Trẻ sơ sinh giai đoạn 1 tháng tuổi rất hay gặp phải tình trạng đầy bụng, nhất là đối với trẻ bú bình. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng cũng gây không ít khó chịu và khiến các mẹ lo lắng. Lúc này, các mẹ cần có các biện pháp chăm sóc để giúp bé thoát khỏi tình trạng này. Vậy trẻ sơ sinh bị đầy bụng phải làm sao? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng, giúp các mẹ giải quyết vấn đề này dễ dàng.
Triệu chứng chướng hơi, đầy bụng ở trẻ
Đầy bụng ở trẻ sơ sinh là gì?
Đầy bụng ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý ở đường tiêu hoá. Khi thức ăn xuống ruột, ruột non sẽ hấp thu dưỡng chất, ruột già chịu trách nhiệm phân huỷ carbon dioxide và hydro để tạo thành bong bóng khí. Để giảm bóng khí thì ợ hơi là hoạt động cần thiết. Tuy nhiên một khi không ợ hơi thì bóng khí sẽ bị tích tụ và sinh ra triệu chứng đầy bụng.
Chúng ta biết rằng, hệ tiêu hoá ở trẻ sơ sinh rất yếu nên khí thường xuyên tích tụ. Bên cạnh đó trong lúc bé khóc và bú khí càng được hình thành nên ba mẹ cần quan sát xem é có bị khó chịu ở bụng hay không và tìm cách điều trị.
Nguyên nhân trẻ bị đầy bụng
Rất khó theo dõi các biểu hiện khó chịu ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, do đó các mẹ cần quan sát kĩ và hết sức chú ý. Khi bị đầy bụng, trẻ thường vặn veo người, cong chân đạp liên tục. Các mẹ có thể sờ tay vào bụng, nếu thấy căng cứng thì nhiều khả năng trẻ đang bị đầy bụng.
Vì hệ tiêu hóa còn yếu nên có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị đầy bụng, trong đó có thể kể tới những nguyên nhân chính sau:
- Khả năng tiêu hóa một số protein và đường lactose không tốt, nhất là khi dùng sữa công thức khiến bé bị đầy bụng.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ không phù hợp, dẫn tới chất lượng sữa không tốt, khiến trẻ bị đầy bụng. Các thức ăn dễ khiến bé 1 tháng bị táo bón, đầy bụng như bắp cải, các loại đậu, súp lơ, bơ, yến mạch… các mẹ nên tránh.
- Bé bú quá no, khi đó bé sẽ hay có hiện tượng nôn mửa và bị đầy bụng.
- Mẹ cho bé bú không đúng cách, khiến bé bú được ít sữa và nuốt quá nhiều không khí vào bụng. Một vài trường hợp thường gặp là bé ngậm ti không tín, nghẹt mũi, bé vừa chơi vừa bú hay khóc khi đang bú.
- Bú bình cũng là nguyên nhân khiến bé nuốt nhiều không khí vào bụng, gây nôn trớ và đầy bụng.
Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy ngoài các lý do về khả năng hấp thu thi phần lớn nguyên nhân đến từ việc bé nuốt quá nhiều không khí trong lúc bú. Do đó các mẹ cần có hướng xử lý chính xác, an toàn.
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng phải làm sao?
Đầu tiên, các mẹ cần nhớ không được tự ý cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào, nếu trẻ có biểu hiện nặng, hãy đưa tới cơ sở y tế để được thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ. Còn nếu bé chỉ có biểu hiện đầy bụng nhẹ, hãy áp dụng những cách dưới đây để trị đầy bụng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.
Giúp bé ợ hơi sau khi bú
Sau khi cho bé bú xong, hãy hỗ trợ giúp bé ợ hơi, điều này sẽ giúp cho bé tránh khỏi tình trạng nôn trớ, ọc sữa hay đầy bụng hiệu quả.
Cách làm khá đơn giản, bạn có thể thực hiện bằng cách bế bé nằm cao đầu và vuốt nhẹ nhàng dọc sống lưng, như vậy không khí sẽ dễ dàng thoát khỏi dạ dày.
Ngoài ra, bạn hãy bế bé theo tư thế đầu dựa vai, khum lòng bàn tay và vỗ nhẹ phần lưng, việc này sẽ giúp bé chủ động ợ hơi sau khi ăn.
Cho bé bú đúng tư thế
Khi cho bé bú, cần chú ý đến tư thế, hãy bế bé ở tư thế đầu cao hơn một chút, như vậy sữa sẽ dễ đi vào dạ dày hơn. Chú ý cho bé ngậm trọn vẹn ti, không để bị hở miệng khi bú.
Ngoài ra, tốc độ chảy của tia sữa cũng khá quan trọng, nếu sữa yếu, bé sẽ phải mút nhiều và khiến lượng không khí lọt vào dạ dày nhiều hơn. Nếu thấy trẻ hay bị đầy hơi khi bú bình, hãy thử thay đổi bình sữa xem sao nhé.
Thay đổi thực đơn của mẹ
Các mẹ cũng nên kiểm tra lại thực đơn của mình, các thực phẩm được biết tới làm ảnh hưởng chất lượng sữa, gây đầy hơi như là bắp cải, các loại đậu, súp lơ, bơ, yến mạch… cần được loại bỏ.
Nếu bé uống sữa công thức, hãy thử thay đổi loại sữa xem tình trạng có được cải thiện hay không.
Massage bụng
Massage bụng cho bé hỗ trợ rất nhiều trong việc tiêu hóa. Sau khi bé bú xong khoảng 30 phút, bạn hãy dùng tay xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, khu vực xung quanh rốn. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 3 – 4 lần sẽ giúp bé cải thiện hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, bạn có thể thử cách để trẻ nằm ngửa, đưa 2 chân bé lên và thực hiện động tác tương tự như đạp xe đạp, sẽ giúp bé loại bỏ đầy hơi hiệu quả. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng đầy bụng nếu để lâu cũng gây những biến chứng phức tạp. Do đó, nếu phát hiện thấy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có biểu hiện đầy bụng, hãy áp dụng những cách trên để xử lý giúp bé nhé.
Uống nước
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không? Nếu bé nhà bạn đã được 6 tháng tuổi thì nên cho bé uống nước để xem tình trạng đầy bụng có thuyên giảm hay không. Trường hợp bé không hết khó chịu thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám.
Chườm nóng bụng
Nếu mẹ đang thắc mắc trẻ sơ bị đầy bụng phải làm sao thì có thể thử áp dụng cách chườm nóng vùng bụng. Hơi nóng từ vật chườm sẽ đẩy được hơi trong bụng ra ngoài. Về cách làm thì ba mẹ hãy nhúng một chiếc khăn mềm vào chậu nước nóng, vắt khô và đắp lên bụng của bé. Để khăn không bị rớt thì nên quấn tiếp một chiếc khăn thứ 2 lên.
Lưu ý kiểm tra độ nóng trước khi chườm lên bụng bé và không nên buộc khăn quá chặt làm bé bị đau.
Làm sao để hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh?
Mọi cơ quan trên cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu vì vậy chúng ta không thể mạnh tay như ở người lớn. Để bé phát triển tốt, không bị bệnh thì phụ huynh nên áp dụng những điều sau đây:
-
Lên thực đơn có hàm lượng chất xơ và khoáng chất vừa đủ mỗi ngày
-
Không cho bé uống thuốc khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ
-
Dùng thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh
Trên đây là những thông tin cần thiết để giải quyết nỗi lo trẻ sơ sinh bị đầy bụng phải làm sao. Đừng quên học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ để trẻ phát triển khoẻ mạnh thêm nhé!
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả