Sang tháng thai kỳ thứ 5, mẹ bầu vẫn tiếp tục trải qua những thay đổi cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Một trong số đó là sự phát triển của thai nhi làm thay đổi kích thước bụng bầu. Vì vậy bụng bầu 5 tháng to như thế nào là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, bởi ai cũng lo lắng không biết kích thước bụng bầu của mình to hay nhỏ, có bình thường hay không. Cùng Huong.vn tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Những thay đổi khi mang thai tháng thứ 5
Thai nhi phát triển ra sao vào tháng thứ 5?
Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi không còn phát triển về kích thước mạnh mẽ nữa, thay vào đó là những thay đổi về kỹ năng, khả năng hoạt động.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo qua những thay đổi của thai nhi trong tháng thứ 5 đưới đây:
- Kích thước thai nhi vào khoảng 360g cân nặng và 27cm chiều dài.
- Bé phát triển chậm lại, thay vào đó, dinh dưỡng được dành cho sự phát triển vị giác, thị giác, võng mạc. Bé đã có thể cảm nhận, nhạy cảm, chủ động phản xạ với ánh sáng.
- Các bộ phận như lông mày, mí mắt được hình thành rõ rệt.
- Hình thành các thói quen cử động như nuốt, nấc, ngáp¸co duỗi chân tay, thay đổi tư thế.
- Bắt đầu hình thành lớp da dày hơn, hình thành một lớp phủ gọi là vernix, tuy vậy da vẫn còn trong suốt.
- Bé có thể nghe và phản xạ với âm thanh tốt hơn.
- Bé thường xuyên có các phản xạ như đạp, đá vào bụng mẹ, xoay người thường xuyên.
- Nếu là bé gái thì bộ phận sinh dục đã hình thành rõ rệt.
Sự phát triển của thai nhi là không giống nhau, cũng không bao gồm hết các biểu hiện nêu trên, nên các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng nếu thai nhi của mình phát triển chậm hơn một chút
Thay đổi của mẹ bầu mang thai 5 tháng
Tất nhiên, không chỉ thai nhi mà cả mẹ bầu cũng có những thay đổi đi cùng. Đa phần nguyên nhân đều đến từ việc thai nhi phát triển và gây xáo trộn trong cơ thể.
- Mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được thai nhi nhiều hơn, bởi lúc này thai nhi đã cử động mạnh thường xuyên.
- Rất dễ bị táo bón, khó tiêu, chướng bụng… bởi vậy cần chú ý đến việc cho mẹ bầu 5 tháng ăn gì để thai nhi khỏe mạnh và tốt cho hệ tiêu hóa.
- Ra khí hư, thi thoảng sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
- Mẹ bầu cũng thường xuyên gặp phải tình trạng ù tai, nghẹt mũi, chảy máu chân răng, đôi khi là chảy máu cam.
- Nhu cầu ăn uống tăng cao, luôn cảm thấy đói. Các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để ăn nhiều nhưng không thừa mỡ hay cholesterol.
- Chân tay và mặt bắt đầu có hiện tượng phù nề, hay bị chuột rút.
- Hay bị đau lưng, phần da bụng sậm màu hơn.
- Nhu cầu tình dục thay đổi, có thể nhiều hơn hoặc ít đi tùy người
- Hiện tượng stess không còn quá nhiều và dễ bị loại bỏ bởi lúc này mẹ bầu đã quen với việc mang thai.
Bụng bầu 5 tháng to như thế nào?
Bụng bầu 5 tháng to như thế nào? Không còn úp mở như những tháng đầu, vào thời điểm bầu tháng thứ 5, bụng của chị em đã lộ rõ và còn tiếp tục lớn lên thêm. Thai nhi lúc này đã đạt được kích thước khá lớn, nặng khoảng 360g và dài 27cm. Tử cung lúc này đã tiếp tục giãn nở cho phù hợp với kích thước của bé.
