Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nếu không phát hiện kịp thời và có hướng chữa trị phù hợp thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ rất nghiêm trọng, bởi vậy các mẹ không được lơ là nếu trẻ có dấu hiệu của bệnh.

Khác với táo bón khiến trẻ khó đi ngoài, bệnh tiêu chảy lại khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều, phân lỏng nhiều nước.

Việc này lại gián tiếp làm cho trẻ lâm vào tình trạng mất nước, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và thân nhiệt của trẻ. Nếu để lâu mà không có biện pháp thích hợp có thể dẫn tới tử vong ở trẻ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách chữa trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn tình trạng này.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường có các dấu hiệu đặc trưng rất dễ nhận ra, dưới đây là một vài biểu hiện chính:

  • Bé đi ngoài nhiều hơn so với bình thường
  • Phân đi ngoài lỏng, nhiều khi chỉ có nước
  • Màu phân không tự nhiên, mùi tanh, đôi khi lẫn cả máu
  • Trẻ quấy khóc khi đi ngoài
  • Nếu nặng thì trẻ còn có thể bị sốt hoặc nôn ói
Mẹ cần quan sát phân để biết trẻ có bị tiêu chảy hay không
Mẹ cần quan sát phân để biết trẻ có bị tiêu chảy hay không

Việc nhận biết thường dựa nhiều vào tình trạng phân, bởi ở lứa tuổi sơ sinh, việc số lần trẻ đi ngoài hàng ngày thay đổi là chuyện bình thường. Trẻ dưới 3 tháng tuổi thường đi ngoài từ 2 – 5 lần mỗi ngày, trẻ trên 6 tháng tuổi thì dao động ở 1 – 2 lần.

Hữu ích dành cho bạn  Các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi tốt, an toàn hiện nay

Tại sao trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Ở lứa tuổi trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng chủ yếu đến từ sữa mẹ, sữa công thức và đồ ăn dặm nếu trẻ trên 6 tháng tuổi. Bởi vậy nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy cũng xoay quanh vấn đề dinh dưỡng.

  • Nguyên nhân hàng đầu hiện nay là bệnh nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt là virus Rota. Đây là loại virus gây ra nhiều bệnh về hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột…
  • Khi trẻ đang bú mẹ và chuyển sang sữa công thức, khiến cơ thể chưa kịp thích nghi.
  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm.
  • Khi cơ thể trẻ không sản xuất đủ Lactase, một thành phần quan trọng để tiêu hóa Lactose trong sữa. Thì lượng Lactose dư thừa này sẽ tích tụ lại và gây ra tiêu chảy ở trẻ.
  • Ngoài ra, việc mẹ ăn những thức ăn lạ, làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Nắm rõ được nguyên nhận, chắc chắn bạn sẽ chủ đồng phòng tránh cho trẻ đươc phần nào khả năng bị tiêu chảy.

Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Việc phòng tránh là cần thiết, nhưng nếu không may trẻ vẫn bị tiêu chảy thì phải làm sao?

Dưới đây là những điều bạn cần tuần thủ nếu không may trẻ bị tiêu chảy.

  • Cho bé bú nhiều hơn để bù lại lượng nước đã mất.
  • Vệ sinh sạch sẽ tay và núm vú trước khi cho trẻ bú
  • Vệ sinh sạch sẽ khi thay tã
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu được thì hãy bổ sung 50 – 100ml nước Oresol sau mỗi lần trẻ đi ngoài.
  • Nếu mới dùng sữa công thức mà trẻ bị tiêu chảy thì có thể đổi loại sữa khác để phù hợp hơn.
  • Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ cần thay đổi khẩu phần ăn của mình. Tham khảo bài Mẹ nên ăn gì khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài.
Hữu ích dành cho bạn  Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng tuổi

Lưu ý quan trọng: những phương pháp trên chỉ áp dụng nếu trẻ mới bắt đầu bị tiêu chảy và biểu hiện còn nhẹ. Nếu bệnh có tiến triển xấu hoặc thời gian dài thì bạn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Nếu trẻ có biểu hiện nặng, cần đưa tới cơ sở y tế ngay
Nếu trẻ có biểu hiện nặng, cần đưa tới cơ sở y tế ngay

Khi nào nên đưa trẻ tới bác sĩ?

Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kèm những biểu hiện dưới đây, bạn cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:

  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng như môi khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, vật vã, kích thích…
  • Nếu trẻ có sốt
  • Nếu trẻ nôn hơn 12 tiếng
  • Nếu phân có mùi thối hoặc giống có mỡ
  • Nếu phân có máu hoặc nhầy hoặc có màu đen
  • Nếu tiêu chảy nặng hơn 48 giờ

Việc nhận được thăm khám kịp thời của bác sĩ là rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, do đó các mẹ không nên tự ý điều trị cho con tại nhà bằng các bài thuốc chưa được kiểm chứng, gián tiếp gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.

Hy vọng qua bài hướng dẫn này, bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh cũng như các bước chăm sóc, chữa trị cho trẻ khi bệnh mới bắt đầu.

Chúc bạn và con luôn khỏe mạnh.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top