Da có nhiều bệnh lý khác nhau về triệu chứng, tác nhân gây bệnh và cả phương pháp điều trị. Một số bệnh chỉ gây ảnh hưởng tạm thời nhưng một vài bệnh khác lại có ảnh hưởng lâu dài và nguy hiểm khi chúng bị biến chứng. Cùng Hương.vn tìm hiểu về các bệnh về da ở người trưởng thành dưới bài viết này nhé.

Các bệnh về da thường gặp nhất

Bệnh da liễu là những bệnh biểu hiện ngoài bề mặt da do nhiều tác nhân gây nên, thông thường là dị ứng, virus, vi khuẩn hoặc cơ địa của người bệnh

Các Bệnh da liễu hầu như không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người mắc phải. Đặc biệt người mắc các bệnh da liễu thường có xu hướng tự ti, mặc cảm do mất thẩm mỹ ở bề mặt da.

Bệnh zona người lớn

Bệnh zona người lớn
Bệnh zona

Biểu hiện của bệnh zona ở giai đoạn sớm là các vết ban đỏ trên da, sau đó tiến triển thành mụn kèm theo là đau. Bệnh zona khiến da bị bỏng, ngứa ran hoặc trở nên rất nhạy cảm. Bệnh zona có thể xuất hiện trên bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Biểu hiện trên da thường kéo dài khoảng 7-10 ngày, nhưng đau dây thần kinh thì có thể kéo dài hàng tháng.

Mặc dù tình trạng các bệnh về da sẽ hồi phục nhưng nó vẫn gây đau, tê, ngứa kéo dài hàng tháng, hàng năm, thậm chí là cả đời. Để điều trị bệnh zona, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng virus, giảm đau.

Phát ban (nổi mề đay ở người lớn)

Phát ban (nổi mề đay)
Phát ban có thể xuất hiện trên bất kì bộ phận nào của cơ thể

Khi bị nổi mề đay, các nốt phát ban có thể gây ngứa, cảm giác châm chích như kiến lửa đốt. Các nốt phát ban khác nhau kích thước, đôi khi kết hợp với nhau thành mảng. Chúng có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể và lan rộng chỉ vài phút đến vài ngày.

Nguyên nhân gây ra gồm các tác nhân như nhiệt độ cao, nhiễm trùng viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm virus hay dị ứng với thuốc, thực phẩm và phụ gia thực phẩm.

Hữu ích dành cho bạn  11+ Cách làm mờ sắc tố da hiệu quả tại nhà

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến
Bệnh vảy nến là gì? Cách điều trị thế nào?

Các mảng da dày, đỏ được phủ bởi lớp vảy trắng hoặc bạc là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến hoạt động khi hệ thống miễn dịch làm kích hoạt các tế bào da mới phát triển quá nhanh, nhưng nguyên nhân chính gây ra bệnh này thì vẫn còn chưa rõ.

Các mảng bám thường xuất hiện trên các bộ phận của cơ thể như da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới. Chúng có thể tuy chữa lành nhưng sẽ quay trở lại trong những thời điểm khác của cuộc đời. Phương pháp điều trị vảy nến bao gồm bôi kem và thuốc mỡ cho da, sử dụng liệu pháp ánh sáng hay thuốc uống, tiêm.

Bệnh chàm

Bệnh chàm
Bệnh chàm được phân thành nhiều loại nhưng những biểu hiện lại khá giống nhau

Bệnh chàm là một thuật ngữ để thể hiện tình trạng viêm da không lây nhiễm. Biểu hiện bệnh là làn da có màu đỏ, khô và gây ngứa. Bệnh chàm có tính di truyền, các yếu tố gây khởi phát, tăng nặng bệnh gồm căng thẳng thần kinh, tiếp xúc quá nhiều các chất kích thích như xà phòng, chất gây dị ứng hay khí hậu đều có thể kích hoạt bệnh bùng phát.

Ở người lớn, chàm thường xuất hiện ở khuỷu tay, bàn tay và ở các nếp gấp của da. Một số loại thuốc điều trị bệnh chàm được kê để bôi lên da hoặc một số thuốc theo đường uống hoặc tiêm.

Mụn thịt

Mụn thịt
Mụn thịt là nỗi ám ảnh của chị em

Là những mẫu da nhỏ có màu thịt hoặc hơi sẫm màu bám trên bề mặt da. Chúng thường được tìm thấy trên các bộ phận như lưng, cổ, ngực, nách, dưới ngực, háng. Mụn thịt xuất hiện thường xuyên nhất ở phụ nữ và người già.

Mụn thịt không nguy hiểm và thường không gây đau ngoại trừ khi chúng bị kích thích lúc quần áo hoặc da gần đó cọ xát với chúng. Bác sĩ có thể cắt nốt mụn, đóng băng hoặc đốt chúng đi.

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá bùng phát khi lỗ chân lông bị tắc dầu dẫn đến tế bào da chết bị viêm. Có 2 loại mụn chính là mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Khi lỗ chân lông mở, chuyển sang màu tối gọi là mụn đầu đen, lỗ chân lông bị tắc hoàn toàn gây nên mụn đầu trắng.

Mụn trứng cá là một trong các bệnh về da thường gặp
Mụn trứng cá là một trong các bệnh về da thường thấy

Vi khuẩn và các yếu tố kích thích là nguyên nhân kích hoạt mụn trứng cá hoạt động. Chúng thường xuất hiện trên lưng, mặt và ngực, có thể bị nổi thêm mụn mủ và u nang. Để giúp kiểm soát tình trạng mụn trứng cá, hãy giữ cho vùng da bị nhiều dầu luôn sạch sẽ và tuyệt đối không nặn mụn vì có thể gây nhiễm trùng và sẹo.

Hữu ích dành cho bạn  Review bộ đôi sữa tắm Hasi Kokeshi dưỡng da trắng sáng

Nốt ruồi

mỗi người khi sinh ra đều có nốt ruồi
Thường mỗi người khi sinh ra đều có ít nhất một nốt ruồi

Nốt ruồi thường có màu nâu hoặc màu đen, có thể có bất cứ đâu trên cơ thể. Chúng xuất hiện một mình hoặc đôi lúc theo nhóm, thường xuất hiện ở trước tuổi 20. Một số nốt ruồi sẽ thay đổi chậm theo năm tháng, có thể đi từ phẳng rồi lớn dần lên, mọc tóc hoặc vết bị mụn thay đổi màu sắc .

Bạn nên để ý kĩ chu trình chăm sóc da của mình, gặp bác sĩ nếu thấy bất kỳ sự thay đổi về đường viền trên da không đều, màu sắc bất thường hay chảy máu hoặc ngứa ở các vết mụn.

Nám

Nám là một vấn đề khó điều trị
Nám là một trong các bệnh về da khá nhạy cảm của chị em phụ nữ

Nám là các mảng da màu nâu xuất hiện trên má, mũi, trán và cằm. Thường gặp nhất là “nám thai kỳ” bởi vì nó xảy ra ở nhiều phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đàn ông cũng có thể bị nám.

Nếu nám không tự biến mất sau khi sinh, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị bằng kem bôi theo đơn, hoặc các sản phẩm không kê đơn hay điều trị bằng tia laser. Cần tham khảo Cách trị nám tại nhà hiệu quả đáng kể chị em nên quan tâm để có cách trị các bệnh về da như nám có hiệu quả và đúng cách

Ánh sáng mặt trời sẽ làm cho nám trở nên tồi tệ hơn, vì vậy luôn sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài và có chỉ số SPF ít nhất là 30.

Mụn cóc

Mụn cóc
Cân nhắc phương pháp điều trị mụn cóc

Trong hầu hết các trường hợp mụn cóc thường xuất hiện trên ngón tay hoặc bàn tay. Chúng gây ra bởi virus papilloma và lây lan khi bạn chạm vào thứ gì đó được sử dụng bởi người bị bệnh. Để ngăn ngừa mụn cóc phát triển và xuất hiện nhiều hơn, nên điều trị sớm và không được tự cắt mụn này tại nhà.

Mụn cóc thường vô hại và không gây đau. Bạn có thể điều trị tại nhà làm giảm mụn cóc bằng các phương pháp dân gian, bằng thuốc bôi hoặc bác sĩ có thể đóng băng vết mụn hoặc đốt đi. Ngoài ra, các kỹ thuật loại bỏ tiên tiến hơn gồm phẫu thuật, tia  laser và hóa chất. 

>> Xem thêm các cách trị mụn cóc

Cách phòng tránh các bệnh về da

Để phòng tránh các bệnh về da thì cần thực hiện những biện pháp sau đây:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng tránh các bệnh về da
  • Thường xuyên tắm gội kĩ càng để rửa trôi hết bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi, bã nhờn bám trên da
  • Tắm rửa, vệ sinh cơ thể làn da sạch sẽ sau ngày làm việc mệt nhọc hoặc tập thể dục thể thao.
  • Không nên lạm dụng quá nhiều sữa tắm hay dầu gội gây tổn hại lớp chất nhờn trên da.
Hữu ích dành cho bạn  Liệt kê các chất gây dị ứng trong mỹ phẩm cần tránh

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm quá nhiều

  • Làn da mặt vốn rất nhạy cảm nên việc lạm dụng mỹ phẩm sẽ gây dị ứng mỹ phẩm, viêm da, nám da, các bệnh về da thậm chí là ung thư.
  • Các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay cũng rất dễ gây dị ứng, viêm da đầu và các vấn đề khác.

Bảo quản quần áo và đồ dùng cá nhân

  • Không nên mặc chung hoặc cho bất kì ai mượn đồ của mình.
  • Quần áo lúc nào cũng phải được giặt sạch sẽ, phơi khô dưới ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn,
  • Bảo đảm treo quần áo, đồ dùng cá nhân nơi sạch sẽ thoáng mát.
  • Không mặc quần áo ẩm ướt, quần lót quá chật vì sẽ dễ gây nấm da.
  • Một số loại quần áo vải, làm bằng ni lông, sợi tổng hợp dễ cũng gây dị ứng da. Vì vậy cần lựa chọn những chất liệu mát, mỏng, dễ thấm hút mồ hôi sẽ tốt hơn cho làn da.

Chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế các bệnh ngoài da

Sử dụng thực phẩm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng.
Sử dụng thực phẩm nhiều vitamin C để tăng ngăn ngừa các bệnh về da
  • Chế độ ăn đảm bảo chứa đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp da tăng sức đề kháng, từ đó phòng ngừa các bệnh ngoài da tốt hơn.
  • Việc thiếu chất dinh dưỡng sẽ dễ gây ra các triệu chứng ngứa da.
  • Với người bị cơ địa dị ứng, cần hạn chế các chất kích thích, trà, cà phê, các loại hải sản cua, tôm, mực hoặc các đồ ăn có thể gây dị ứng cho da
  • Thay thế các thực phẩm không lành mạnh bằng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C tăng sức đề kháng.
  • Ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, thức ăn giàu canxi như đậu nành, cá hồi…
Khám và điều trị bệnh ngoài da ở đâu tốt?
Nên thăm khám và điều trị bệnh ngoài da kịp thời

Bệnh ngoài da là nhóm bệnh phổ biến ở nước ta. Bệnh ngoài da có thể tái phát, khó điều trị dứt điểm và dễ lây lan cho những người xung quanh. Nhiều người thậm chí mất đi vẻ đẹp tự nhiên, dần thiếu tự tin với làn da của mình khi gặp phải các vấn đề về da liễu.

Vì vậy, cách tốt nhất là nên đi khám ở các cơ sở y tế về chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám, tư vấn cũng như có phương pháp điều trị kịp thời.

Mọi thắc mắc hãy liên hệ Cửa hàng chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp Hương.vn để được tư vấn các bệnh về da cũng như phương pháp điều trị nhé.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top