con ho nhẹ, không gây đau đớn nhiều thì sẽ nhanh chóng qua đi và không gây ảnh hưởng gì. Nhưng nếu bạn ho quá nhiều, ho nặng thì nên đến bệnh viện ngay vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi đấy.

Hữu ích dành cho bạn  Bị nhân xơ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa

Sự thay đổi nội tiết tố, ốm nghén, chế độ ăn thay đổi sẽ khiến mẹ bầu dễ gặp các bệnh lý về tiêu hóa hơn, ví dụ như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, ợ nóng.

Các bệnh lý trên đều có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng khi mang thái tháng thứ 2, do đó cần chú ý quan sát và có điều chỉnh hợp lý, tránh bệnh tình chuyển biến nặng.

Dấu hiệu đau bụng khi mang thai cần gặp bác sĩ

đau bụng khi mang thai cần gặp bác sĩ
Đau bụng khi mang thai cần gặp bác sĩ

Như đã nói ở trên, ngoài các nguyên nhân bình thường thì vẫn có khả năng mẹ bầu gặp phải các hiện tượng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mang thai ngoài tử cung

Thông thường, sau khi được thụ tinh thì trứng sẽ di chuyển vào bên trong tử cung và bám vào lớp niêm mạc để tiến hành làm tổ, quá trình này mất từ 7 – 10 ngày.

Thai ngoài tử cung là hiện tượng mà trứng không làm tổ trong tử cung mà phát triển ở bên ngoài, có thể là ổ bụng, vòi tử cung, buồng trứng…Dấu hiệu thường gặp là mẹ bầu bị đau bụng, các cơn đau nhiều, đau quặn, chảy máu âm đạo, máu vón cục, dịch âm đạo có mùi, màu lạ.

Đây là hiện tượng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng mẹ bầu, nên nếu gặp các biểu hiện bất thường trên, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Sảy thai

Sảy thai là điều không ai mong muốn, đây là hiện tượng thai nhi không còn phát triển trong bụng mẹ. Các biểu hiện đi kèm là mẹ bầu bị đau bụng nhiều và kéo dài, chảy máu âm đạo nhiều, đau lưng, ra dịch. Sảy thai cũng cần phát hiện sớm để có biện pháp xử lý, nên mẹ bầu nhớ thăm khám thường xuyên nhé.

Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu
Hình ảnh đường tiết niệu bị nhiễm trùng

Sức đề kháng suy giảm là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng, một trong số đó là nhiễm trùng đường tiểu. Các biểu hiện thường thấy là đau bụng, đi tiểu nhiều, nước tiểu có màu và mùi lạ, thậm chí có máu.

Hữu ích dành cho bạn  Thai 7 tuần chưa có tim thai có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng nghiêm trọng, mẹ bầu còn có thể bị đau lưng, sốt… Vì vậy nên đến bệnh viện để được thăm khám nhé. 

Các bệnh lý khác

Ngoài các bệnh lý thường gặp trên, đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 còn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như viêm ruột thừa, u xơ tử cung, các bệnh về thận, túi mật, tắc ruột, nhiễm virus dạ dày hay ngộ độc thực phẩm.

Tùy các biểu hiện mà mẹ bầu cần thăm khám sớm và có những biện pháp xử lý kịp thời.

Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ

Nhìn chung, nếu hiện tượng đau bụng của chị em đến từ các nguyên nhân nghiêm trọng thì đều kèm theo các biểu hiện dễ nhận thấy.

Nếu bị đau bụng khi mang thai kèm theo các biểu hiện sau, các mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé.

  • Đau bụng kéo dài
  • Các cơn đau đến dồn dập, dữ dội
  • Đau lưng nhiều
  • Ra máu âm đạo nhiều
  • Dịch âm đạo có mùi, màu lạ
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Cơ thể suy nhược
  • Sốt cao

Làm gì khi bà bầu 2 tháng bị đau bụng?

Ăn nhiều dưỡng chất để ngăn đau bụng
Ăn nhiều dưỡng chất để ngăn đau bụng

Nếu các cơn đau bụng diễn ra nhẹ nhàng, bình thường thì mẹ bầu có thể yên tâm là không có gì nguy hiểm và các cơn đau sẽ tự biến mất.

Tất nhiên chị em vẫn có thể chủ động hạn chế các cơn đau với những thay đổi trong sinh hoạt. Hãy thực hiện các biện pháp sau nếu gặp phải các cơn đau bụng trong thời gian mang thai tháng thứ 2 nhé.

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng hay các động tác khó, va chạm mạnh với cơ thể.
  • Không nằm, ngồi hay đứng quá lâu trong một tư thế, khi ngồi nên hạn chế vắt chéo chân, để máu được lưu thông dễ dàng.
  • Giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Duy trì chế độ ăn uống, dinh dưỡng trong 3 tháng đầu hợp lý, lành mạnh.
  • Quan hệ tình dục nhẹ nhàng, tránh các tư thế khó.
  • Nếu các cơn đau không thuyên giảm, cần đến bệnh viện thăm khám ngay.

Trên đây là những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tháng thứ 2, hy vọng qua đó mẹ bầu sẽ có những hiểu biết rõ hơn về hiện tượng này và có hướng xử lý chính xác khi gặp phải. Chúc mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top