Nói đến ẩm thực Việt Nam thì có rất nhiều các cách chế biến khác nhau, mỗi cách chế biến món ăn sẽ mang đến hương vị riêng phù hợp với sở thích ăn uống của từng người. Đặc biệt là các món hấp luôn được các gia đình lựa chọn.
Ngoài lợi thế, về khâu chuẩn bị đơn giản dễ làm. Các món hấp được nhiều gia đình lựa chọn cho mâm cơm, bởi luôn giữ được hương vị tự nhiên của nguyên liệu, của từng món ăn. Hơn hết, khi hấp, các món ăn ít chất béo hơn và có thể giữ được các chất dinh dưỡng có trong món nguyên liệu. nên rất thanh đạm, an toàn cho cơ thể.
Top 16 các món hấp thanh đạm cho cơ thể
Dưới đây, Bà Bầu Năng Động sẽ bật mí cho bạn những món hấp ngon, bổ dưỡng để đổi vị cho bữa cơm gia đình. Bạn có thể thực hiện ngay những món ăn, để “đãi” các thành viên trong gia đình một bữa ra trò.
Những lợi ích của các món hấp
Ăn các món hấp có rất nhiều lợi ích cho cơ thể.
Nói không với dầu mỡ
Không chỉ tiết kiệm về mặt kinh tế, mà các món hấp còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Đối với các phương pháp chế biến thông thường như chiên xào,… thì cơ thể có thể sẽ dung nạp khá nhiều dầu mỡ, đôi khi có thể gây ra một số bệnh liên quan đến tim mạch.
Tuy nhiên, với riêng phương pháp hấp thì hàm lượng chất béo vào cơ thể gần như bằng không. Bởi không cần phải sử dụng bất kì giọt dầu ăn nào để chế biến các món hấp. Vì thế, các món hấp rất tốt và thanh đạm cho cơ thể.
Giữ nguyên được hương vị của thực phẩm
So với các cách chế biến khác thì hương vị của thực phẩm sẽ bị pha trộn với gia vị hoặc mất đi một phần hương vị gốc. Tuy nhiên, với các món hấp thì vẫn giữ được gần như nguyên vẹn hương vị của thực phẩm.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Với phương pháp hấp, hơi nước sẽ bốc lên làm chín thực phẩm. Các vitamin cũng như dinh dưỡng trong thực phẩm vẫn được giữ lại như vitamin C, vitamin B, vitamin E, và vitamin D. Những vitamin này không bị phá huỷ ở nhiệt độ cao.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm như súp lơ, bông cải xanh còn rất giàu hợp chất glucosinolate. Hợp chất này có thể giúp cơ thể chống lại các chất gây độc và các chất gây ung thư hoặc các chất thúc đẩy quá trình phát triển của bệnh ung thư. Khi ra nhiệt với các loại thực phẩm này sẽ làm mất đi hàm lượng hợp chất glucosinolate khá lớn. Nhưng với phương pháp chế biến đồ hấp sẽ có thể hạn chế được nhược điểm này.
Một số lưu ý chế biến các món hấp không bị ngán
- Khi chế biến các món hấp, bạn có thể sử dụng một ít muối hột khi hấp hoặc cho các loại gia vị tạo hương thơm như sả, gừng, hành vào hấp cùng nguyên liệu. Những gia vị này còn có tác dụng giảm mùi tanh và tăng hương vị cho món ăn.
- Đối với một số món hấp có thể lót thêm muối hột ở phía dưới khay hấp tạo hương vị đặc trưng của món ăn hoặc có thể sử dụng bia để tạo sự hấp dẫn cho món ăn.
- Về phần nguyên liệu hấp kèm bạn chỉ nên sử dụng sả, gừng, hành. Hạn chế sử dụng các loại gia vị nồng, bởi có thể làm mất hương vị tự nhiên của thực phẩm.
- Món hấp chủ yếu làm chín thực phẩm chủ yếu bằng hơi nước. Nên trước khi tiến hành phải đảm bảo nước thật sôi. Khi hấp nên mở nắp khoảng 2- 3 lần để hơi nước thoát bớt ra ngoài, tạo cho món ăn mềm và thơm hơn.
Với 18 cách làm các món hấp trên đây, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho các mâm cơm gia đình. Hãy thường xuyên nấu những món ăn hấp dẫn này để bồi bổ cho gia đình bạn nhé!
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả