Chắc hẳn cam thảo nam là một trong những loài cây khá quen thuộc với người dân Việt Nam đặc biệt là những vùng nông thôn. Do có chứa nhiều thành phần dược tính nên trong dân gian vẫn truyền tay nhau nhiều phương thuốc từ loại cây này. Cùng Huong.vn tìm hiểu cam thảo nam là gì nhé!

Cam thảo nam là gì?

Cam thảo nam là gì
Cam thảo nam là gì

Đặc điểm cam thảo nam

Cam thảo nam là gì? Cam thảo nam hay còn xuất hiện với những tên gọi khác như hoa mõm chó, cam thảo đất, dạ cam thảo, thổ cam thảo,… Loài cây này thường mọc dại ở nhiều nơi, có sức sống tốt nên chủ yếu chúng sinh sống ở những nơi đất cằn. Chính vì vậy mà rễ của loài cây này cắm khá sâu trong bề mặt đất để tìm nguồn nước sinh sống.

Cam thảo thuộc loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, hệ thống rễ và thân vô cùng phát triển. Thân cây mọc thẳng đứng, cao từ 0,4 đến 0,7 m kể từ mặt đất. Lá của loài cây này hình răng cưa hơi thưa, mọc đối hoặc mọc vòng 3. Hoa nhỏ cánh màu trắng, có cuống và mọc xen kẽ giữa các lá. Quả nhỏ màu nâu đen và được đựng trong đài, quả cũng có cuống và mọc xen kẽ giữa các lá. 

Một cây cam thảo có sức sống lâu năm và sinh sôi bằng tự rụng quả khi chín. Vì vậy mà việc tìm kiếm và khai thác dạ cam thảo là vô cùng dễ dàng.

Thành phần dược tính 

Y học Việt Nam ngày càng phát triển, việc nghiên cứu các loại thảo dược dân gian trở thành thuốc chữa bệnh trở nên phong phú. Theo nghiên cứu, tất cả các bộ phận trên cây cam thảo đất đều có các thành phần dược tính.

  • Cây có tính mát, vị ngọt nhưng pha chút nhẫn nhẫn, đắng nhẹ, đặc biệt là không độc. Các bộ phận trên cây có chứa hàm lượng flavonoid có tác dụng chống ung thư cực kì hiệu quả. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu loài cây này thành thuốc chống ung thư vẫn là một thử thách của y học. 
  • Ngoài ra trong cây còn chứa một lượng lớn các hoạt chất như Amellin, acid silicic,…Có khả năng điều hòa lượng đường trong máu, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein và làm thành vết thương.
  • Trong chất nhờn của cây có chứa các hoạt chất như maniol và dulcio hỗ trợ giải các độc tố, mát gan, lợi tiểu,…
Hữu ích dành cho bạn  Cách uống trà giảm cân orihiro hiệu quả nhất năm 2023
Cam thảo nam là gì
Cam thảo nam có chứa thành phần dược tính

So sánh cam thảo nam và cam thảo bắc

Cam thảo nam

Tên thường gọi: Cam thảo đất, dạ cam thảo, trôm lay,…

Thuộc tính: Mọc nhiều ở khu vực địa phương, đất cằn, sống lâu năm. Phần thân cây có thể cao từ 0,4 đến 0,7m, rễ cây cực kì phát triển

Phân bố: Mọc dại ở các vùng nông thôn Việt Nam, Trung Quốc, Ấn độ và Châu Mỹ đều có

Thu hoạch: Cây không sống theo mùa nên có thể thu hoạch cả năm, dùng tươi hoặc khô đều được. Khi thu hoặc nhổ cả rễ, vệ sinh sạch, thái nhỏ và sấy khô là dùng được.

Thành phần: Chứa nhiều các thành phần hoạt chất hữu ích như maniol, dulcio, Amellin, acid silicic và flavonoid được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền.

Cam thảo Bắc

Cam thảo nam là gì
Cam thảo nam và cam thảo bắc

Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra

Thuộc tính: 

  • Thuộc thực vật họ đậu, cây nhỏ sống nhiều năm, bộ phận rễ và thân cây phát triển ngầm.
  • Thân ngầm có thể cao đến 2m, từ thân ngầm phát triển thành nhiều thân cây khác. Mỗi thân cây lẻ có thể cao từ 0,5 đến 1,5m, thân yếu, nhám có lông.
  • Hoa của cam thảo bắc có hình bướm, màu tím nhạt

Phân bố: Có nguồn gốc từ Trung Quốc với quy mô lớn. Ở Việt Nam có thể tìm thấy ở các vùng núi cao như Sơn La, Hà Giang, Điện Biên,…Nhưng Việt Nam ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc

Thu hoạch: Có thể thu hoạch từ 3 – 4 năm sau khi gieo trồng và thời điểm thích hợp vào cuối thu. Có thể dùng rễ và thân cây sấy khô và bảo quản.

Thành phần: 

  • Chứa hoạt chất saponin giảm long đờm
  • Có thành phần tương tự cortison do Glycyrrhizin giữ nước trong cơ thể, tăng huyết áp, giảm lượng nước tiểu.
  • Có khả năng giải độc của morphin, cocain, giải độc uốn ván, độc tố bạch hầu.

Tác dụng của cam thảo nam

Cam thảo nam là gì? là vấn đề mà nhiều người quan tâm để hiểu rõ hơn về tác dụng của nó. Cũng giống như quế chi, nhục thung dung,….cam thảo trở thành vị thuốc được dùng phổ biến trong giới đông y.

Cam thảo nam và cam thảo bắc
Cam thảo nam chữa bệnh

Theo y học cổ truyền

Cam thảo đất với nhiều công dụng đa dạng: 

  • Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc gan,  tăng cảm giác ngon miệng khi ăn uống 
  • Điều hòa lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  • Hỗ trợ lợi tiểu, giải mẫn cảm, mề đay, viêm sởi ở trẻ em.
  • Thúc đẩy tiêu hóa protein, hỗ trợ tiêu hóa và làm lành vết thương.
  • Bổ tỳ, nhuận phế, giải cảm, chữa ho, chữa viêm họng rất tốt ở trẻ nhỏ. 
Hữu ích dành cho bạn  19+ Cách tăng cân cho người gầy lâu năm khó hấp thụ

Theo y học hiện đại

  • Tác dụng ngăn ngừa và điều trị đái đường
  • Giảm lượng mỡ trong máu
  • Thúc đẩy làm lành vết thương
  • Giảm đau, hạ huyết áp, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn nhờ một lượng nhỏ morphin, cocain có trong Ancaloit 
  • Bổ huyết, bổ thanh, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc trong cơ thể nhờ tinh dầu maniol và dulciol có trong dược cam thảo.

Một số bài thuốc dân gian từ cam thảo nam

Tác dụng của cam thảo nam
Vỏ cam thảo đất sấy khô

Chữa cảm cúm hiệu quả

Chuẩn bị 30 gram cam thảo đất cùng 9 gram bạc hà và 9 gram rau diếp cá. Sơ chế bằng cách rửa sạch, sắc nhỏ và nấu thành thuốc. Người bệnh có thể kết hợp cam thảo đất cùng cỏ tranh, rau má, rau kinh giới, các dược liệu này vô cùng dễ tìm để tăng hiệu quả cho bài thuốc.

Trị bệnh mẩn ngứa, phát ban, mề đay

Ngoài nhiều công dụng chữa trị từ bên trong cơ thể. Dùng cam thảo đất kết hợp cùng lá mã đề, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, mỗi loại như vậy tương ứng với 20 gram. Đem các nguyên liệu đun cho cô đặc lại và  sử dụng liên tục từ 2 đến 3 tuần giúp trị bệnh mẩn, sởi cho trẻ nhỏ rất tốt.

Điều trị mụn nhọt sưng viêm

Trà cam thảo nam có tác dụng gì trong việc trị mụn sưng viêm? kết hợp cùng sài đất, kim ngân hoa, mỗi loại tương ứng 20 gram. Đem hỗn hợp sơ chế và đun nấu cho cô đặc lại ⅔ ấm, sử dụng mỗi ngày 1 thang.

Chữa sốt phát ban

cây cam thảo nam
Phát ban

Kết hợp cùng với một số dược liệu dân gian như cỏ nhọ nồi, sài đất, 12 gram cây trắc bá và sắn dây 20 gram. Đem các nguyên liệu đun và sử dụng hằng ngày, mỗi ngày 1 thang. Đối với đơn thuốc này có thể sử dụng dạ cam thảo đã sấy khô để tăng hiệu quả sử dụng.

Phòng ngừa và điều trị tiểu đường

Sử dụng 10 gram cam thảo, diệp hạ châu đem sắc tương tự và sử dụng mỗi ngày 1 thang. Đơn thuốc này có thể phòng ngừa và đẩy lùi các biến chứng hình thành bệnh tiểu đường như hoa mắt, đầu, đề kháng giảm.

Hữu ích dành cho bạn  Lá đại bi là gì? Tác dụng của lá đại bi

Ung thư sinh phù thũng

Trong dân gian vẫn luôn sử dụng trà cam thảo nam để trị ung thư sinh phù thũng. Cách chế biến như sau: Với 50 gram cam thảo cùng hỗn hợp long quỳ, xích tiểu đậu, đại táo. Vệ sinh nguyên liệu sau đó sắc thành nước uống hằng ngày. Cứ mỗi thang sẽ chia thành 2 lần uống trong ngày, lâu dài người bệnh sẽ cảm nhận hiệu quả rõ rệt.

Hỗ trợ điều trị ho hen, ung thư phổi

cây cam thảo nam
Hen suyễn

Sử dụng 60 gram cam thảo đất sắc thành thuốc và dùng 2 lần trong ngày để cải thiện cơn đau, ho do bệnh ung thư phổi gây ra. Đối với đơn thuốc này không có tác dụng trị dứt điểm bệnh ung thư phổi nên người dùng tránh lạm dụng gây hậu quả khó lường.

Giảm viêm họng

Giã nát một nắm cam thảo tươi cùng với một ít muối hột. Sau đó sắc thành thuốc, ngậm và nuốt dần giúp giảm viêm họng cực kì hiệu quả.

Giải độc gan

Vì cây cam thảo có tính mát hỗ trợ tốt trong việc thải độc gan, mát gan. Phù hợp với những người thường xuyên tiếp xúc với bia rượu. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, nấu 20 gram cam thảo cùng với đường cát, chưng cách thuỷ. Trong dân gian vẫn luôn sử dụng trà cam thảo nam để trị bệnh về gan.

Một số lưu ý về cây cam thảo nam

Tác dụng của cam thảo nam
Tác dụng của cam thảo nam

Cam thảo nam là gì? Dược liệu dạ cam thảo có công dụng vô cùng đa dạng trong y học dân gian và cả y học hiện đại. Tuy nhiên việc lạm dụng loại thảo dược này quá nhiều sẽ không tốt, có nguy cơ mang lại những tác dung phụ đối với người sử dụng. Cùng điểm qua một số lưu ý để tránh những hậu quả không tốt nhé!

  • Không nên sử dụng quá nhiều và liên tục dạ thảo nam trong thời gian dài gây hiện tượng phù nề.
  • Không dùng quá 50 gram cam thảo mỗi ngày, nên sử dụng từ 3 đến 5 ngày sau đó cách ngày và sử dụng lại.
  • Dược liệu dạ cam thảo chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh sởi, cảm cúm, triệu chứng của tiểu đường. Vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và kết hợp cùng nhiều phương thuốc khác. Tránh lạm dụng cam thảo nam để chữ bệnh gây phản tác dụng.
  • Trong quá trình sử dụng cam thảo nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí để nâng cao hiệu quả của vị thuốc dạ cam thảo.

Ngày nay, trong dân gian cũng như y học hiện đại, cam thảo đất vẫn được xem là một trong những dược liệu quý hiếm. Điều này cho thấy công dụng của loài cây này vô cùng phong phú. Hy vọng qua bài viết trên Huong.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ cam thảo nam là gì và những tác dụng của nó. 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top