Cam thảo là vị thuốc Đông y được nhiều người biết đến. Nó xuất hiện phổ biến trong đời sống qua các món ăn, các loại nước uống giải khát, các bài thuốc nam và thậm chí là thuốc Tây y. Tuy nhiên ít ai biết được cách sử dụng cam thảo sao cho đúng cách. Vì vậy hãy cùng Huong.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của cây cam thảo
Cam thảo là gì?
Cây cam thảo là loài thực vật họ đậu, có hoa, tên gọi khoa học là Glycyrrhiza uralensis. Nguồn gốc chính của cây là ở Trung Quốc, nhưng sau đó du nhập vào Việt Nam. Người dân đã bắt đầu dùng cam thảo như một vị thuốc chữa bệnh với các tên gọi bắt tai như lộ thảo, sinh cam thảo.
Lộ thảo sau khi được sấy khô sẽ có vị ngọt nhẹ, tỏa mùi thơm thảo mộc dễ chịu. Sau khi đun nấu thì chúng biến thành đồ uống giải nhiệt mang mùi vị kích thích. Với công dụng thanh lọc cao, nhiều người bình thường vẫn dùng loại cây này để bổ sung năng lượng trong cái tiết trời nắng nóng đến khó chịu vào mùa hè.
Phân biệt cây cam thảo với các loại khác
Cam thảo sinh sống ở nhiều vùng khác nhau cùng với sự đa dạng về số lượng và chủng loại. Theo như khảo sát thì cam thảo có 3 loại, nhìn chung mỗi loại đều có giá trị dưỡng chất tương đương nhau.
Lộ thảo bắc | Thân thảo, lá cây nhẵn hình bầu dục, hoa màu tím, quả cong có nhiều lông |
Lộ thảo nam | Thân thấp, lá cuộn tròn, hoa màu trắng, quả hình cầu |
Lộ thảo dây | Thân leo, lá dạng lông chim, hoa màu hồng, quả nhỏ có nhiều hạt |
Địa điểm phân bố
Nước ta không phải là quê hương của cam thảo nên loại dược liệu này chỉ xuất hiện ở một số trung du và miền núi phái Bắc như Lạng Sơn, Thanh Hoá, Hưng Yên,…Phổ biến là 2 loại cam thảo dây và cam thảo nam. Dù vậy thì tác dụng của chúng vẫn không hề thua kém bất kỳ loại nào trên thế giới.
Ban đầu khi mới được nhập về từ vùng đất Trung Quốc, lộ thảo mọc hoang rất nhiều nơi gồm có Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang,…Khi dần tuyệt chủng thì con người mới bắt đầu quan tâm đến. Đặc biệt trong mấy năm trở lại đây, số lượng loài thảo dược này ngày càng ít nên đã có một số người nuôi cấy và trồng thêm cam thảo nhiều hơn.
Quá trình thu hái và bào chế
Dù nổi tiếng là thuốc Đông y nhưng chỉ có rễ và thân cây cam thảo là hai bộ phận có giá trị cao. Vì là loài cây sống lâu năm nên bạn có thể thu hái ở tất cả các mùa. Thời điểm tốt nhất để thu hái là tháng 2 – tháng 8 hàng năm. Lúc này rễ cây khá chắc, nặng, chứa nhiều dưỡng chất nên mang lại giá trị cao hơn cả về kinh tế và dưỡng chất.
Sau khi rễ và thân cây được chặt lấy thì người ta sẽ tiến hành mang đi bào chế:
- Phơi khô: Rửa sạch hết lớp đất bám bên ngoài rễ rồi cắt thành lát mỏng. Tiếp theo mang đi phơi nắng cho thật khô và bảo quản để thảo dược lâu hư
- Tẩm mật ong: Đây là cách bào chế được khá nhiều người yêu thích. Cam thảo lát mỏng được tẩm mật ngọt sẽ có mùi vị thơm ngọt hơn. Cách làm là nấu sôi nước với mật ong. Sau đó cho lộ thảo vào và đảo đều cho đến khi kho hoàn toàn
- Tán bột: Cạo vỏ dược liệu rồi sửa sạch, cắt thành từng lát mỏng. Phơi hoặc sấy khô cam thảo rồi tán thành bột mịn.
Một điều mà mọi người cần chú ý là bào chế không đồng nghĩa với việc sẽ giữ cam thảo được lâu. Do đó hãy bảo quản đúng cách. Đặt vào túi ni lông hoặc lọ kín có nắp đậy, không để nơi có ánh nắng mặt trời mà là nơi khô thoáng, sạch sẽ.
Cam thảo có tác dụng gì?
Theo như nghiên cứu, cả cây cam thảo khô và tươi đều có khả năng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là điều trị các bệnh ngoài da. Để phát huy hết công dụng của cam thảo thì bạn không nên làm dụng quá nhiều. Dùng đúng bệnh, đúng liều lượng là cách làm tốt nhất để tận dụng giá trị của dược liệu.
Chữa các bệnh ngoài da
Tác dụng của cam thảo luôn được mọi người quan tâm. Từ rất lâu, cây thuốc này đã được giới Đông y dùng làm thành phần trong thuốc kháng viêm, chống khuẩn. Giúp các vết thương ngoài da như bệnh vảy nến, bệnh chàm, mụn nhọt được cải thiện. Bên cạnh cách chế biến thành nước uống thì bạn cũng có thể dùng các chiết xuất từ cam thảo để bôi lên da. Kiên trì sử dụng, hiệu quả sẽ nhanh chóng phát huy trong vòng 1 – 2 tuần.
Chữa bệnh tá tràng, trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý biểu hiện bằng các triệu chứng gây khó chịu như chướng bụng, ợ chua, khó tiêu. Lúc này lộ thảo trở thành một phương pháp trị bệnh hữu hiệu đã được nhiều người biết đến. Nó không chỉ cải thiện tình trạng bệnh mà còn thúc đẩy hoạt động của đường ruột và hệ tiêu hoá. Dưới sự kích thích của glycyrizin các tổn thương do loét dạ dày, tá tràng cũng được chữa lành nhanh chóng.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Cam thảo vó tác dụng gì? Liệu rằng có thể trị được bệnh ung thư hay không? Tác dụng trị bệnh ung thư của cam thảo hiện nay vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Tuy nhiên nói về việc hỗ trợ giúp tình trạng bệnh nhân tốt hơn thì có thể xảy ra.
Các hoạt chất chống oxy hoá trong lộ thảo sẽ tham gia vào quá trình ức chế gốc tự do, không để tế bào ung thư hình thành. Vậy nên nếu bạn không muốn mắc phải những căn bệnh quái ác như ung thư thì hãy uống nước cam thảo nhiều hơn. Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh bằng hoá trị thì tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng.
Tốt cho đường hô hấp
Nhờ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cao, chiết xuất từ cam thảo có thể làm sạch đường hô hấp một cách tối ưu. Hoạt chất glycyrizin còn điều trị được bệnh hen suyễn, ngăn chặn các cơn ho dai dẳng xuất hiện.
Các cách sử dụng cam thảo khô hiệu quả
Sau khi biết được các tác dụng của cam thảo thì chúng ta càng tự tin hơn về việc dùng cam thảo để trị bệnh. Tuy nhiên bạn phải biết được cách sử dụng cam thảo để tránh tình trạng phản tác dụng. Dưới đây là một số cách chế biến lộ thảo mà bạn có thể tham khảo.
Cách điều chế cam thảo thành sinh thảo
Sinh thảo là một dạng bột được chiết xuất từ thân cây cam thảo qua quá trình ủ lên men. Đây là cách dùng cam thảo đơn giản nhưng lại cực kỳ thông dụng. Hầu hết mọi người đều dùng sinh thảo để làm nước uống hoặc làm gia vị. Để tạo được sản phẩm này thì đầu tiên phải sơ chế cam thảo cho thật sạch. Sau đó đem lộ thảo đi ủ lên men, cắt lát mỏng, ủ mềm và đem đi phơi khô.
Chế biến chích thảo từ cam thảo
Tương tự như sinh thảo, chích thảo cũng được tạo ra từ cam thảo nhưng là qua quá trình khuấy khô cam thảo và mật ong. Đầu tiên sẽ cắt lộ thảo thành lát mỏng để mau thấm và quét mật lên sao cho đều. Sao cho đến khi cả 2 nguyên liệu này hoà tan hoàn toàn với nhau. Chích thảo là vị thuốc thường được dùng để trị bệnh ho khan.
Pha trà
Trà cam thảo có vị ngọt thanh tự nhiên, khi uống vào sẽ giữ cho đầu óc luôn sảng khoái và thư giãn. Để lấn át vị đắng và tăng hương vị cho đồ uống thì bạn nên kết hợp cây thuốc này với nhiều nguyên liệu khác.
Cho 1 muỗng bột cam thảo vào trong một lít nước. Nấu sôi đến khi nước trong bình vơi hết một nửa thì vặn lửa nhỏ lại và để yên trong vòng 30 phút. Chắt lấy nước và uống khi còn nóng.
Làm thuốc trị bệnh
Cam thảo vẫn được sử dụng làm thuốc trị bệnh trong dân gian, sau đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo.
- Bài thuốc trị loét dạ dày: Hoà cao lỏng cam thảo với nước nóng để uống mỗi ngày
- Bài thuốc trị ho: Nướng chín thân cây cam thảo, tán nhuyễn thành bột và hoà với nước để uống
- Thuốc chữa cấm khẩu ở trẻ: Sắc thuốc 10g cam thảo tươi với nước
- Vị thuốc trị mụn nhọt: Uống cao mềm cam thảo mỗi ngày
- Thuốc chữa bệnh khó thở: Hoà bột có cam thảo, nhị sâm và đương quy
- Thuốc chữa viêm họng: Hãm lộ thảo với nước sôi để uống mỗi ngày
Một số cách dùng khác
- Mua gel cam thảo được chế biến sẵn trên thị trường và bôi lên vùng da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy
- Đắp miếng dán có chứa hoạt chất cam thảo để giảm đau
- Ngậm viên cam thảo hoặc súc miệng mỗi ngày để cưa đau họng
Giải đáp thắc mắc liên quan đến cam thảo
Uống cam thảo mỗi ngày được không?
Không chỉ cần quan tâm đến cam thảo là gì mà tác hại của cam thảo cũng cần nắm kĩ. Dựa trên ghi chép của sử sách, lộ thảo là thảo dược có tình bình giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên trên thực tế, việc dùng sai cách sẽ phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn:
- Giảm nồng độ kali ở người bình thường, gây tình trạng suy nhược cơ thể, tụt huyết áp
- Làm khô sữa, không tốt cho thai nhi
- Làm mất tác dụng của thuốc điều trị
- Khó thở, tim đập nhanh
- Tổn thương gan
- Tăng huyết áp
Ai không nên sử dụng cam thảo?
Cam thảo là cây thuốc thiên nhiên tương đối lành tính nhưng không phải ai cũng dùng được. Theo các thầy thuốc Đông y, dù dưới dạng chiết xuất gì thì loại dược liệu này cũng không hề tốt đối với phụ nữ đang mang thai. Bởi hoạt chất glycyrrhiza có trong dược liệu sẽ làm chậm sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai khá cao.
Ngoài đối tượng nhạy cảm này thì bệnh nhân đang mắc các chứng bệnh về thận hư cũng nên cẩn thận hơn.
Cam thảo tương khắc với thuốc nào?
Bệnh nhân dùng cam thảo để trị bệnh nhưng lại vô tình đầu độc cơ thể nếu như đang dùng một trong các vị thuốc dưới đây:
- Thuốc hạ kali
- Thuốc chống rối loạn nhịp tim
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc hạ huyết áp
- Thuốc chống loãng máu
- Thuốc tránh thai
- Thuốc trị viêm thuộc nhóm Corticosteroid
- Thuốc cân bằng nội tiết tố
Hy vọng rằng bạn đã biết được cách sử dụng cam thảo qua bài viết trên. Có thể thấy cam thảo là vị thuốc đông y có lợi đối với sức khỏe, tuy nhiên dùng quá thường xuyên sẽ không tốt. Do đó khi sử dụng thì chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết. Qua đây Huong.vn cũng hi vọng mọi người sẽ luôn có một sức khỏe tốt và tìm đúng những bài thuốc mà cơ thể đang cần. Không quên truy cập vào địa chỉ bên dưới để tìm thấy những nguyên liệu có thể kết hợp với cam thảo nhé!
Cửa hàng Sức khỏe Hương Việt Nam
- Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng 550000
- Google Maps: https://goo.gl/maps/QbifLKqMmqowffYp7
- Hotline: 0789287892
- Website: https://huong.vn
- Email: Contact@huong.vn
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả