Rất nhiều trường hợp có bầu hiện nay xuất hiện tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé còn được gọi là chữa ngoài tử cung. Vì vậy khi xuất hiện gây rất nhiều hoang mang và lo lắng cho mẹ bầu. Liệu rằng mang thai ngoài tử cung có giữ được không? Để Huong.vn cho bạn biết ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Chữa ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng sau khi thụ tinh không làm tổ ở trong tử cung mà ở một vị trí khác. Cụ thể, sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để vào tử cung làm tổ. Nhưng vì nhiều lý do mà quá trình di chuyển này gặp trục trặc, do đó trứng lại làm tổ ở bên ngoài.
Có đến 95% trường hợp thai ngoài tử cung phát hiện thai làm tổ ở ống dẫn trứng, những trường hợp còn lại thai thường làm tổ ở buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung…Khi thai làm tổ bên ngoài tử cung, tùy tình hình mà sẽ có nhiều sự phát triển khác nhau, nhưng thường rơi vào 3 trường hợp:
- Sảy qua loa
- Thoái triển tự nhiên
- Vỡ ống dẫn trứng
Tuy trường hợp mà mức độ nguy hiểm cũng khác nhau, chị em cần thăm khám để nắm rõ.
Theo thông tin từ Cổng thông tin y tế, xuất bản 27/4/2023:
BSCK1. Nguyễn Viết Tuấn – Trưởng kíp mổ cho biết, thai ngoài tử cung vỡ là một tình trạng cấp cứu trong sản phụ khoa, đe dọa nghiêm trọng tính mạng phụ nữ nếu không đến bệnh viện kịp thời và nếu chẩn đoán xử trí chậm. Yếu tố nguy cơ gây thai ngoài tử cung gồm: người có tiền sử bị thai ngoài tử cung, nạo phá thai, viêm nhiễm phụ khoa, viêm vòi trứng… Thai ngoài tử cung có thể có các triệu chứng dễ nhận biết như: trễ kinh, đau bụng dưới, ra huyết âm đạo rỉ rả kéo dài, nhất là nếu đau tăng dần, mệt nhiều, vã mồ hôi, ngất xỉu… cần phải đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Tác hại của chữa ngoài tử cung
Được đánh giá là hiện tượng nguy hiểm nhất trong giai đoạn mang bầu, thai ngoài tử cung gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Gây xuất huyết trong ổ bụng
Không nằm đúng vị trí nên không thể hấp thu dinh dưỡng từ mẹ, các thai nhi bắt đầu phá vỡ vật thể mà thai đang bám để tìm lấy nguồn dinh dưỡng. Phổ biến nhất là có thai ở ống dẫn trứng, một khi ống dẫn bị phá huỷ sẽ xuất hiện triệu chứng rong huyết.
Rong huyết làm cơ thể chảy từng chút máu màu đen. Đồng thời, bào thai rất dễ vỡ gây tình trạng đau bụng dữ dội, mất máu, khó thở, mạch đập nhanh và cuối cùng tử vong nếu đưa đến bệnh viện chậm.
Tái phát nhiều lần
Đối với cơ địa đã có tiền sử gặp thai ngoài tử cung thì rất dễ xảy ra lại lần mang thai tiếp theo. Tỉ lệ mắc bệnh của những người này cao hơn 13 lần so với những người chưa bao giờ mắc. Ngoài ra sẽ rất khó để giải quyết tận gốc nếu người mẹ đang đặt vòng, u xơ tử cung, bệnh phụ khoa,…
Vô sinh
Một trong những nguyên nhân vô sinh hiện nay là do màng thai bị phá huỷ bởi thai bị vỡ. Dù được chữa trị kịp thời nhưng khả năng sinh sản cũng khó hồi phục bởi ống dẫn trứng bị sẹo, khó để cho tinh trùng gặp được trứng.
Mang thai ngoài tử cung có giữ được không?
Khi thai ngoài tử cung, tất nhiên sự phát triển sẽ không được bình thường, do đó, mẹ bầu sẽ gặp phải những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
- Thai ngoài tử cung gây ảnh hưởng nhiều tới mẹ bầu, cụ thể là sẽ gây nhiều đau đớn, khó chịu, chảy máu âm đạo… để lâu có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.
- Thai nhi làm tổ ở vị trí bất thường thì không thể phát triển bình thường được. Do đó, khi phát triển đến một mức nhất định nào đó thì sẽ tự vỡ.
- Khi thai ngoài tử cung vỡ có thể gây xuất huyết nặng, nguy hiểm tới tính mạng của mẹ bầu.
Do đó, tất cả các trường hợp thai ngoài tử cung đều không giữ được nên chị em cần chuẩn bị tinh thần trước nếu phát hiện mình bị thai ngoài tử cung.
Khi bị thai ngoài tử cung phải làm sao?
Tuy vào tình hình sức khỏe của chị em cũng như tình trạng của thai nhi mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý khác nhau sao cho phù hợp nhất.
Thông thường, khi bị thai ngoài tử cung thì sẽ có các phương án xử lý như sau:
- Dùng thuốc: nếu thai ngoài tử cung được chuẩn đoán sớm, khi thai vẫn còn nhỏ thì bác sĩ có thể sử dụng phương án tiêm thuốc. Cụ thể, chị em sẽ được tiêm methotrexate, đây là loại thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phân chia tế bào, không cho thai phát triển, dần dần thì cơ thể sẽ hấp thu khối thai, nhờ đó mà ống dẫn trứng được bảo vệ an toàn. Tùy vào nồng độ HCG và phác đồ điều trị mà quá trình này có thể mất từ 4 – 6 tuần. Suốt thời gian trên bác sĩ sẽ liên tục theo dõi, nếu diễn biến không như mong đợi thì có thể can thiệp bằng biện pháp khác.
- Phẫu thuật: nếu thai ngoài tử cung được phát hiện muộn hơn, khi thai đã lớn thì sẽ cần sử dụng đến phẫu thuật để loại bỏ khối thai. Hiện nay, y học phát triển nên các bác sĩ có thể loại bỏ khối thai bằng phương pháp nội soi, ít gây đau đớn và sẹo lớn.
- Để thai tiêu biến: đôi khi thai ngoài tử cung quá nhỏ và không có đấu hiệu phát triển thì bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi thêm, có thể khối thai sẽ tự tan mà không cần phải can thiệp y khoa. Tất nhiên, suốt quá trình thì bác sĩ phải theo dõi để nắm bắt ngay những biểu hiện lạ và có phương án xử lý kịp thời.
Nhìn chung, dù sử dụng bất kỳ biện pháp xử lý nào thì việc phát hiện thai ngoài tử cung sớm là rất quan trọng. Do đó, sau khi biết mang thai, việc khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ là việc tuyệt đối cần tuân theo. Không chỉ vậy, nếu thấy các biểu hiện bết thường như đau bụng nhiều, chảy máu âm đạo thì cần đến bệnh viện để siêu âm kiểm tra thai ngoài tử cung ngay.
Hy vọng qua những thông tin trên, chị em đã nắm rõ hơn về bệnh lý thai ngoài tử cung và trả lời được câu hỏi mang thai ngoài tử cung có giữ được không rồi. Hãy duy trì cho mình một lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao đầy đủ để hạn chế những trường hợp xấu trong quá trình mang thai nhé.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả