Tiêm phòng là vấn đề vô cùng quan trọng, hiện nay có rất nhiều loại vắc-xin mà bạn cần tiêm cho trẻ để đảm bảo phòng tránh các bệnh nguy hiểm. Với việc có một vài thay đổi, các mũi tiêm phòng và lịch tiêm cũng có sự thay đổi đô chút. Dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mới nhất 2023 được Bộ y tế khuyến cáo mà ba mẹ nên biết. 

Thay đổi của chương trình tiêm chủng năm 2021

Với việc thay đổi vắc-xin Quinvaxem thành loại khác, chương trình tiêm chủng của Việt Nam cũng có một vài điều chỉnh. Cụ thể như sau:

Tiêm chủng cho trẻ
Tiêm chủng cho trẻ
  • Vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang dùng loại ComBe Five do Ấn Độ sản xuất, phòng các bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và vi khuẩn Hib. Lịch tiêm cho trẻ sơ sinh vào các tháng 2, 3 và 4.
  • Vắc-xin bại liệt theo đường tiêm và vắc-xin sởi – rubela do Việt Nam sản xuất được triển khai.
  • Khi trẻ 5 tháng tuổi thì sẽ được tiêm một mũi vắc-xin bại liệt tiêm IPV trong tiêm chủng mở rộng.

Còn lại các mũi tiêm vẫn giữa liều lượng và thời gian như các năm trước đây. Để tìm hiểu kĩ hơn, bạn có thể tham khảo thông tin phía dưới.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2023

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Vắc xin tiêm phòng

Dưới đây là danh sách các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh, được sắp sếp theo các mốc thời gian để bạn dễ theo dõi.

24h sau sinh

  • Cần tiêm một mũi viêm gan B. Sau khi tiêm bé có thể bị sưng tấy ở chỗ tiêm, đau nhẹ và hay quấy khóc.
  • Thời gian tiếp theo bé cần tiêm thêm một mũi Lao – BCG càng sớm càng tốt. Sau khi tiêm cũng sẽ có hiện tượng sưng hoặc nổi hạch.

2 tháng tuổi

  • Tiêm một mũi vắc-xin 5 trong 1 ComBe Five. Sau khi tiêm sẽ sưng nhẹ chỗ tiêm, sốt nhẹ và quấy khóc.
  • Uống một liều vắc-xin bại liệt OPV. Sau khi uống bé có thể bị tiêu chảy, nhức đầu, có thể đau cơ nhưng khá ít.
Hữu ích dành cho bạn  Trẻ 6 tháng tuổi ăn được những loại thịt gì?

3 tháng tuổi

  • Tiêm một mũi vắc-xin 5 trong 1 ComBe Five lần 2, lần này thì các biểu hiện như sốt hay đau sẽ không rõ rệt nữa.
  • Uống một liều vắc-xin bại liệt OPV lần 2.

4 tháng tuổi

  • Tiêm một mũi vắc-xin 5 trong 1 ComBe Five lần 3.
  • Uống một liều vắc-xin bại liệt OPV lần 3.

9 tháng tuổi

Tiêm một mũi vắc-xin sởi đơn. Sau khi tiêm bé có thế bị đau, sưng tấy và sốt nhẹ.

Từ 12 tháng tuổi

  • Tiêm một mũi vắc-xin viêm não Nhật Bản, sau đó 2 tuần tiếp tục tiêm mũi 2.
  • Mũi 3 sẽ được tiêm một năm sau khi tiêm mũi 2.
  • Sau khi tiêm bé cũng sẽ có biểu hiện đau, sưng tấy và sốt nhẹ.

18 tháng tuổi

  • Tiêm một mũi vắc-xin 5 trong 1 ComBe Five lần 4.
  • Tiêm một mũi vắc-xin sởi đơn lần 2.

Trong bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu chi tiết lịch tiêm phòng của trẻ sơ sinh, nên các mốc thời gian sau 18 tháng sẽ không nhắc tới.

Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Đừng chỉ quan tâm đến lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mà quên đi các mũi tiêm cần tiêm cho bé. Sau đây là các mũi thường gặp được áp dụng lên trẻ sơ sinh. Một số bé có cơ địa đặc biệt sẽ được các bác sĩ chỉ định tiêm riêng nếu cần thiết. 

Viêm gan B

Viêm gan B là mũi tiêm cơ bản mà mọi trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng sau khi sinh 24h. Vacxin này có tác dụng loại virus tiếp xúc với máu. 

Mũi DTaP

Đây là mũi tiêm ít được biết đến nhưng lại cực kì quan trọng. Vắc xin ngừa DTaP chống lại các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà nguy hiểm. Tuỳ theo từng độ tuổi mà loại này có 5 liều vắc-xin khác nhau. 

Mũi MMR

Vắc xin MMR
Vắc xin MMR

Loại vắc xin chống lại ba loại virus là quai bịm, sởi và rubella. Tuy nhiên không được tiêm ngay sau khi sinh mà cần chờ khi trẻ đủ 12 đến 15 tháng tuổi. 

Vắc xin thủy đậu

Mỗi người sẽ có 1 lần bị mắc bệnh thuỷ đậu, thuỷ đậu không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn để lại nhiều dấu vết gây mất thẩm mỹ rất lớn. Theo nghiên cứu thì chứng bệnh này do 1 loại virus gọi là thuỷ đậu gây ra. Độ tuổi thích hợp để tiêm thuỷ đậu là từ 12 đến 15 tháng tuổi. 

Hữu ích dành cho bạn  Sưu tầm 30+ bức tranh tô màu con rùa ngộ nghĩnh cho bé yêu

Vắc xin Haemophilus 

Haemophilus cúm B là một loại vi khuẩn siêu nguy hiểm gây nên chứng viêm màng não ở trẻ dưới 5 tuổi. Để ngăn chặn những tác hại đến sự phát triển của trẻ thì tốt nhất là tiêm càng sớm càng tốt. Ưu tiên các bé ở độ tuổi từ 2, 4, 6 tháng tuổi.

Mũi tiêm IPV

IPV hay còn gọi là bệnh bại liệt – một hội chứng dẫn đến tử vong cho trẻ sơ sinh. Hiện tại chưa có thuốc điều trị nhưng lại có vắc xin phòng bệnh. Do đó phụ huynh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm cách bổ sung cho bé. 

Phế cầu khuẩn liên hợp

Đây là loại vacxin quan trọng vì nó có thể giúp bé ngăn chặn được 13 loại vi khuẩn. Liều lượng khá mạnh nên bé phải tiêm tổng cộng 4 mũi. 

Cần lưu ý gì khi tiêm phòng cho trẻ

Để quá trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh được diễn ra thuận lợi, an toàn, các mẹ cần nắm rõ một vài lưu ý để chuẩn bị được đầy đủ.

Trước khi tiêm

Vệ sinh thân thể cho trẻ kỹ càng, sau đó mang sổ hoặc phiếu tiêm chủng tới nơi niêm chủng, tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định đúng lịch tiêm.

Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của trẻ như tiền sử bệnh, các loại thuốc đang dùng, thức ăn dị ứng… để đảm bảo quá trình tiêm diễn ra an toàn.

Nếu cảm thấy không an toàn, bác sĩ sẽ tùy trường hợp mà quyết định không tiêm hoặc tạm hoãn tiêm, ví dụ như:

Chống chỉ định tiêm

  • Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng.
  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…
  • Trẻ suy giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng các loại vacxin sống.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.

Tạm hoãn tiêm

  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp.
  • Đo nhiệt độ tại nách, thân nhiệt trên 37.5 độ C hoặc dưới 35.5 độ C.
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm Globulin miễn dịch.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid liều cao trong vòng 14 ngày.
  • Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2kg.
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.
Hữu ích dành cho bạn  Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi, bé biết làm những gì?

Sau khi tiêm

Bé khóc sau khi tiêm phòng
Bé khóc sau khi tiêm phòng

Các biến chứng sau khi tiêm ra có thể xảy ra, bởi vậy sau khi tiêm xong, các mẹ cần quan sát kỹ trẻ để có phản ứng kịp thời nếu sự cố xảy ra. Dưới đây là một vài lưu ý mà các mẹ cần nắm rõ.

Tại phòng khám

Sau khi tiêm, các mẹ cần cho trẻ ở lại chỗ tiêm khoảng 30 phút để theo dõi. Nếu trẻ có những biểu hiện bất bình thường thì phải báo ngay với bác sĩ, ví dụ như:

  • Khó thở, tím tái
  • Phát ban đỏ, sưng
  • Quấy khóc liên tục
  • Sưng tại vị trí tiêm

Tại nhà

Nếu trong vòng 30 phút tại nơi tiêm không xảy ra sự cố gì, bạn có thể đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi trong vòng 24h tiếp theo.

  • Cần đặc biệt quan sát kỹ xem trẻ ăn ngủ, trạng thái tinh thần có thoải mái không.
  • Kẹp nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, quan sát chỗ tiêm, có thể chườm mát để làm dịu chỗ tiêm.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và sữa một chút.
  • Nếu trẻ sốt cao thì có thể dùng thuốc hạ sốt.

Hầu hết khi tiêm xong thì trẻ đều dễ gặp các trường hợp như sốt nhẹ, đau và quấy khóc nên các mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Nhưng nếu thấy biểu hiện của trẻ trở nặng thì cần phải đưa ngay tới các trung tâm y tế. Một vài biểu hiện nguy hiểm như:

  • Kiệt sức, nhợt nhạt, xanh xao, buồn ngủ hoặc bất tỉnh
  • Khó thở kèm với phát ban hoặc sưng
  • Sốt, nôn mửa và tiêu chảy trong vòng vài giờ sau khi tiêm
  • Khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ
  • Co giật
  • Sưng đỏ và đau lan rộng tại chỗ tiêm hơn 3 ngày
  • Bầm tím hoặc chảy máu nhiều tại chỗ tiêm.

Tiêm phòng là việc bắt buộc, bởi vậy bạn cần nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cũng như các yêu cầu kèm theo để đảm bảo an toàn cho con. Dù đã được tiêm phòng nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan, cố gắng bổ sung dưỡng chất cho con trẻ là điều cần thiết để tăng cường đề kháng, nâng cao miễn dịch. 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top