Mề đay là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến, triệu chứng này làm cho người bệnh có cảm giác khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của người bệnh. Người bị mề đay thường sẽ thuyên giảm sau 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài sẽ đối diện với tình trạng nguy hiểm hơn, căn bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì rất khó điều trị. Vậy bị mề đay kiêng gì, ăn gì để giảm ngứa và nhanh khỏi. Cùng Huong.vn tìm hiểu một số mẹo dưới đây.

Mề đay là gì?

Hình ảnh mề đay
Mề đay

Mề đay là tình trạng da phát ban, nổi các nốt mẩn ngứa, sần và đỏ. Kèm theo triệu chứng ngứa cho người bệnh. Các nốt mẩn ngứa có nhiều kích thước khác nhau, thường tăng dần và lan rộng theo thời gian. Có 2 loại nổi mề đay thường gặp:

Mề đay cấp tính Tình trạng này kéo dài lâu nhất là 6 tuần, xuất hiện đột ngột cùng với các nốt sần sùi ở một vùng da hoặc lan rộng ra khắp cơ thể.
10% trường hợp mề đay cấp tính gây phù mạch (tình trạng sưng bên trong da ở niêm mạc da khiến da chuyển sang màu đỏ và căng phồng) gây ngứa và đau.
Mề đay mãn tính Tình trạng này gây tổn thương da kéo dài hơn 6 tuần.

Bệnh không được điều trị đúng cách dễ gây ra các biến chứng: chàm hóa, tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh dị ứng khác. 

Ngoài ra, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp và tiêu hóa dẫn đến khó thở, đau nhức cơ, nôn mửa, tiêu chảy…

Nguyên nhân bị mề đay

Có thể dễ dàng nhận biết được nguyên nhân bị nổi mề đay xuất phát từ đâu, bởi vì thông thường nó sẽ có phản ứng ngay sau đó một thời gian ngắn. 

Nổi mề đay xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng (thực phẩm, hóa chất tắm gội, hóa mỹ phẩm, phấn hoa, lông thú, bụi trong nhà…). 

Lúc này, cơ thể giải phóng một loại protein gọi là histamine và các chất trung gian khiến các mạch máu nhỏ giãn nỡ và dịch từ mạch máu sẽ thoát ra gây tích tụ đến da (còn gọi là phù mạch); gây viêm (nóng, sốt) và phát ban đỏ. Nếu chất lỏng tích tụ dưới da sẽ hình thành các vết sưng phù nhỏ.

Tùy vào đối tượng mà nguyên nhân nổi mề đay cũng khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay, bao gồm:

  • Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh (aspirin, ibuprofen), hay các loại thuốc giảm đau (codeine)
  • Các gia vị, chất bảo quản trong thực phẩm
  • Nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng (giun, sán,..), nấm mốc
  • Dị ứng với lông động vật (chó, mèo,..)
  • Bụi bẩn trong nhà, phấn hoa
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một thời gian dài
  • Do thay đổi nhiệt độ, nóng lạnh đột ngột
  • Bị ong chích
  • Phản ứng với mũ cao su 
  • Kích ứng với mỹ phẩm không chất lượng, hay xà phòng
  • Chà xát da quá mạnh
  • Nhiễm virus (cúm, cảm lạnh), nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh celiac và bệnh tiểu đường tuýp 1.
  • Stress, căng thẳng liên tục
  • Mề đay do bị lực ép chèn quá mức như: mặc quần áo bó chật, ngồi lâu, đeo balo quá nặng

Dấu hiệu nhận biết

Trên thực tế, triệu chứng này có thể dễ dàng nhận biết vì nó có thể xuất hiện sau 10 đến 60 phút. 

  • Nổi các mẩn đỏ: ban đầu xuất hiện vết mẩn đỏ như muỗi đốt, sau đó xuất hiện nhiều hơn. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác ngứa nhẹ, bắt đầu gãi thì dễ dàng lan rộng ra 
  • Ngứa ngáy: Vùng da nổi mụn sẽ kèm theo các triệu chứng ngứa, khó chịu. Dù có gãi cũng không cảm thấy đỡ. Tính chất của triệu chứng này là khi càng gãi, càng tiếp xúc với gió lạnh thì nó càng ngứa. Có thể dẫn đến tình trạng viêm khi người bệnh gãi quá nhiều
  • Nổi mụn nước: Một số trường hợp bị mề đay khi tiếp xúc với các chất kích thích sẽ nổi mụn nước. Mụn nước nhỏ li ti, khi có tác động sẽ vỡ ra sẽ gây chảy dịch và lây lan đến những vùng da lành xung quanh.
  • Nhiễm trùng: Khi người bệnh gãi ngứa quá nhiều sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, nên có sự can thiệp của các bác sĩ da liễu tránh dẫn đến tình trạng hoại tử.
  • Sốc phản vệ: Đây được xem là biểu hiện cảnh báo sự nguy hiểm, thường đi kèm với các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều, tim đập nhanh,.. khi người bệnh có dấu hiệu trên cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Đối tượng dễ mắc bệnh mề đay

Do tính chất dễ mắc phải nên đối tượng của bệnh mề đay cũng rất đa dạng. Đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau khi sinh.

  • Trẻ em: Với những trẻ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém sẽ thường bị mề đay. Có thể do dị ứng thức ăn, nhiễm trùng đường hô hấp, hay bị một số con côn trùng cắn, sự thay đổi của thời tiết. 
  • Phụ nữ mang thai: Khi mang thai nội tiết, tâm trạng, chế độ ăn uống của phụ nữ đều thay đổi. Các mẹ bầu thường bị cảm lạnh, cảm cúm do vậy rất dễ dàng gặp phải bệnh mề đay
  • Phụ nữ sau khi sinh: Sau khi sinh xong các chị em thường bị kiệt sức, việc vệ sinh khó khăn, thiếu ngủ,..Các vấn đề từ môi trường dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn, nên việc bị mề đay là không thể tránh khỏi.

Các vị trí thường bị nổi mề đay

  • Mặt: mề đay xuất hiện rải rác hoặc tập trung trên má, sưng môi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mất tự tin… ảnh hưởng lớn chất lượng cuộc sống. Vết sưng có thể lan đến cổ họng, đường hô hấp gây khó thở, có nguy cơ bị sốc phản vệ.
  • Hai cánh tay: nhiều trường hợp nổi mề đay ở cánh tay, người bệnh ngứa ở vị trí nổi mẩn, đôi khi ngứa lan ra cả bắp tay, cánh tay.
  • Cổ: là vùng da nhạy cảm, dễ tổn thương nên chỉ cần gãi, chà xát mạnh cũng dễ lây lan
  • Chân: trường hợp này thường do phản ứng với vết cắn của côn trùng với biểu hiện mụn đỏ ngứa được hình thành từng đám. Mỗi mụn đỏ chứa dịch, có chiều ngang từ 0,2 đến 2,0 cm và có một điểm chính giữa.
  • Mông: đây là khu vực thường phải cọ sát với quần áo nên khi bị mề đay người bệnh thêm khó chịu và phiền toái.

Đối với căn bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thì chúng cũng có rất nhiều điều cần tránh và kiêng kỵ. Chỉ cần phạm phải một yếu tố nhỏ cũng khiến bệnh tình trở nên kéo dài và nặng hơn. Nhưng mọi người đừng lo, Huong.vn sẽ giúp mọi người liệt kê tất cả những thông tin để trị nổi mề đay tại nhà hay bị mề đay kiêng gì, phải làm sao cho mọi đối tượng. 

Bị mề đay kiêng gì nhanh khỏi

Hình ảnh bị mề đay kiêng gì
Bị mề đay kiêng gì

Tiếp xúc với gió

Vì gió là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mề đay. Do vậy khi thấy trên cơ thể xuất hiện các nốt mề đay hãy chủ động tránh đi ra ngoài để gặp phải gió hoặc mặc quần áo dài tay cho cơ thể khi ra ngoài. 

Hạn chế gãi ngứa

Việc gãi ngứa sẽ không làm bạn đỡ ngứa hơn mà chỉ khiến tình trạng mề đay của bạn trở nên nặng hơn như dẫn đến viêm, nhiễm trùng, sưng. Nên người bệnh hãy hạn chế việc gãi ngứa và thay vào đó có thể dùng đá lạnh chườm lên vùng da bị ngứa để dễ chịu hơn.

Sử dụng mỹ phẩm

Hình ảnh mỹ phẩm
Mỹ phẩm

Các chị em có rất nhiều loại mỹ phẩm và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc bắt đầu thử dùng một loại mỹ phẩm mới hoặc các mỹ phẩm đê lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng bị kích thích dị ứng sau đó sẽ bị nổi mề đay. Vì thế khi bị mề đay, nên dừng hẳn các loại mỹ phẩm đang dùng cho đến khi tìm được nguyên nhân gây ra bệnh.

Tiếp xúc với thú cưng, động vật có lông

Hình ảnh thú công
Động vật có lông

Ở các động vật có lông thường là nơi ký sinh trùng cho một số vi khuẩn. Vì thế, những người đang bị mề đay nên tránh tiếp xúc với động vật có lông. Nó có thể khiến tình trạng nặng hơn, dễ dàng bị nhiễm trùng hơn.

Tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh

Hình ảnh tắm
Tắm nước quá lạnh, quá nóng

Hầu hết, khi bị mề đay chúng ta cần phải cẩn trọng trong khi tắm. Ngày xưa, thường có quan điểm cho rằng người bị mề đay phải kiêng tránh tiếp xúc với nước. Nhưng chưa có sự chứng minh khoa học nào khẳng định điều đó.

Người bệnh nên tắm với nước có nhiệt độ ấm vừa phải, nếu nóng quá thì khiến da bị khô, dễ bong tróc. Lạnh quá thì cơ thể dễ bị sốc nhiệt. Lưu ý, tránh chà xát mạnh gây tổn thương đến da, và tắm quá lâu.

Bị mề đay kiêng ăn những gì?

Thực phẩm giàu đạm

Hình ảnh thực phẩm
Thực phẩm giàu đạm

Tôm, cua, thịt bò, cá,..Là những loại thực phẩm có hàm lượng chất đạm cao. Đặc biệt với những người có cơ địa nhạy cảm bị dị ứng với tôm, cua. Trong giai đoạn này, cơ thể đang dần suy yếu chưa thể chuyển hóa được chất này. Vì thế, hãy tránh những thực phẩm như này cho đến khi tình trạng của bạn khỏi hẳn nhé.

Thực phẩm chứa nhiều đường và muối

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây tình trạng kích ứng. Các chất này sẽ khiến các vết mẩn ngứa trên da trở nên nghiêm trọng hơn, khó lành và dễ bị tái phát về sau

Thực phẩm cay nóng, dầu mỡ

Hình ảnh đồ ăn cay nóng
Thực phẩm cay nóng, dầu mỡ

Khi nạp vào các thực phẩm này cơ thể sẽ nóng lên, khiến bạn có cảm giác nóng rát, khó chịu hơn. Ngoài ra, nó còn khiến cho da bị khô, dễ dàng bong tróc.

Các chất kích thích

Hình ảnh chất kích thích
Các chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá,.. là những chất kích thích có hại cho cơ thể. Người bệnh đang điều trị mề đay nhưng lại sử dụng các chất kích thích thì việc điều trị càng trở nên khó khăn khiến bệnh kéo dài hơn.

Các thực phẩm dễ gây kích ứng

Khi cơ thể đang gặp tình trạng này, các thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn thường ngày có thể trở thành chất gây kích ứng, phản ứng xấu hơn. Đặc biệt là các thực phẩm như hải sản, đậu phộng, sữa động vật. Nhóm thực phẩm này khiến tình trạng dị ứng trầm trọng hơn. Không những thế, cơ thể có thể bị sốc phản vệ  rất nguy hiểm đối với người bệnh. Vì vậy, mọi người cần tìm hiểu bị mề đay kiêng gì thật kỹ để tránh làm triệu chứng nặng hơn.

Đến đây mọi người đang thắc mắc rằng, có nhiều thứ cần phải kiêng phải tránh như vậy thì sẽ có rất nhiều hạn chế như chế độ sinh hoạt hay các thực phẩm nên ăn là gì để có thể đảm bảo sức đề kháng cho cơ thể. Để Huong.vn giúp bạn lên thực đơn cho bữa ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng mề đay nhé.

Nên ăn gì khi bị mề đay

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào da. Việc bổ sung vitamin A trong quá trình điều trị mề đay sẽ giúp bạn nhanh hồi phục và tốt hơn. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: cải xanh, gan gà, gan heo, cà tím, cà rốt, trứng,…Tuy nhiên, trong việc chế biến thì cần hạn chế sử dụng mỡ động vật. 

Thực phẩm giàu vitamin C

Những người có tình trạng như ngứa dữ dội là do lượng histamine trong máu tăng quá mức. Do đó, nạp nhiều vitamin C có thể giúp ngăn chặn các tế bào viêm sản xuất histamine, còn giúp ngăn ngừa chứng viêm do các gốc tự do gây ra. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như dưa lưới, cà chua, khoai tây, đu đủ, ổi, bưởi,…Hoặc có thể dùng viên uống vitamin C để bổ sung cho cơ thể

Thực phẩm kháng viêm

Một chế độ ăn uống hợp lý với các loại thực phẩm lành mạnh là sự kết hợp hoàn hảo tốt hơn bất kì loại thuốc hay thuốc bôi nào. Việc ăn các thực phẩm kháng viêm giúp tình trạng bị mề đay của bạn giảm đi, như dầu oliu, tỏi, nghệ, gừng, ớt chuông, trà xanh,..đây đều là những thành phần kháng viêm cực tốt.

Rau củ quả tươi xanh

Trong rau củ quả chứa rất nhiều chất xơ và vitamin những chất cần thiết cho cơ thể. Không những giúp sản sinh tế bào, thúc đẩy sự phát triển của da mà còn giúp da tăng sức đề kháng, làm mát cơ thể không làm cơ thể bị nóng rát.

Sữa chua

Những người bị mề đay, cơ thể luôn trong trạng thái nóng bức, khó chịu. Vì thế, sử dụng sữa chua sẽ giúp bạn làm dịu, làm mát, đồng thời làm tăng hệ miễn dịch cho da.

Thực phẩm có khả năng chống oxi hóa

Chất oxi hóa giúp các vết thương mau lành hơn, hạn chế để lại sẹo. Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa chất oxi hóa như quả mâm xôi, quả việt quất, đậu đỏ, các loại hạt,..để hỗ trợ trong quá trình điều trình bệnh mề đay.

Trẻ bị mề đay kiêng ăn những gì

Cũng như người lớn, khi trẻ bị mề đay thì mẹ cần kiêng cho bé những thực phẩm có hàm lượng đạm quá cao, thực phẩm quá nhiều dầu mỡ động vật, nhiều đường và muối. Đặc biệt, tránh các món gây dị ứng. Không ít trẻ sơ sinh, hay trong độ tuổi ăn dặm đã có hiện tượng dị ứng với đạm sữa bò. Vì thế mẹ hãy quan sát xem trẻ có dị ứng với món nào không, nếu có hãy tránh càng xa càng tốt.

Mẹ nên chọn các loại hoa quả tươi, sạch chứa nhiều chất vitamin A, C, E giúp bé tăng sức đề kháng, không bị các triệu chứng của bệnh làm mệt mỏi, kém ăn. Bên cạnh đó, các mẹ nên bổ sung nước mỗi ngày để con đào thải độc tố bên trong ra ngoài. Đồng thời làm mát cơ thể và giảm tình trạng ngứa rát. Ngoài nước lọc thì mẹ có thể ép nước các loại rau củ, trái cây,… để cho con sử dụng.

Những lưu ý khi bị mề đay

Ngoài việc có một chế độ ăn phù hợp, thì Huong.vn muốn nhắc nhở những ai đang bị mề đay một số lưu ý nhỏ dưới đây:

  • Cần nhận biết sớm và theo dõi các triệu chứng thường xuyên: tuy không phải là một triệu chứng lạ, hiếm gặp, hay có tính chất nguy hiểm. Tuy nhiên, không ít ca bị mề đay nghiêm trọng. Nhất là khi nổi mề đay kèm với triệu chứng sưng môi, sưng mặt, ngứa lưỡi, nôn mửa.
  • Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có thể loại bỏ nhanh triệu chứng
  • Sử dụng các loại dược phẩm từ thiên nhiên trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như: sữa tắm, nước rửa tay,..tránh dùng xà phòng có độ pH cao (cao hơn 7)
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. 
  • Giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ. Tránh nơi có độ ẩm cao.
  • Người bệnh nên luôn mang theo thuốc Epinephrine (Adrenaline) để cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Huong.vn tin rằng với những chia sẻ trên đây, sẽ hữu ích cho những ai đang gặp phải tình trạng này. Không còn phải băn khoăn mề đay nguyên nhân do đâu, bị mề đay kiêng gì để giảm ngứa, hay phải làm gì,… Huong.vn mong rằng có thể đồng hành cùng bạn không chỉ triệu chứng này, mà còn một số vấn đề gặp phải trong cuộc sống hằng ngày nữa.

Cửa hàng Sức khỏe Hương Việt Nam 

Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Đà Nẵng

Hotline: 0789277892

Google Map: https://goo.gl/maps/cAXCrofVdDshYLHX8

Website: https://huong.vn

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

Hữu ích dành cho bạn  60+ MÓN NGON ĐÃI TIỆC SANG TRỌNG, DỄ LÀM

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top