Kích thước bụng bầu 5 tháng như một quả bóng rổ, tất nhiên là sẽ có sai số nhất định bởi cơ địa của mỗi người là không giống nhau. Kích thước bụng bầu còn ảnh hưởng bới nhiều yếu tố như cân nặng của mẹ, lượng nước ối, chế độ dinh dưỡng mẹ ăn trong thời gian mang thai. Bởi vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng khi mình có bụng bầu hơi nhỏ hoặc hơi to.
Tất nhiên nếu bụng bầu nhỏ hoặc to bất thường thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác.
Yếu tố ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu 5 tháng
Bụng bầu 5 tháng to như thế nào thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mỗi yếu tố sẽ có mặt lợi hại khác nhau và chúng ta cũng cần phải nắm rõ để biết được thai nhi có tốt hay không.
Các kiểu bụng bầu bình thường
Tuỳ thuộc vào từng cơ địa, mỗi người mẹ sẽ có một kiểu bụng bầu khác nhau. Sau đây là bảng tổng hợp các kiểu bụng mà chị em nên biết.
Bụng nhỏ |
Do thiếu nước ối, không nguy hiểm |
Bụng to |
Nhiều nước ối, vị trí của thai nhi khiến bụng to lên |
Bụng cao |
Chứng tỏ cơ bụng khỏe |
Bụng thấp |
Dấu hiệu của chuyển dạ |
Bụng rộng |
Do vị trí nằm của thai nhi |
Kích thước bụng bầu 5 tháng thay đổi do đâu?
Dánh hình của mẹ bầu
Mẹ càng cao, bụng càng rộng và thai nhi sẽ có nhiều không gian phát triển hơn. Do đó khi mẹ bầu đến tháng thứ 5 bụng sẽ nhô cao.
Tử cung
Tử cung là nơi thai nhi sinh sống nên theo thời gian tử cung sẽ càng giãn nỡ hơn. Khi ruột bị đẩy đi xung quanh tử cung thì mẹ bầu sẽ thấy bụng tròn và đầy hơn.
Mang thai lần đầu
Mang thai lần đầu luôn là thời điểm nhạy cảm cơ thể vì chưa kịp thích ứng được với việc có thai nhi. Vì vậy bụng sẽ bị kéo về phía trước.
Vị trí của thai nhi
Thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển từ tam cá nguyệt thứ 2, khiến bụng mẹ bầu cũng thay đổi theo. Thông thường thai sẽ nhô về phía trước nên kích thước bụng bầu 5 tháng sẽ nhọn hơn.
Nước ối
Yếu tố cuối cùng quyết định đến vấn đề bụng bầu 5 tháng to như thế nào chính là nước ối. Nước ối càng nhiều, bụng bầu càng to. Tuy nhiên lượng nước này sẽ thay đổi liên tục trong suốt giai đoạn mang thai.
Mẹ bầu 5 tháng cần kiểm tra gì khi đi khám?
Việc khám thai định kỳ là không thể thiếu, trong tháng thứ 5 thì các mẹ cần thực hiện những kiểm tra sau để nắm bắt được sức khỏe của mình và tình hình phát triển của thai nhi.
- Kiểm tra cân nặng của mẹ bầu.
- Đo huyết áp, kiểm tra lượng đường trong máu, lượng dư đạm trong nước tiểu cho mẹ bầu.
- Kiểm tra kích thước, bề cao của tử cung
- Nghe tim thai của bé.
- Kiểm tra hiện tượng giãn tĩnh mạch gót chân, phù nề chân tay có bình thường hay không.
Nếu mẹ bầu cảm thấy cơ thể có gì bất thường hay lo lắng, hãy hỏi trực tiếp bác sĩ để được giải đáp.
Trên đây là những thông tin việc mang thai tháng thứ 5 của mẹ. Hy vọng bạn đã nắm được bụng bầu 5 tháng to như thế nào, qua đó so sánh và biết được sức khỏe của mình có bình thường hay không. Hãy có một chế độ chăm sóc, dinh dưỡng khoa học để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh nhé.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả