Bỉm tả là một trong những vật dụng thiết yếu trong suốt quá trình nuôi trẻ ở độ tuổi sơ sinh. Không chỉ mặc vào ban ngày mà ban đêm cũng được ba mẹ mặc bỉm cho bé. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại thắc mắc có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ, bởi đây là thời điểm mà bé đang ngủ. Và Huong.vn sẽ cho bạn biết đáp án chính xác của câu hỏi này.
Công dụng của bỉm tã đối với trẻ sơ sinh?
Bỉm tã ra đời và trở thành một hành trang không thể thiếu trong suốt quá trình chăm sóc trẻ lúc còn nhỏ. Sau đây là những nguyên nhân chứng minh tầm quan trọng của loại sản phẩm này:
- Tiết kiệm thời gian: Đầu tiên phải kể đến khả năng rút ngắn thời gian giúp các bà mẹ không cần phải liên tục giặc đồ cho con mỗi ngày. Thay vì giặt đồ nhiều lần trước đây, nhờ có bỉm mà các chất thải của bé sẽ không bị tràn tạo sự thoải mái cho các bé khi vận động
- Bảo vệ làn da cho bé: Làn da của trẻ nhỏ rất dễ mẫn cảm, khi tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật như chăn, mền xung quanh, da bé để xuất hiện mẩn đỏ, ngứa rát nên việc mặc bỉm sẽ giúp bé bảo vệ được làn da của mình.
- Giúp bé thỏa mái vui chơi, vận động: Dưới sự thiết kế gọn nhẹ của bỉm tã, sản phẩm này đem lại sự thuận tiện khi mặc. Nó không quá cồng kềnh nên bé có thể đứng, ngồi linh hoạt
Qua đó ta thấy được sức ảnh hưởng của bỉm tã đối với quá trình chăm sóc của các bậc cha mẹ. Với khả năng thấm hút tối đa, một chiếc bỉm trông bình thường nhưng là sản phẩm cần thiết hạn chế nước tiểu tràn ra ngoài và bảo vệ trẻ trong những ngày đông lạnh.
Nên dùng bỉm tã ban đêm hay ban ngày?
Bỉm tã hiện nay có 2 dòng chính, được thiết kế phù hợp với từng thời điểm sử dụng đó là tã bỉm ban ngày và ban đêm.
Tã bỉm ban đêm được thiết kế với chức năng tương tự như bỉm ban ngày. Nhưng có khả năng thấm hút và chống tràn tốt hơn so với bỉm ban ngày. Mẹ có thể để bé đóng bỉm từ 6-8 tiếng mới phải thay một lần. Như vậy bé hoàn toàn có thể ngủ tới sáng mà không bị khó chịu nên mẹ cũng không cần đánh thức bé giữa đêm để thay tã cho bé và cũng không cần lo lắng vấn đề có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ hay không?
Hiện nay, mẹ cũng hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm bỉm dùng cả ban ngày và ban đêm cho bé vì khả năng thấm hút vượt trội và ôm khít, không lo lắng bị rò rỉ trong quá trình bé ngủ. Bên cạnh đó, nhiều mẹ cũng chia sẻ sử dụng các loại bỉm quần có thiết kế vừa vặn ôm mông cũng sẽ giúp thời gian tràn bỉm lâu hơn, hay vấn đề xô lệch bỉm khi ngủ của con cũng được cải thiện đáng kể. Một số loại bỉm mà phụ huynh có thể tham khảo như Babies Organic, Bambo Nature,…
Có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ không?
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn trẻ sơ sinh thì giấc ngủ vô cùng quan trọng. Bé cũng thường khá nhạy cảm khi ngủ. vì thế, khi các bạn nhỏ tè ướt đầy tã, bỉm trong khi ngủ khiến trẻ rất khó chịu, tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Mẹ hãy kiểm tra xem bỉm có bị ướt hay không? Nếu bỉm chỉ hơi ẩm, chúng ta nên đợi trẻ tỉnh dậy rồi thay cho bé. Ngược lại, nếu tã đã ướt hết và có khả năng gây ra khó chịu cho bé, các mẹ nên nhanh chóng thay tã ngay. Điều này giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, tránh tình trạng bé bị hăm tã hay cảm lạnh.
Khi thay tã bỉm cho bé lúc bé đang ngủ có thể khiến bé mất giấc, quấy khóc. Do đó, bố mẹ cần thực hiện thay tã thật nhẹ nhàng và nhanh chóng nhất có thể. Khi thay, mẹ nên mở đèn ngủ với ánh sáng dịu nhẹ, làm nhanh chóng, nhẹ nhàng. Sau khi đã thay tã xong, mẹ hãy vỗ về thật nhẹ nhàng để bé trở về giấc ngủ, tránh làm bé bị gián đoạn giấc ngủ.
Những sai lầm khi thay bỉm cho bé
Dùng loại bỉm quá dày
Khi vào mùa đông nhiều mẹ thường chọn những loại bỉm dày để mặc cho con và nghĩ rằng nó sẽ giúp con ấm áp. Tuy nhiên đó là sự lựa chọn sai lầm, bỉm dày là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị hăm da. Một chiếc bỉm dày thường khô cứng khiến bé bị vướng víu, nóng bức, làm bé khó chịu và hay quấy khóc trong lúc ngủ. Nên chọn những loại bỉm mỏng dù bất cứ thời điểm nào sẽ tăng khả năng thấm hút và tạo sự thỏa mái cho trẻ.
Hiểu sai về các loại bỉm mỏng
Nhiều người nghĩ rằng, bỉm quá mỏng không thể chấm hết nước thải được nên chỉ dùng được vào ban ngày để có thể thay kịp thời. Tuy nhiên, trong ngành sản xuất bỉm tã, độ thấm hút chất lỏng phụ thuộc vào hạt SAP nằm li ti trong lõi bỉm. Do đó hãy chú ý đến số lượng của những loại hạt này nếu như muốn mua loại bỉm phù hợp.
Đóng bỉm sai thời điểm
Thời gian thay bỉm cho con khá quan trọng, đặc biệt là vào ban đêm. Khi con đang ngủ, các mẹ hay sợ đánh thức con. Tuy nhiên chỉ nên thay bỉm cho con khi bỉm đã ướt và bé đi nặng. Tránh lạm dụng quá nhiều vào bỉm tã sẽ khiến da bé dễ bị dị ứng.
Dùng bỉm quá rộng hoặc quá chật
Dòng bỉm trên thị trường hiện nay rất đa dạng, mỗi loại có những mẫu mã, màu sắc, kích cỡ và cấu tạo khác nhau phù hợp với từng thể trạng của trẻ. Để giúp mẹ dễ dàng tìm được loại bỉm phù hợp với con của mình, các nhà sản xuất đã thêm những thông tin về size, kích cỡ trên bao bì sản phẩm nên các bậc phụ huynh hãy chú ý hơn. Nếu mặc bỉm quá rộng, nước tiểu dễ bị tràn ra ngoài, size quá nhỏ khiến bỉm bó sát vào da và làm bé bức bối, khó chịu.
Bên cạnh đó việc đóng bỉm sai cách cũng là nguyên nhân làm da bé bị tổn thương nên cha mẹ cần chú ý nhiều hơn, nhất là những bà mẹ trẻ.
Không chịu thay bỉm thường xuyên
Muốn bé phát triển khỏe mạnh, phụ huynh có thể thay bỉm cho bé từ 2 đến 3 giờ đông hồ. Thời gian mặc bỉm quá lâu, đợi tã ướt sũng mới thay thì sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Sai lầm hay gặp nhất nữa là việc đóng bỉm cho con cả ngày. Tuy nhiên điều này là không tốt, một số tác hại của việc mặc bỉm cả ngày mà bạn nên biết:
- Trẻ dễ bị hăm háng
- Nước tiểu thấm vào da quá lâu làm da bị nhăn và dễ bị lở loét
- Tạo thành thói quen đi ngài trên bỉm
- Đối với bé trai, mặc bỉm quá lâu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn và để lại hậu quả cho quá trình sinh con bình thường sau này
Bí quyết thay bỉm cho bé khi đang ngủ
Thời điểm cho bé bú
Đặc trưng của trẻ sơ sinh là thường thức dậy nhiều lần vào ban đêm, đó là những lúc bé đói. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để các bà mẹ có thể lợi dụng mà thay bỉm cho con được. Chú ý hay thật cẩn thận và nhẹ nhàng để bé không hoảng sợ, trong trường hợp bỉm quá đầy thì có thể thay cho bé và dỗ bé sau.
Lựa chọn loại bỉm phù hợp với da
Giống như chúng ta đang chăm da mặt, cần phải chọn những loại phù hợp với da. Với độ nhạy cảm của da em bé thì chắc chắn ta phải tìm loại phù hợp nhất. Ta có thể thử qua vài loại, xem xét phản ứng của da và trạng thái của bé để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất nhé.
Có kế hoạch thay bỉm
Cách thay tã bỉm cho bé khi đang ngủ tốt nhất là phải có kế hoạch rõ ràng để cho bé dễ dàng thích nghi hơn. Muốn xây dựng một cách khoa học thì nên theo dõi thời gian bé thức dậy và tiến hành thay bỉm để tạo thói quen cho bé. Là một người làm cha, làm mẹ tốt hãy cố gắng chăm sóc con từ việc ăn, ngủ, nghỉ, mặc bỉm để đem sự dễ chịu và thỏai mái cho con.
Phải nhận biết được bỉm hầm hơi với ẩm ướt
Để không làm con bị khó chịu thì người lớn phải chú ý thay bỉm cho bé kịp thời và nhanh chóng. Cách nhận biết có nên thay bỉm hay chưa là nhìn vào phần da của bé gần tã có bị nhăn nheo hay không. Nếu có thì chứng tỏ da đã bị ngấm nước trong thời gian dài và bắt buộc phải thay gấp cho bé.
Hướng dẫn cách thay bỉm khi bé đang ngủ đúng cách
Thay bỉm cho bé gái
- Dùng tay đỡ 2 chân bé lên ba dùng khăn mềm để lau sạch vết bẩn cho bé
- Chú ý không lâu vào sâu trong vùng kín và dùng khăn khô để lâu lại
- Sau khi đã sạch sẽ, mẹ có thể tiến hành mặc bỉm cho bé nhưng nhớ cẩn thận và không dùng phấn rôm cho các bé gái
Thay bỉm cho bé trai
- Dùng khăn mềm che lại vùng kín tránh bé tiểu tiếp và bắn trên người
- Tiếp theo dùng một chiếc khăn mới ngâm nước và vắt khô lâu dưới dương vật và vùng trên tinh hoàn, tuy nhiên không được kéo lớp da này nếu như bé chưa cắt bao quy đầu
Những điều cần chú ý lúc thay bỉm cho bé
Muốn đem đến những điều tốt nhất cho con thì cha mẹ hãy chú ý những điều sau đây:
- Không chọn những hàng giá rẻ, kém chất lượng mà hãy xem xét, chọn bỉm được cấu tạo từ các hạt siêu thấm hút nhiều, giúp bé luôn được khô thoáng
- Dù ban ngày hay ba đêm thì cũng nên mặc cho con những loại bỉm vừa kích cỡ, không quá rộng hoặc quá chật. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và không phản kháng lại cho những lần mặc bỉm tiếp theo
- Cách 2 đến 3 tiếng thì nên cho bé thay bỉm 1 lần, và hạn chế số lần mặc bỉm khi trẻ đã lớn
- Nếu da bé hay bị hăm, viêm da và rôm sảy thì tránh mặc bỉm và hãy giữ vùng mông của bé luôn sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào
- Lựa chọn loại bỉm có xuất xứ rõ ràng
- Thay bỉm ngay cho trẻ sau khi đi vệ sinh
Trong quá trình nuôi nấng một đứa trẻ thì việc chăm sóc sao cho con mình được khỏe mạnh là điều không dễ dàng, trong đó giấc ngủ của bé rất quan trọng. Đừng cố đánh thức và làm gián đoạn giấc ngủ của bé điều đó sẽ không tốt và còn làm ảnh hưởng đến thần kinh. Do đó, người lớn cần phải chú ý nhiều hơn nữa trong việc thay bỉm cho bé khi đang ngủ.
Những câu hỏi thường gặp
Làm sao để biết bỉm có phù hợp với da của trẻ?
Cách tốt nhất để biết da có bị dị ứng với các thành phần của bỉm tã hay không thì hãy quan sát vùng mông. Không thích hợp, mông sẽ bị dị ứng, mẩn đỏ và ngứa, nếu thấy mông không có vấn đề gì thì hãy tiếp tục sử dụng.
Cách vệ sinh cho bé không bị đau?
Vệ sinh da cho bé là điều cần thiết giúp trẻ không bị nhiễm khuẩn, tuy nhiên nhiều phụ huynh vì muốn loại bỏ hết chất bẩn mà dùng lực hơi mạnh làm da bé bị bầm và đỏ. Mẹ hãy dùng 2 ngón tay lau nhẹ nhàng vùng mông, bẹn và vùng quanh tã va lau từng chút một cho đến khi sạch sẽ hoàn toàn.
Cách tránh hăm cho bé khi mặc bỉm tã?
Hăm là tình trạng hay gặp nhưng nếu làm đúng các bước sau đây thì chắc chắn sẽ hạn chế được tối đà tình trạng này có thể xảy ra:
- Không để da bé tiếp xúc quá lâu với nước tiêu, nên thay bỉm cho bé ngay khi vệ sinh
- Làm sạch vùng mông và dùng khăn mềm để lâu khô
- Dùng loại bỉm đúng size và nên chọn loại mỏng có khả năng thấm hút cao
Kết luận
Dù bỉm có nhiều công dụng, hỗ trợ trẻ có giấc ngủ sâu và ngon hơn nhưng việc mặc tã lớn và cồng kềnh không khỏi khiến trẻ khó chịu. Do đó, mẹ nên thay bỉm cho bé vào buổi tối trước khi bé đi ngủ. Đồng thời mẹ cần nhanh chóng tháo bỉm cho bé khi trẻ dậy vào sáng sớm hôm sau. Trường hợp bỉm bị tình trạng rò rỉ, bạn cần thay ngay cho bé trước khi bé đi ngủ. Lưu ý thường xuyên kiểm tra tình trạng bỉm cho bé trước khi bé bắt đầu vào giấc ngủ.
Khi trẻ có thể đi ngủ mà không cần dùng bỉm, bạn cần đánh thức trẻ vài lần trong đêm để bé đi tè. Theo thời gian trẻ sẽ quen dần với việc không sử dụng bỉm đêm, bé có thể tè dầm, mẹ không cần quá lo lắng. Hãy để trẻ quen dần với bước tiến này trong quá trình phát triển của mình.
Hy vọng bài viết trên đã cho bạn nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc các thiên thần nhỏ. Và giải đáp được băn khoăn có nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ . Việc chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc đó sẽ giúp các bé có bước phát triển đầu đời được vững vàng nhất. Các bậc phụ huynh cũng nên lựa chọn cho bé các sản phẩm bỉm chất lượng giúp trẻ có được giấc ngủ sâu và ngon giấc nhất.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả