Là bộ phận thường xuyên xuất hiện nhiều bệnh lý nên răng miệng được coi là chủ đề luôn nằm trong top nhận nhiều quan tâm nhất. Trong đó có một loại răng khác biệt, chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng là răng khôn. Vậy răng khôn là gì? Nhổ răng khôn có đau không? Tất cả sẽ được Hương.vn bật nhanh ngay sau đây. 

Những thông tin liên quan đến răng khôn? 

răng khôn? 
Răng khôn là gì

So với các loại răng khác thì răng khôn lại gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ hơn. Nếu không có cách chữa trị và giải quyết nhanh gọn thì nó sẽ làm các cơ quan khác bị tổn thương theo. 

Răng khôn là gì? 

Răng khôn là loại răng mọc ở phía bên trong cùng của hàm được giới chuyên môn gọi với cái tên là răng số 8, bề mặt răng khá rộng và chân răng cũng có rất nhiều. Răng không nằm ở vị trí khuất bên trong nên hàu như hoạt động ăn nhai không có sự góp mặt của răng không. 

Tùy theo từng độ tuổi mà số lượng răng khôn sẽ tương đối khác nhau. Đối với người trưởng thành thì 4 răng khôn phân bổ đều nhau nằm ở 2 hàm trên và dưới. Dù không tham gia nhiều vào hoạt động ăn uống nhưng nó lại cũng chịu không ít tổn thương. Khi bị hư tổn ở mức độ nặng chúng buộc phải bị nhổ bỏ. 

Có bao nhiêu răng khôn trên cơ thể người?

Số lượng răng ở một người trưởng thành là 32 chiếc răng, trong đó có 4 răng khôn. Dù 28 răng còn lại chiếm chỗ nhưng răng khôn vẫn tiếp tục hình thành và tìm chỗ để mọc ra, hậu quả là răng khôn mọc lệch và cho đến khi nhú lên phần lợi thì không mọc nữa. 

Thời điểm lý tưởng để nhổ răng khôn

nhổ răng
Nhổ răng khôn

Đối với những loại răng khôn bị sâu, gãy rụng đau nhức lâu ngày thì nên loại bỏ ngay vì nó nằm ở vị trí khó thấy nên sự tích tụ vi khuẩn ngày càng tăng lên do chúng ta không thể nào lấy hết chúng đi được. Nhiều người lo sợ rằng nhổ răng không sẽ ảnh hưởng đến thần kinh nên cho dù được sự tư vấn của các bác sĩ thì họ vẫn không chịu loại bỏ. Điều này vô tình phát sinh tình trạng nhiễm trùng lây lan. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm với những trường hợp nhổ răng số 8 dưới đây vì chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe: 

  • Xuất hiện biến chứng đau nhức, nhiễm trùng nhiều lần và tổn thương các răng lân cận nó
  • Bề mặt răng khôn mọc không tuân theo bất kì trật tự nào mà mọc lộn xộn. Tạo hiện tượng các răng xếp chồng lên nhau thành bậc thang
  • Răng đang bị sâu hoặc mắc bệnh nha chu răng 

Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể không nhổ khi đang ở trong các trường hợp dưới đây: 

  • Răng mọc ở vị trí vốn có của nó, thẳng và không có bất kì biến chứng nào
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường,…
  • Răng liên kết với cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…

Răng khôn là gì? Răng ở vị trí nào được coi là bất thường

– Răng khôn mọc lệch: Thường thì răng không mọc trên hàm mà chệch hướng vào bên trong hoặc sang 2 má. Triệu chứng này là bình thường và không cần nhổ bỏ khi không có biến chứng đau răng khôn nào khác. Tuy nhiên cần chủ động tìm gặp bác sĩ để họ tư vấn có nên nhổ răng khôn mọc lệch hay không. 

– Răng khôn mọc kẹt: Hiện tượng mắc kẹp xảy ra khi cung hàm đã bị 28 răng còn lại chiếm hết chỗ và không còn khoảng trống để răng khôn mọc lên. Đây cũng là lý do mà răng bạn thường xuyên bị đau nhức, sưng viêm vì răng chỉ mọc được 1 phần trên cung hàm.

– Răng khôn mọc ngầm: Nếu rơi vào trường hợp này thì mọi người cần chú ý nhiều hơn vì răng khôn mọc ngầm thường đâm ngang ra xương hàm và làm tổn thương răng ở vị trí số 7. 

– Không có dấu hiệu của mầm răng khôn: Trường hợp này khá hiếm gặp, một số đối tượng khi đến tuổi trưởng thành vẫn không có những biểu hiện sẽ mọc răng khôn. Nhưng mọi người không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường. 

Hữu ích dành cho bạn  Công thức mặt nạ trà xanh trị mụn, dưỡng da

Dấu hiệu nhận biết răng khôn cần chữa trị 

răng khôn cần chữa trị 
Dấu hiệu răng khôn cần chữa trị 

Răng khôn mọc lệch hàm trên 

Răng khôn mọc hàm trên gây không ít tranh cãi. Ở hàm trên nếu răng khôn mọc bình thường thì không phải tìm mọi cách để loại bỏ, thế nhưng khi nó đâm ngang thì phải tìm cách triệt tiêu ngay. 

Một số dấu hiệu răng khôn mọc lệch hàm trên mà bạn cần đến tìm gặp bác sĩ để được điều trị. Để đảm bảo an toàn thì nên đi khám dù có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hay không: 

  • Trải qua những cơn đau nhức lâu dài và không ngừng tăng lên. Răng khôn không mọc cùng mô lúc mà chúng chia nhỏ ra và mọc theo từng năm 
  • Nướu là một bộ phận quan trọng, đảm nhận chức năng bảo vệ. Sự mọc lên đột ngột và không đúng vị trí của răng khôn khiến cấu trúc của nó bị phá vỡ và nhanh chóng gây ra hiện tượng sưng tấy, chảy máu kèm theo
  • Sốt do nhiễm trùng răng, khi độ lệch của răng quá chệch hướng, kèm theo mưng mủ dưới chân răng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên đột ngột và sốt theo từng cơn

Răng khôn mọc lệch ra má

Đây là trường hợp răng mọc lệch có mức độ nguy hiểm cao nhất, không chỉ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng mà còn tác động nặng nề đến các bộ phận còn lại. Với sự xuất hiện cuối cùng ở hàm trên,  răng không bị chiếm chỗ bởi những chiếc khác, để có chỗ đứng răng bắt đầu chệch hướng sang má. 

Một số tác hại điển hình hay gặp nhất của loại mọc lệch này. 

– Tiếp xúc và cọ sát vào má dẫn đến hiện tượng lở loét, làm da vùng má bị chảy máu, đau nhức và nhiễm trùng khi không được xử lý kịp thời

– Khó khăn trong việc ăn uống, răng khôn thường cắn vào phần má khi nhai gây đau đớn

– Một bên má bị sưng to không đều là mất tính thẩm mỹ trên khuôn mặt  

Răng khôn hàm dưới bên trái

Răng khôn bên trái
Răng khôn hàm dưới

Những dấu hiệu mọc lệch ở dạng này thường khác biệt so với mọc lệch hàm trên, cụ thể: 

– Răng mọc lệch ở vị trí nào khiến nướu răng ở vị trí đó bị sưng đỏ, vì khá nhạy cảm nên tạo cảm giác khó chịu, ăn nhai bất tiện

– Có những hiện tượng sưng ở lợi hoặc sưng phần hàm dưới bên trái

– Nướu bị tổn thương là lúc cơ chế tiết nước bọt của cơ thể bị hạn chế, nước bọt ra ít hơn kèm theo triệu chứng hôi miệng, tạo nhiều điều kiện hơn cho vi khuẩn ăn nấu và sinh sản

Dù có một vài triệu chứng riêng nhưng sự phản kháng của cơ thể như sốt lên tới 39 độ, nhức đầu và đặc biệt là ở phần nửa đầu bên trái 

Răng khôn là gì và cách xử lý khi mọc sai chỗ?

Trên thực tế răng khôn mọc lệch gặp ở nhiều người nhưng không phải ai cũng gây ra các tác hại đến sức khỏe răng miệng. Hãy xác định mức ảnh hưởng của nó, chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra các tư vấn về liệu trình điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. 

Cơn đau do răng khôn gây ra bao lâu thì hết

Là một chiếc răng mọc cuối cùng lúc xương hàm cứng cáp nên răng khôn sẽ mọc nhú lên từng chút một và kéo dài trong suốt một thời gian khá lâu. Mọc răng khôn khác với những loại như răng sữa, răng cửa, từ lúc nhú lên cho đến khi được hoàn thiện thì luôn kèm theo trạng thái đau răng. 

Để đưa ra đáp án chính xác cho câu hỏi đau răng khôn bao lâu mới hết thì còn phụ thuộc vào thời gian mọc răng ở mỗi người. Có những cơ địa thời gian đau răng là 1 tháng, 2 tháng thậm chí có những trường hợp vài năm. Nếu không chịu được những cơn đau âm ỉ kéo dài thì nhanh chóng chủ động tìm gặp bác sĩ để được chữa trị. 

Răng khôn là gì? Mức độ nguy hiểm khi răng mọc lệch

Răng khôn là gì?
Mức độ nguy hiểm khi răng mọc lệch

Thông thường thì trên một hàm của người trưởng thành chỉ 28 răng. Do đó, với đặc tính sinh sôi, đẻ muộn của mình thì chắc chắn một điều rằng răng khôn cần phải tự thân tìm chỗ đứng cho mình. Tác hại của việc này là không hề nhỏ đối với sức khỏe và tình trạng thể chất nên trước sau cũng phải nhổ là đều không thể chối bỏ. Bên cạnh đó có nên nhổ răng khôn không? Nhổ răng khôn có đau không thì còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. 

Sau đây là những biến chứng cụ thể khi nhổ răng khôn mà chúng ta phải nhanh chóng tìm ra biện pháp xử lý kịp thời và nhanh chóng. 

Sâu răng – Tác hại của răng khôn mọc lệch

Sâu răng là một bệnh lý thường gặp không chỉ xảy ra với răng khôn mà bất kì loại răng nào không được vệ sinh tốt. Tuy nhiên tốc độ dẫn tới sâu răng của răng số 8 xảy ra nhanh hơn vì độ lệch của răng sẽ tạo ra khoảng trống đủ để thức ăn tích tụ vào. Từ đó vi khuẩn là răng bị sâu hình thành. 

Hữu ích dành cho bạn  5 cách làm mặt nạ bơ dưỡng trắng da, trị mụn hiệu quả

Sâu răng không tự hết mà nó sẽ còn lan rộng ra các răng bên cạnh và gây đau nhức trong thời gian dài.  

Phát triển thành các bệnh về nướu

Nướu răng
bệnh về nướu

Nước là bộ phận quan trọng của hàm răng, đảm nhận chức năng bảo vệ nhưng sẽ bị phá vỡ và nhiễm trùng do vi khuẩn sinh ra từ mảng bám thức ăn. Nướu khi bị tổn thương làm nhai nuốt thức ăn trở nên khó khăn, thậm chí là không thể ăn khiến sức khỏe, công việc bị giảm sút. 

Làm liên luỵ đến răng ở vị trí số 7

Được gọi là răng số 8 sát bên răng ở vị trí số 7 nên một khi răng khôn bị sâu bệnh thì ít nhiều làm liên luỵ đến chiếc răng sát bên. Vi khuẩn từ răng khôn sâu khi nằm lâu trong răng thì bắt đầu tấn công và đi sang chiếc khác. Khi nó lệch quá mức sẽ xuyên thẳng qua răng kế bên và khiến chiếc này lung lay, bị sâu và yếu dần. 

 Viêm lợi 

Lợi cũng là một trong những bộ phận bị tác động bởi răng khôn mọc ngầm. Viêm nhiễm ở lợi dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như sốt cao, sưng mủ, chảy máu, miệng khô khốc do thiếu nước bọt. Điều này làm răng ê buốt, khiến men răng suy yếu mà bất cứ ai cũng không mong muốn xảy ra. 

Mất cảm giác

Điều đáng lo ngại nhất mà không ai mong muốn chính là xảy ra trường hợp mất cảm giác, tê liệt dây thần kinh ở những vùng như môi, da, niêm mạc,…gây ra tâm lý lo sợ cho người bệnh. 

Ngoài ra còn một số tác hại nguy hiểm khác như u nang, viêm khớp thái dương,…

Nguyên nhân và phương pháp ngăn ngừa răng không sâu vỡ

Lý do răng khôn bị sâu 

Răng bị sâu không xuất phát từ các yếu tố bên ngoài mà bệnh xuất phát từ tính chủ quan, thiếu kiến thức trong vấn đề bảo vệ và vệ sinh răng mỗi ngày. 

Bên cạnh đó ta có thể kể đến những nguyên nhân sau đây: 

  • Ăn uống kém lành mạnh, dùng nhiều thực phẩm dạng cứng khiến men răng bị bào mòn và nứt dần 
  • Chấn thương vùng mặt, đặc biệt là ở miệng khiến răng bị gãy. Răng tuy cứng nhưng nó không thể chống đỡ được sự va đập quá mạnh như tai nạn giao thông, té ngã
  • Không bỏ thói quen nghiến răng: Nghiến răng không hiếm gặp, nhiều người đã tập ngay từ nhỏ nên nó biến thành thói quen không thể khắc phục được. Lâu dần sự va đập của 2 chiếc răng làm răng tự tổn thương lẫn nhau
  • Cơ thể không đủ lượng canxi cần thiết: Canxi là dưỡng chất quan trọng của xương khớp nhưng nó cũng được các bác sĩ đánh giá cao và khuyên dùng cho đối tượng có răng yếu

Tác hại khi răng khôn không lành lặn

răng khôn không lành lặn
Răng khôn bị sâu
  • Xuất hiện kẽ hở lớn trên thân răng,tạo khoảng trống để tích tụ thức ăn và gây mất thẩm mỹ khi cười
  • Cản trở sinh hoạt diễn ra trong đời sống hàng ngày, mang cảm giác đau đớn, khó chịu
  • Ảnh hưởng tiêu cực tới răng xung quanh
  • Dễ hình thành nhiều bệnh lý khác như viêm, áp xe,…

Biện pháp chữa phòng ngừa răng khôn bị vỡ

Tất cả những răng không bị sâu bệnh thì đều được các bác sĩ khuyên nên nhổ đi vì nó không tham gia quá nhiều vào chức năng nhai nuốt của răng miệng. Đồng thời cũng vì chúng rất khó vệ sinh mà một khi bị hư còn làm răng khoẻ mạnh khác bị tổn thương nên cần có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc răng khôn bị hư.               

Cân bằng chế độ ăn uống

Ăn uống cực kỳ quan trọng vì nó liên kết trực tiếp với chức năng của răng nên chú ý hơn về vấn đề này. Ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai và dễ tiêu hoá để xương hàm hoạt động ít hơn. Cụ thể: 

  • Loại bỏ đồ ăn quá cứng, vị mặn, chua, cay,… 
  • Nước uống có ga chứa nhiều đường 
  • Các chất kích thích trong mấy ngày đầu tiên nhổ răng
  • Hút thuốc lá sau 1 ngày loại bỏ răng số 8

Thực hiện chăm sóc răng sau khi nhổ đúng chuẩn

chăm sóc răng sau khi nhổ đúng chuẩn
Chăm sóc răng sau khi nhổ

Hiện tượng sưng má, chảy máu sau khi nhổ răng là hiện tượng thường thấy. Để giảm bớt hình ảnh này thì nên dùng một ít đá lạnh chườm qua lớp vải mềm để vết thương tê lại và giảm đau hơn. 

Thực hiện theo đúng như chỉ dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh và liều dùng thuốc kê đơn. Có thể đánh răng một cách nhẹ nhàng để làm sạch vi khuẩn, đồng thời dùng băng gạc giữ chặt vết thương để giúp máu đông lại. 

Những thông trên đã cho ta thấy được khái niệm về răng khôn là gì cũng như tính chất phức tạp của răng số 8. Để giải quyết những cảm giác và triệu chứng khó chịu cho khổ chủ thì nên tìm kiếm những thông tin chính xác từ các bác sĩ nha khoa. 

 

Shopping Cart
Scroll to Top