Đối với một số chị em lần đầu làm mẹ, còn bỡ ngỡ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ bắt đầu sau khi sinh mà các mẹ nên tìm hiểu những thông tin chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, hay các bệnh lý liên quan trong giai đoạn trước khi sinh. Đã từng có ai thắc mắc rằng tại sao trẻ sơ sinh bị hôi miệng và cần được xử lý như thế nào không? Hãy đi tìm hiểu cùng Huong.vn nhé!

Tìm hiểu về triệu chứng hôi miệng

Triệu chứng hôi miệng là gì?

Hình ảnh đứa bé
Hôi miệng ở trẻ

Bệnh hôi miệng là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên bề mặt niêm mạc lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Triệu chứng hôi miệng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, có thể do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, sử dụng chất kích thích như thuốc lá, hay các thực phẩm có mùi hăng. Hôi miệng cũng là vấn đề thường gặp phải ở trẻ sơ sinh.

Vì trong giai đoạn này, các loại đồ chơi thiếu vệ sinh, các dụng cụ sinh hoạt của bé không được sát khuẩn kỹ. Cũng có thể do trong lúc này bé chưa thể tự vệ sinh răng miệng hoặc cha mẹ chưa thực hiện đúng cách làm trẻ bị hôi miệng.

Biểu hiện triệu chứng hôi miệng 

  • Hơi thở có mùi khó chịu vào mỗi buổi sáng thức dậy hoặc chiều muộn khi trẻ đói.
  • Có nhiều mảng bám trên răng, lưỡi và cao răng.
  • Miệng khô, ít tiết nước bọt.
  • Khi che miệng, mũi thở ra mùi khó chịu.
  • Khi trẻ ngậm vào ngón tay, đồ vật cũng thấy xuất hiện mùi hôi.
  • Khi dùng dụng cụ kiểm tra, đưa dụng cụ vuốt lưỡi trẻ từ trong ra ngoài thì dụng cụ có mùi khó chịu

Nếu bé của các mẹ có những biểu hiện như trên, thì khả năng là bé đã bị hôi miệng. Chúng ta thường tự hỏi tại sao trẻ sơ sinh bị hôi miệng trong khi chưa tiếp xúc các thức ăn nặng mùi hay thường xuyên vệ sinh răng miệng như vẫn gặp phải tình trạng này. Hãy tham khảo thông tin dưới đây để xem bé nhà mình bị hôi miệng do nguyên nhân nào để xử lý và khắc phục nhé.

Hữu ích dành cho bạn  11+ Cách làm kinh nguyệt hết trong 2 ngày an toàn chị em nên biết

Tại sao trẻ sơ sinh bị hôi miệng

Hình ảnh trẻ sơ sinh
Tại sao trẻ sơ sinh bị hôi miệng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng. Tùy vào trường hợp hoàn cảnh và đối tượng để đánh giá và xem xét. Người lớn và trẻ em sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Vậy nguyên nhân bị hôi miệng xuất phát từ đâu?

Tật bú tay

Hình ảnh bú tay
Bú tay

Những bé sơ sinh thường xuyên có thói quen bú tay, khi chúng ta không thể chắc chắn đảm bảo rằng tay của bé không có sự xâm nhập của vi khuẩn. Điều này khiến bé dễ dàng bị hôi miệng.

Ngậm ti giả

Hình ảnh ngậm ti giả
Ngậm ti giả

Để dễ dàng trong việc chăm sóc con, các mẹ thường cho con sử dụng ti giả. Điều này không xấu, nhưng nó sẽ xấu khi các mẹ không sát khuẩn cho con trước khi sử dụng. Để  ngoài khiến các vi khuẩn bám vào, sau đó bé sử dụng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào miệng của bé hơn. 

Để trẻ bị khô miệng 

Khô miệng cũng sẽ là nguyên nhân khiến trẻ bị khô miệng. Tuyến nước bọt có vai trò giữ cho khoang miệng được sạch. Việc tuyến nước bọt không đủ, sẽ gây khó khăn trong việc loại bỏ hạt thức ăn chủ yếu là sữa xuống ruột giảm tình trạng hôi miệng.

Không vệ sinh răng miệng thường xuyên

Hình ảnh vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng

Các mẹ thường chủ quan và xem thường việc vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh. Lúc này trẻ chưa tự vệ sinh, mẹ nên thường xuyên chủ động vệ sinh cho bé bằng dụng cụ như rơ lưỡi. Vệ sinh qua loa cũng không thể đảm bảo vi khuẩn được loại bỏ hoàn toàn. Vì thế các mẹ nên tìm hiểu cách vệ sinh miệng đúng cách cho trẻ.

Trẻ thở bằng miệng

Thường xuyên thở bằng miệng trong lúc ngủ, sẽ có cảm giác khô miệng, khó chịu lâu dần gây các vấn đề có hại cho khoang miệng cũng như cấu hình của hàm răng. Đối với trường hợp này, mẹ sẽ ngửi thấy mùi hôi của bé sau khi bé ngủ dậy

Ăn các thực phẩm nặng mùi 

Không chỉ ở trẻ, ngay cả người lớn khi ăn phải các thực phẩm nặng mùi ngay lập tức sẽ cảm thấy hôi miệng và không tự tin. Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với vô vàn thực phẩm, nếu không biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ làm cho bạn gặp phải tình trạng hôi miệng.

Sử dụng thuốc

Hình ảnh thuốc
Sử dụng thuốc

Nếu trẻ đang trong quá trình điều trị bệnh và sử dụng thuốc kháng sinh. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng. Trong thuốc có chứa các chất  như thuốc kháng histamin H1 (promethazine hydrochloride, loratadin, cetirizin hydrochloride,…Ngoài ra các thuốc trị hen, thuốc trị tiêu chảy, thuốc trị Parkinson, thuốc điều trị trào ngược dạ dày có chứa dimetylsulfat,…cũng sẽ làm trẻ bị hôi miệng. 

Hữu ích dành cho bạn  Bật mí cách ăn khoai lang giảm cân trong vòng 1 tuần

Nếu việc vệ sinh răng miệng cho bé có thể giúp mùi hôi giảm dần và hết hẳn thì điều này là bình thường, không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu đã thử nhiều cách nhưng tình trạng của bé không giảm. Thì có thể bé đã gặp phải các bệnh nghiêm trọng hơn dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị hôi miệng là bệnh gì?

  • Viêm xoang: khi trẻ bị viêm xoang, các triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi dẫn đến nghẹt mũi, khiến trẻ chỉ thở bằng miệng gây khô miệng, dẫn đến triệu chứng  hôi miệng ở trẻ sơ sinh.
  • Do rối loạn tiêu hóa, táo bón, trào ngược dạ dày, rối loạn đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng. Do thức ăn, chủ yếu là sữa trào ngược lên miệng gây hôi miệng. Trào ngược axit khiến trẻ bị ọc sữa do các chất trong dạ dày bị trào ngược lên vòm họng.

Nguyên nhân này sẽ đi kèm với một số biểu hiện khác như nôn trớ sau khi mẹ cho bé ăn. 

  • Phì đại tuyến Amidan hoặc u tuyến amidan: bình thường amidan ở trẻ khỏe mạnh có màu hồng, không có đốm, nhưng khi amidan bị nhiễm trùng sẽ có màu đỏ, sưng tấy, có những đốm trắng và có mùi hôi. Vi khuẩn tích tụ ở họng và mùi chua của nhiễm trùng gây ra hơi thở có mùi ở trẻ.
  • Bệnh đái tháo đường typ 1: khi tuyến tụy ngừng tiết insulin – hormone giúp chuyển hóa các chất carbohydrate từ thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ bắt đầu tấn công và phá hủy tế bào beta – tế bào sản xuất insulin gây ra triệu chứng gồm cả hơi thở có mùi hôi.
  • Bệnh thận mãn tính: Khi chức năng thận không thể phục hồi hoặc suy giảm dẫn đến tình trạng kém ăn, nôn mửa, đau đầu, ốm yếu, nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính. Từ đó, dẫn đến tình trạng bị hôi miệng.

