Thay tã bỉm là công việc hằng ngày, hằng giờ mà bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng phải thực hiện. Chắc hẳn không phải là công việc yêu thích của nhiều bậc phụ huynh nhưng việc thay tã là việc hết sức quan trọng đối với sức khỏe của các bé.Thay tã bỉm đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng kích ứng và bị hăm tã. Vậy cách thay tã cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ như thế nào? Cách thay tã dưới dây sẽ là bí quyết tuyệt vời cho những ông bô bà mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con trẻ. 

Làm gì trước khi thay tã cho bé?

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Triệu chứng hăm tã ở trẻ

Trước khi bước vào cách thay tã cho bé. Mẹ cần chuẩn bị những vật dụng để quấn tã đúng cách như:

Tã sạch Thay cho bé bất cứ lúc nào
Vải bông sạch, khăn giấy hoặc khăn lau Dùng nước ấm và bông gòn để lau người trước cho các bé yêu, và dùng khăn để lau khô lại
Quần áo để thay cho bé Mẹ sẽ cần thêm một bộ quần áo để thay cho bé trường hợp tã bị tràn
Vỏ bọc tã hoặc quần lót chống thấm Các mẹ sẽ cần nếu loại tã mẹ đang sử dụng là tã bằng vải
Kem hoặc thuốc bôi hăm tã cho bé Nếu bé bị hăm, khi thay tã bạn nên sử dụng thêm kem hoặc thuốc bôi cho bé. Sử dụng thuốc hoặc kem bôi hăm tã sẽ tạo ra lớp ngăn cách giữa da và chất thải mà bé thải ra
Sự ân cần Các mẹ nên dành cho con những lời nói âu yếm hoặc hát cho bé nghe. Điều đó sẽ khiến việc thay tã cho con trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đấy
Đồ chơi cho bé Đối với các bé hiếu động thì bạn nên có thêm một món đồ chơi nhỏ để phân tán sự chú ý của các Cách đó sẽ giúp bố mẹ thay tã nhanh, đơn giản hơn
Hữu ích dành cho bạn  Bỉm yubest có mấy loại? Review bỉm yubest tốt nhất hiện nay

Hướng dẫn cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh tại nhà

Bước 1: Đặt bé lên mặt phẳng

Đặt bé lên một mặt phẳng sạch, êm ái. Có thể là giường đệm hoặc cũi của bé ( tốt nhất nên được trải thêm nệm chống thấm bên dưỡi). Trải một chiếc khăn lên vị trí trí thay bỉm, dù thay ở bất kỳ đâu, hãy luôn nhớ rằng một tay của bạn luôn giữ tay của bé nhé.

Bước 2: Mở thay tã đúng cách và vệ sinh cho bé

Cách thay bỉm cho bé trai và bé gái sẽ được áp dụng theo cùng một quy tắc cơ bản tương tự như sau:

  • Cách thay tã đối với các bé đi nhẹ

Gấp tã bẩn xuống phía dưới mông bé. Lúc này phần tã sạch, sẽ ở bên ngoài và nằm dưới mông của bé. Tiếp đó lau nhẹ da bé và các khu vực cần vệ sinh.

  • Cách thay tã đối với bé đi nặng

Cách thay tã bỉm đối với bé đi nặng sẽ cần mẹ khéo léo hơn một chút tránh dây ra giường. Lau da bé sạch nhất có thể bằng chính chiếc tã bé đang mặc. Sau đó gấp tã xuống dưới mông bé giống như bên trên. Nhấc nhẹ chân và lau phần trước của bé bằng nước ấm cùng khăn giấy. Nhớ lau sạch trong những kẽ nếp nhăn trên da bé. Tiếp đó, nhấc cả hai chân của bé lên để lau sạch phần mông bé.

Sau khi đã vệ sinh bé thật sạch sẽ. Hãy lấy tã bẩn ra ngoài và đặt một chiếc tã sạch ngay dưới mông bé trước khi thả hai chân của bé xuống. Dùng giấy mềm hoặc khăn bông thấm khô trước khi bôi kem hoặc thuốc hăm tã.

Hữu ích dành cho bạn  Trẻ sơ sinh bị đau bụng: nguyên nhân và khắc phục

đối với các bé có phần dây rốn vẫn chưa rụng hết, các mẹ không dùng tã đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh. Nếu không, thì có thể gấp một phần viền tã xuống, để lộ cho rốn tiếp xúc với không khí và tránh bị ướt. Nếu mặc tã quá chật, sẽ khiến trẻ bị kích ứng da. Ngược lại nếu mặc quá lỏng, tã sẽ dễ bị tụt và rơi ra ngoài. Đây là một mẹo nhỏ trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh giúp bé không cảm thấy khó chịu.

