Bị chuột rút khi mang thai là hiện tượng không hiếm đối với các bà bầu, tuy không gây nguy hiểm nhưng cũng để lại không ít phiền toái, mệt mỏi cho mẹ bầu.

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể bà bầu có nhiều thay đổi, một trong số đó là bà bầu bị chuột rút.

Thường thì đây là hiện tượng tự nhiên, nhưng đôi khi cũng là sự báo hiệu cho những vấn đề khác của cơ thể mẹ bầu.

Do đó, mẹ bầu cần theo dõi, tìm ra nguyên nhân và phòng tránh đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Tại sao bà bầu bị chuột rút?

Bà bầu thường bị chuột rút bắp chân, ngoài ra còn xuất hiện ở hông, gối nhưng ít hơn và sẽ kéo dài trong vài phút trước khi tự hết.

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút, ví dụ như:

  • Thai nhi càng lớn, trọng lượng cơ thể dồn lên chân của mẹ bầu càng nhiều. Lâu dần sẽ khiến việc lưu thông máu gặp khó khăn và xuất hiện tình trạng chuột rút.
  • Tử cung giản nở theo thời gian khiến các dây chằng và cơ bị kéo căng gây đau, khó vận động và chuột rút.
  • Đôi khi, tử cung mẹ bầu lớn lên nhưng lại không khớp với xương chậu, chèn vào dây thần kinh, mạch máu gây lên hiện tượng này..
  • Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, từ đó dẫn tới việc thiếu chất, thiếu vitamin, thiếu nước, từ đó bị rối loạn điện giải và gây chuột rút khi mang thai.
  • Cũng lý do thiếu dinh dưỡng, khi thai nhi cần canxi để phát triển hệ xương mà người mẹ không cung cấp đủ thì mẹ bầu sẽ bị thiếu canxi và rất dễ bị chuột rút.
Hữu ích dành cho bạn  U (nhân) xơ tử cung khi mang thai: mẹ bầu cần hiểu rõ

Ngoài các nguyên nhân thường gặp trên, cũng có thể bà bầu bị chuột rút khi mắc phải các bệnh lý khác như viêm ruột thừa, sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, viêm tụy, táo bón, khó tiêu… Thường biểu hiện chuột rút khi bị bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, để xác định được bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế.

Cách giảm đau khi bà bầu bị chuột rút

Khi cơn chuột rút diễn ra, bà bầu không có cách nào khác ngoài việc cố gắng giảm đau và khiến cơn chuột rút nhanh chóng qua đi.

Đầu tiên, mẹ bầu cần duỗi thẳng chân và uống cong ngón chân về phía cơ thể thật căng, nếu được hãy nhờ người hỗ trợ thực hiện động tác này.

Khi cơn đau qua đi, cần nhanh chóng xoa bóp chân, phần bắp đùi và dùng khăn ấm để chườm, giảm căng thẳng ở vị trí bị chuột rút.

Cần xoa bóp chân khi cơn đau vừa qua đi
Cần xoa bóp chân khi cơn đau vừa qua đi

Phòng tránh chuột rút ở bà bầu

Chuột rút rất khó chịu, bởi vậy thay vì tìm cách giảm đau khi bị chuột rút, bạn nên chủ động phòng tránh để bà bầu ít hoặc không bị tình trạng này làm phiền.

Chỉ những thay đổi nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhưng lại rất hiệu quả đấy:

  • Đầu tiên là thay đổi chế độ dinh dưỡng, bà bầu cần được ăn nhiều, đủ chất hơn. Đặc biệt trong thực đơn phải đầy đủ canxi, vitamin và chất điện giải, các thực phẩm nên ăn là hải sản, rau xanh và các chế phẩm từ sữa. Nếu không có kinh nghiệm, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
  • Bổ sung nước đầy đủ, trong thời gian mang thai, mẹ cần bổ sung 2.5 lít nước mỗi ngày, cùng với đó là không được nhịn tiểu, gây áp lực cho bàng quang.
  • Hạn chế lao động nặng, nên ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn. Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, massage.
  • Ngâm chân vào nước ấm để giảm áp lực cho cơ.
  • Không ngồi hoặc đứng 1 tư thế quá lâu sẽ gây ảnh hưởng tới cột sống, không vắt chéo chân khi ngồi vì dễ gây tắc nghẽn mạch máu.
  • Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ để phòng ngừa táo bón, đầy bụng, qua đó giảm áp lực cho xương chậu.
  • Khi nằm ngủ nên nghiêng qua bên trái để máu dễ lưu thống, chân tay cần được kê bằng gối mỏng.
  • Quần áo khi mang cũng phải thoáng mát, không được bó chật khiến khó vận động.
  • Tắm bằng nước ấm để giữ nhiệt cho cơ thể.
Hữu ích dành cho bạn  Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu

Thực hiện những biện pháp trên đều đặn, khoa học, bà bầu sẽ giảm thiểu hiện tượng bị chuột rút khi mang thai khá nhiều.

Nếu không hiệu quả và tình trạng nghiêm trọng hơn, có thể mẹ bầu đã mắc phải bệnh lý nào đó, cần được đưa tới cơ sở y tế để được thăm khám và chuẩn đoán kỹ càng hơn.

Hy vọng qua bài viết này, chị em đã hiểu rõ hơn và có thể phòng tránh được chuột rút khi mang bầu.

Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

Shopping Cart
Scroll to Top