Vì vậy, nếu đã loại bỏ được các nguyên nhân không nghiêm trọng, nhưng triệu chứng của bé không thuyên giảm thì mẹ nên đưa đến bác sĩ nhi khoa để xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Cách chữa trị trẻ sơ sinh bị hôi miệng

Nước muối súc miệng 

Nước muối được xem là khắc tinh của các vi khuẩn cư trú trong khoang miệng. Dùng nước muối pha loãng sẽ làm giảm tình trạng hôi miệng ở trẻ, ngoài ra nước muối còn giúp trẻ tránh khỏi các cơn đau do nhiệt miệng, viêm lợi. 

Hữu ích dành cho bạn  Trứng luộc để được bao lâu? 6+ cách bảo quản trứng lâu hỏng

Lá bạc hà 

Bạc hà là thành phần xuất hiện trong kem đánh răng hằng ngày, nó có mùi thơm và tạo ra hơi thở thơm mát. Từ đó, giúp khử mùi hôi trong miệng cho bé. Mẹ có thể sử dụng lá bạc hà rồi giã nát lấy nước, sau đó hòa với nước lọc theo tỉ lệ 1:1 thêm vài hạt muối trắng để tăng tính hiệu quả.

Lá trầu không

Lá trầu là bài thuốc dân gian của ông cha ta, lá trầu rất hiệu quả đối với bệnh hôi miệng và các vấn đề liên quan đến răng miệng khác như nha chu. Trong lá trầu không chứa tinh dầu có tính sát khuẩn rất cao, vì thế nó sẽ giúp làm giảm sự tấn công của vi khuẩn. Mẹ nên đun sôi lá trầu không rồi lấy nước để nguội, cho bé súc miệng hằng ngày.

Bột quế và mật ong 

Mật ong được xem là kháng sinh tự nhiên chống lại vi khuẩn, mẹ nên tập thói quen cho bé sử dụng mật ong hằng ngày để hơi thở luôn thơm mát. Quế các tác dụng lấn át mùi hôi cực kì hiệu quả. Mẹ nên kết hợp cho trẻ hai thành phần này với nhau để có hiệu quả tốt hơn nhé.

Nước chanh và mật ong

Chanh và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo. Có thể có tác dụng với rất nhiều triệu chứng và bệnh hôi miệng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý nên dùng với 1 đến 2 giọt chanh không nên dùng quá nhiều.

Rơ lưỡi thành phần thảo mộc

Phương pháp này đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, mẹ có thể thay thế các phương pháp trên này bằng cách sử dụng các rơ lưỡi có thành phần từ thảo mộc như bạc hà, trà xanh, rau ngót,…để vệ sinh răng lợi hằng ngày tránh tình trạng kéo dài.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị hôi miệng

  • Trẻ sơ sinh cần được rơ lưỡi ít nhất ngày 1 lần vào buổi sáng.
  • Trẻ nhỏ nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau 30 phút mỗi bữa ăn.
  • Bổ sung đủ nước nhất là uống nước tráng miệng sau ăn, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng.
  • Hạn chế ăn thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành.
  • Bỏ thói quen mút tay, ngậm ti giả hoặc nếu không cần sát khuẩn tay và ti giả, đồ trẻ chơi phải sạch sẽ và được tiệt trùng.
  • Hạn chế đồ ngọt chứa nhiều đường như bánh kẹo, socola, nước ngọt,…
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi mẹ nên tập sử dụng bàn chải rơ lưỡi có mặt lông bàn chải  mềm an toàn để có thể làm sạch các đồ ăn hằng ngày cho bé

Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề “Tại sao trẻ sơ sinh bị hôi miệng” Huong.vn tin rằng những thông tin cung cấp ở trên sẽ hữu ích giúp các mẹ, không còn là nỗi lo của các mẹ đang đau đầu vì triệu chứng này. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không còn là điều khó khăn đối với các mẹ nữa. 

Cửa hàng Sức khỏe Hương Việt Nam 

Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Đà Nẵng

Hotline: 0789277892

Google Map: https://goo.gl/maps/cAXCrofVdDshYLHX8

Website: https://huong.vn

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top