Theo như y học cổ truyền sữa ong chúa rất quý hiếm, có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp da mặt. Nhưng hiệu quả của nó trong y học phương Tây vẫn chưa được công nhận và họ còn đang phân vân về dưỡng chất của loại này. Vậy Sữa ong chúa có tác dụng gì? Liệu rằng sữa ong chúa có thể chữa được bệnh tật hay không? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Huong.vn nếu như bạn đang có ý định dùng đến sản phẩm này nhé.

Sữa ong chúa là gì?

Sữa ong chúa
Sữa ong chúa

Sữa ong chúa được nhiều người đánh giá là nguồn dinh dưỡng vô giá, xứng đáng là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và làm đẹp. Vì nhu cầu sử dụng của con người cao nên hiện nay số lượng sữa ong giả ngày càng nhiều. Tuy nhiên có nhiều cách để phân biệt, giúp chúng ta tìm ra đúng loại tốt, xuất xứ 100% từ thiên nhiên.

Đặc điểm của sữa ong chúa

Sữa ong chúa là sản phẩm được tạo ra từ những con ong thợ. Ong thợ đảm nhận những công việc nặng nhọc nhất trong đàn, nó thu thập phấn hoa để nuôi dưỡng tất cả những con ong trong đàn nên tuổi thọ của nó rất ngắn, thường thì tối đa chỉ sống được 2 tháng.  Sữa ong chúa ở dạng chất lỏng nhưng hơi sền sệt, là nguồn thức ăn của ong chúa và những ấu trùng non khác.

Chất lượng dinh dưỡng trong sữa ong đạt mức tối đa, cũng chính vì vậy mà tuổi thọ của ong chúa lại lớn gấp 40 lần so với ong thợ nhờ vào việc hấp thụ sữa ong.

Thành phần dinh dưỡng

Sữa ong chúa có tác dụng gì? Đâu là nguyên nhân giúp nó nổi tiếng đến như vậy? Tất cả là nhờ vào những thành phần dinh dưỡng bên trong sữa ong chúa. Dù vẫn chưa có nhiều nghiên cứu nhận định đầy đủ về thành phần hóa học của sữa ong nhưng công dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe là có thật. Sản phẩm này giúp ngăn ngừa và kiểm soát nhiều bệnh tật dựa vào hàm lượng protein và axit béo.

Thành phần khoa học quan trọng nhất chính là glycoprotein, bao gồm protein sữa ong chúa, axit trans-10-Hydroxy-2-decenoic, hai axit béo và axit 10-Hydroxydecanoic. Ngoài ra, sữa ong chúa cũng bao gồm một số thành phần sau đây:

  • Vitamin B1
  • Riboflavin
  • Biotin
  • Axit pantothenic
  • Vitamin B6
  • Niacin
  • Inositol (B8)
  • Axit folic (B9)

Tuy là những hợp chất đặc biệt, khó thấy nhưng nó có thể cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới, giúp đẹp da, phù hợp với nhiều đối tượng và bệnh nhân đang mắc các chứng bệnh liên quan như ung thư value, hệ miễn dịch suy yếu.

Phân biệt sữa ong chúa thật và giả

sữa ong thật
Sữa ong chúa thật là nguồn thức ân của các con ong

Với tác dụng của sữa ong chúa hiện nay thì giá thành không hề rẻ, đồng nghĩa với việc có nhiều hàng giả xuất hiện. Do đó khi nắm kĩ những đặc điểm dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn về sữa ong thật và giả.

  Sữa ong chúa thật Sữa ong chúa giả
Màu sắc Tất cả đều có màu trắng ngà nhìn rất óng ánh Có màu vàng đậm, không sánh mịn.
Mùi vị Không quá chua, hoà tan trong miệng Vị chua hơi gắt, gây ra cảm giác đắng miệng khi ăn vào
Phản ứng với mật ong Tan hết trong mật ong Có sự phân lớp rõ ràng khi cho mật ong vào
Hữu ích dành cho bạn  Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết? Một số dấu hiệu kinh nguyệt bạn cần biết?

Các dạng bổ sung của sữa ong chúa

Với nồng độ tương đối mạnh, sữa ong chúa được một số chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng để đưa trực tiếp vào bên trong cơ thể. Điều này sẽ làm cho những đối tượng có cơ địa nhạy cảm bị dị ứng nghiêm trọng. Để an toàn hãy sử dụng một số sản phẩm chiết xuất từ sữa ong chúa dạng bổ sung.

Sữa ong chúa ở dạng bột hoặc viên nang có nhiều lợi ích mang lại nên duy trì ở mức 300 đến 6.000 mg mỗi ngày.

Bên cạnh đó, cũng không thiếu những sản phẩm chăm sóc da được chiết xuất từ thành phần sữa ong chúa nguyên chất đang được bày bán trên thị trường. Nó được sử dụng để đắp mặt, bôi vùng da bên ngoài để tái tạo da, hạn chế nếp nhăn, nám tàn nhang và chống oxy hóa.

Để ngăn ngừa sự xuất hiện của các dấu hiệu kích ứng, chị em nên bắt đầu với một liều nhỏ để xem phản ứng xảy ra có tác dụng phụ hay không. Tiếp tục sử dụng khi không có tình trạng dị ứng xảy ra.

Tác dụng phụ của sữa ong chúa

Trước khi biết được uống sữa ong chúa có tác dụng gì thì bạn cần nắm kĩ những tác hại khi dùng sữa ong chúa dưới đây:

  • Sốc phản vệ
  • Hen suyễn
  • Viêm da tiếp xúc
  • Bệnh chàm da
  • Tử vong khi xảy ra phản ứng ở mức trầm trọng

Sữa ong chúa có tác dụng gì?

Sữa ong chúa có tác dụng gì? 
Các tác dụng của sữa ong chúa

Sữa ong chúa có chức năng hỗ trợ điều trị bệnh lý, tăng cường sức khỏe, giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến việc tái tạo da. Để giải đáp thắc mắc tại sao sữa ong chúa lại được ngành y học cổ truyền đánh giá cao, thì chúng ta cùng điểm qua 12 lợi ích dưới đây:

Ngăn ngừa lão hoá

Sữa ong chúa chứa hàm lượng axit amin, axit béo và các hợp chất phenolic cực kỳ cao. Các hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa mà bất cứ chị em nào cũng phải trải qua như nếp nhăn, thâm sạm, tàn nhang,…

Ngoài ra nó còn rất hữu ích cho đối tượng khi bước qua độ tuổi mãn kinh, cải thiện trí nhớ và giảm các triệu chứng trầm cảm là 2 vai trò hàng đầu của loại nguyên liệu đến từ thiên nhiên này. Song song với điều đó là tác dụng bảo vệ não và mô thần kinh đã được các nhà nghiên cứu công nhận.

Điều trị nguy cơ mắc bệnh tim

Đau tim
Hình ảnh bệnh nhân bị đau tim

Sữa ong chúa có tác dụng gì? Theo nhiều nghiên cứu thì tác dụng của sữa ong chúa đối với tim mạch đã được chứng minh là có hiệu quả. Một số loại protein nhất định trong sữa ong chúa khi được bổ sung vào cơ thể sẽ tác động và làm giảm cholesterol. Cứ 3g sữa ong chúa mỗi ngày trong vòng 2 tháng sẽ giảm được 11% mức cholesterol toàn phần và 4% cholesterol xấu, từ đó ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bên cạnh, sữa ong còn tham gia điều trị các chứng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, suy tim, đau thắt ngực, duy trì khả năng đàn hồi và tăng khả năng co bóp của tim.

Giúp cải thiện huyết áp

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì sữa ong chúa phải thông qua việc giảm huyết áp. Dưới tác động của  protein các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch được thư giãn, chúng không cần hoạt động quá nhiều nên huyết áp sẽ không bị tăng cao.

Cho dù vậy thì tác dụng này vẫn cần được nghiên cứu thêm vì vẫn chưa có tài liệu chính xác.

Ổn định đường huyết

Sau khi sữa ong chúa giảm sự mất cân bằng oxi hóa và tình trạng viêm ở các cơ quan thì lượng đường trong máu và độ nhạy insulin sẽ được kiểm soát. Và đối tượng nên dùng sữa ong chúa để ổn định đường huyết là những người béo phì vì lượng đường trong máu của họ cực kỳ cao. Nhờ vậy cũng phòng gừ được bệnh tiểu đường.

Hữu ích dành cho bạn  Bị nhiệt miệng phải làm sao? Nguyên nhân và dấu hiệu

Chữa lành vết thương

Vết thương ở tay
Vết thương ở tay

Ngoài khả năng hỗ trợ chữa bệnh, cung cấp nguồn vitamin còn thiếu bên trong cơ thể thì sữa ong chúa còn tăng cường sản xuất collagen. Collagen đóng vai trò của một loại protein nắm giữ cấu trúc quan trọng trong việc phục hồi các vết thương trên da. Để tăng sức đề kháng, giúp kháng khuẩn, giữ vết thương không bị nhiễm trùng thì ta nên bổ sung sữa ong chúa qua đường uống.

Làm đẹp da mặt

Sữa ong chúa có tác dụng gì cho da mặt? Có thể nói công dụng của sữa ong chúa đối với việc làm đẹp da còn vượt trội hơn cả những sản phẩm được điều chế tại các công ty. Da cũng như các cơ quan khác cần một nguồn dinh dưỡng cực kì lớn để phát triển, đồng thời để phục hồi các tổn thương trên da do mụn và viêm nhiễm hình thành nên. Trong đó protein và peptid là dưỡng chất không thể thiếu.

Chính vì lẽ đó muốn đẹp da, trị nám, giúp da mềm mịn thì không thể bỏ qua sữa ong chúa. Protein và peptid trong sữa ong giúp tế bào bị tổn thương được chữa lành, tái tạo da mặt mịn màng. Kết hợp với chất chống oxy giúp bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Từ đó các vết nám, sạm, thâm do mụn sẽ không thành vấn đề, sẽ mờ dần mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều tiền.

Điều trị khô mắt

Khô mắt
Hình ảnh mắt bị khô

Không chỉ da mặt, mắt cũng là bộ phận nhận được rất nhiều lợi ích khi dùng sữa ong chúa mỗi ngày. Khô mắt là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện khi thời tiết khô lạnh, dùng nhiều máy tính, thiết bị điện tử. Thay vì dùng các loại thuốc nhỏ mắt chỉ đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn thì bạn có thể dùng sữa ong chúa mỗi ngày.

Đặc tính của sữa ong chúa có thể điều trị tình trạng khô mắt mãn tính, kích thích tuyến lệ trong mắt tiết nước mắt nhiều hơn. Cho đến hiện tại vẫn chưa có thông tin liên quan đến tác dụng phụ của loại này trong việc uống bổ sung cho mắt. Do đó mọi người có thể sử dụng sữa ong chúa để phòng chống rủi ro và nguy cơ tổn thương mắt.

Làm mặt nạ dưỡng da

Một số sản phẩm làm đẹp được chiết xuất từ sữa ong chúa là mặt nạ, kem dưỡng ẩm, nó được quảng bá với công dụng giúp làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên theo nhiều cơ chế khác nhau.

Các thành phần hóa học kết hợp với vitamin trong sữa ong chúa hỗ trợ duy trì làn da khỏe mạnh, giữ được độ mịn màng và nét trẻ trung và ngăn chặn sự tác động của các yếu tố gây ra mụn, làm bí lỗ chân lông.

Ngăn ngừa ung thư

Tế bào ung thư
Hình ảnh Tế bào ung thư

Ung thư là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Một số biện pháp được áp dụng để điều trị bệnh là hóa trị. Dù hiệu quả của phương pháp này vượt trội hơn những cách khác nhưng bệnh này cũng để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như suy tim, viêm nhiễm đường tiêu hóa.

Sữa ong chúa được cho là dược phẩm quan trọng làm giảm tác dụng phụ trong suốt quá trình điều trị ung thư bằng các bôi ngoài da hoặc dạng viên uống.

Giúp tăng cường miễn dịch

Vi khuẩn và virus từ bên ngoài làm hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ dẫn đến các bệnh lý như cảm mạo, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Axit béo trong sữa ong chúa được biết đến là hợp chất có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn, giảm tỷ lệ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Không quên thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khác từ bên trong và bên ngoài.

Hữu ích dành cho bạn  U xơ tử cung là gì? U xơ tử cung có nguy hiểm không?

Trị chứng mãn kinh

Độ tuổi mãn kinh
Phụ nữ khó chịu khi bước vào độ tuổi mãn kinh

Mãn kinh luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ. Sự suy giảm nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh gây ra những ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khỏe và làn da. Trong giai đoạn này, phụ nữ thường có cảm giác khó chịu, hay lo lắng, dễ xuất hiện các cơn đau, trầm cảm, trí nhớ kém.

Một nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh cho thấy sữa ong chúa không trị dứt điểm nhưng có thể hỗ trợ chị em tránh khỏi một số cảm xúc bất ổn trong thời kỳ đầu của độ tuổi. Việc bổ sung dưỡng chất từ sữa ong chúa có thể làm mờ các vết chân chim, nếp nhăn trên da.

Cải thiện chức năng sinh lý

Đáp án cho câu hỏi sữa ong chúa có tác dụng gì chính là tăng cường sinh lý. Một điều mà chúng ta cần phải ngạc nhiên là sữa ong chúa có khả năng điều trị chứng yếu sinh lý ở nam và nữ. Đối tượng trong tình trạng liệt dương hoặc mãn kinh thì không nên bỏ lỡ. Nó có thể giúp hạnh phúc gia đình vui vẻ và trọn vẹn nhưng không phù hợp với một số trường hợp dưới đây:

  • Ung thư vú
  • Huyết áp thấp
  • Dị ứng phấn hoa
  • Viêm da cơ địa
  • Đau bụng
  • Hen suyễn
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Lưu ý khi sử dụng

Uống sữa ong chúa
Uống sữa ong chúa

Song song với nhiều công dụng tuyệt vời là một số tác dụng phụ gây ra cho sức khoẻ của sữa ong chúa. Để tránh vấn đề này xảy ra, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau đây:

Đối tượng nên sử dụng

  • Nam giới bị yếu sinh lí, nữ giới vô sinh
  • Người có giấc ngủ không ngon, thường xuyên  mất ngủ
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh
  • Người bị hội chứng cao huyết áp và mỡ trong máu
  • Chị em hay bị rụng tóc, dễ dẫn đến hói đầu
  • Trẻ em bị suy dinh dưỡng bẩm sinh, khó hấp thụ chất dinh dưỡng
  • Da nổi nhiều mụn, nám và tàn nhang
  • Người già đang có vấn đề về xương khớp, bị phong thấp, viêm khớp kéo dài

Ai không nên dùng sữa ong chúa?

Đối tượng không phù hợp với sữa ong chúa
Đối tượng không phù hợp
  • Bệnh nhân có tiền sử bị huyết áp thấp
  • Đối tượng hay bị chứng bệnh rối loạn đường tiêu hoá, táo bón, đi ngoài
  • Người bị sốt cao
  • Trẻ em dưới 13 tuổi
  • Cơ địa yếu, dễ bị dị ứng
  • Bệnh nhân đang điều trị ung thư

Thời điểm dùng sữa ong chúa

Muốn tận dụng hết giá trị dinh dưỡng của sữa ong chúa ta cần biết cách sử dụng và thời điểm bổ sung thích hợp nhất. Thời điểm lý tưởng được nói đến ở đây là dùng trước khi ăn sáng khoảng 30 phút hoặc trước khi đi ngủ.

Vào buổi sáng, bụng đang đói, dùng sữa ong chúa sẽ đem đến nhiều năng lượng tích cực. Nếu thời điểm buổi tối, giấc ngủ sẽ được cải thiện, giúp ngủ ngon hơn và không có cảm giác đói vào ban đêm.

Hướng dẫn cách dùng sữa ong chúa

cách dùng sữa ong chúa thường xuyên
cách dùng sữa ong chúa

• Dùng với nước ép trái cây

Sữa ong chúa có mùi vị ợ, hơi chua, hoà tan trong miệng ngay lập tức nhưng khá khó uống. Vì vậy thay vì dùng trực tiếp thì có thể pha với các sản phẩm, nguyên liệu khác như mật ong hoặc nước ép trái cây.

Pha 1 thìa cà phê sữa ong chúa cùng với nước ấm và dùng mỗi bữa sáng.

• Ăn sữa ong chúa nguyên chất

Nếu bạn chịu được mùi vị nguyên bản của sữa ong chúa thì có thể dùng trực tiếp. Cho vào miệng rồi ngậm để sữa tan từ từ, có thể ăn 1-2 lần mỗi ngày đối với người lớn còn trẻ em thì chỉ 1 muỗng.

• Làm mặt nạ chăm sóc da từ sữa ong chúa và bột nghệ

mặt nạ chăm sóc da từ sữa ong chúa và bột nghệ
mặt nạ chăm sóc da từ sữa ong

Việc đắp mặt nạ từ sữa ong chúa không chỉ giúp da thêm mềm mịn mà còn hạn chế được các tác dụng phụ nguy hiểm khác. Ong chúa phù hợp với nhiều nguyên liệu nên việc làm mặt nạ tại nhà là vô cùng đơn giản. Có thể lấy bột nghệ vàng trộn chung với sữa ong chúa và mật ong, trộn đều hỗn hợp và thoa lên khắp da mặt. Dùng như các mặt nạ thông thường và không quên rửa mặt sau khi sử dụng.

Hy vọng bạn đã biết được sữa ong chúa có tác dụng gì qua bài viết được kể trên. Sữa ong chúa quả thật là một thực phẩm đầy bổ dưỡng, nâng cao sức khỏe và chăm sóc cho cơ thể từ bên trong cho đến việc làm đẹp bên ngoài da. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ về sữa ong chúa trước khi dùng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top