Lưu ý

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Gài bỉm tã chắc chắc cho bé
  • Với cách thay mặc tã quần, mẹ cũng làm vệ sinh cho bé làm theo các bước như trên. Riêng phần mặc tã quần sẽ hơi khác một chút. Mẹ nhẹ nhàng nhấc một chân bé lên và xỏ vào ống tã cùng bên. Làm tương tự vậy với bên chân còn lại. Sau đó nhấc cả hai chân bé lên để có thể kéo quần lên hết. Đối với tã quần, mẹ nên chọn size tã vừa vặn với bé.
  • Bé gái: Cần được lau từ trước ra sau để tránh “chất thải” vào vùng âm đạo. Không mở phần âm đạo và âm hộ để làm sạch bên trong.
  • Bé trai: Mẹ hãy nhẹ nhàng vệ sinh xung quanh “cậu bé” và cả phần bìu nữa nhé. Khi thay tã cho bé trai, cẩn thận hướng “cậu bé” xuống dưới để giảm thiểu tràn ướt ra ngoài.

Bước 3: vất tã bẩn ra ngoài

Sau khi thay bỉm cho bé sơ sinh mẹ nên cuộn gọn tã bẩn rồi mới bỏ vào túi rác.

  • Đối với tã dùng một lần, trên bỉm sẽ có phần dây buộc. Mẹ cuốn tã thành cuộn và dùng băng dính cố định lại. Tiếp đến, cho vào túi nhựa và cho vào thùng rác ngoài trời (tuyệt đối không xả xuống bồn cầu)
  • Đối với tã vải: Mẹ có thể cho vào xô rác có nắp đậy hoặc túi vinyl cho đến lúc giặt. Nên giặt tã mỗi ngày hoặc giặt ngay sau khi thay tã cho bé.

Bước 4: Mặc quần áo cho bé

Sau khi thay tã đúng cách cho bé. Mẹ nên nhanh chóng mặc nhanh quần áo vào cho bé tránh bị cảm lạnh. Việc thay tã cho bé sơ sinh đã hoàn tất. Bây giờ mẹ có thể mặc áo quần cho bé. Thay áo quần mới nếu quần áo cũ đã bẩn.

Hữu ích dành cho bạn  Bỉm nanu baby có tốt không? Những lưu ý ba mẹ nên biết

Bước 5: Rửa sạch tay

Rửa tay lại bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch sau khi thay tã cho bé.

Một số câu hỏi thường gặp

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Tả chéo

Nên thay tả cho bé vào lúc nào?

Mặc tả là việc làm cần thiết nhưng bé rất dễ bị hăm gây đau rát rất khó chịu vì vậy cách 4 tiếng thì nên thay 1 lần. Trung bình mẹ phải thay tả 10 – 12 lần/ngày. Càng lớn thì chúng ta cần thay tã cho bé ít hơn.

Dùng tã chéo cho trẻ sao cho đúng cách?

Tã chéo là sản phẩm phổ biến được dùng cho những bé nhỏ dưới 6 tháng tuổi và cách dùng sẽ trải qua các bước sau đây:

  • Bước 1: Trải miếng tã chéo lên giường
  • Bước 2: Lấy miếng keo dán trên miếng lót và dán vào giữa tã chéo
  • Bước 3: Đặt mông của bé ngay miếng lót sơ sinh
  • Bước 4: Kéo phần tã chéo bên phải sang bên trái và qua khỏi người bé, tiếp tục thực hiện tương tự cho bên còn lại và vắt đầu thừa vào mép

Làm sao để lấy tã bỉm mà không bị tràn?

Không ít trường hợp tã bỉm bị tràn ra ngoài do ba mẹ quấn sai cách và dưới đây là một số cách khắc phục:

  • Kiểm tra tã đã kéo cao chưa
  • Khi thay tã hãy vuốt thẳng hai bên mép tã và dán chặt miếng dán đúng vị trí như ban đầu
  • Kéo cao tã tới rốn, vuốt thẳng phần thun ở 2 bên mép háng bé

Một số lưu ý khi cho bé mặc tả

  • Thay tã thường xuyên để tránh tình trạng bị hăm
  • Trang bị kiến thức để chọn sản phẩm chất lượng, phù hợp với làn da của bé
  • Để ý biểu hiện của trẻ để thay tã đúng lúc tránh cho bé khó chịu và quấy khóc
  • Luôn dự trữ tã cho trẻ
  • Chuẩn bị một túi đựng tã bẩn khi đi ra ngoài

Việc thay tã cho bé tưởng chừng vô cùng đơn giản. Nhưng nếu là lần đầu làm bố mẹ, sẽ không khỏi có những bỡ ngỡ băn khoăn ban đầu. Với cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh được hướng dẫn trên đây sẽ giúp ba mẹ tự tin khi thực hiện công việc này. Đừng quên tìm hiểu và thay đổi tã bỉm liên tục để chọn ra loại phù hợp với bé nhất nhé! 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top