Nhiệt miệng là vấn đề thường gặp ở cơ thể con người. Nguyên nhân nhiệt miệng có rất nhiều, xuất phát từ các yếu tố khác nhau từ trong và ngoài môi trường, gây ra nhiều bất tiện và cảm giác khó chịu cho người bệnh. Để hiểu thêm về nhiệt miệng là gì? Bị nhiệt nặng có ảnh hưởng gì không? Bị nhiệt miệng phải làm sao? thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cùng Huong.vn nhé.
Giới thiệu bệnh nhiệt miệng
Muốn trị bệnh nhiệt miệng, giải quyết triệt để những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì trước tiên chúng ta cần phải am hiểu các kiến thức về nó. Để bảo vệ sức khoẻ thì các chuyên gia đã đúc kết được các thông tin xung quanh liên quan nhiệt miệng dưới đây.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng được coi là bệnh viêm nhiễm của vùng miệng gây nhiều khó khăn cho các bệnh nhân mắc bệnh. Dấu hiệu của bệnh rất dễ nhận biết gồm những vết loét có màu trắng và dần ngả sang vàng, cảnh báo các vấn đề về sức khoẻ nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Vì tác hại chính của nó là gây cảm giác đau đớn khi ăn uống nên khiến nhiều người e ngại mỗi khi ăn và lựa chọn bỏ qua.
Một số loại nhiệt miệng phổ biến hiện nay?
Nhiệt miệng được con người xếp vào 2 loại phổ biến:
- Đơn giản: Đối tượng hay gặp phải là ở độ tuổi 10 – 20. Nhiệt miệng đơn giản có thể tái phát lại nhiều lần trong năm khoảng 3 – 4 lần với thời gian phát bệnh là 1 tuần
- Phức tạp: Chủ yếu xuất hiện ở người đã từng có tiền sử mắc bệnh trước đó
Nguyên nhân nhiệt miệng
Nguyên nhân nhiệt miệng là không thể đếm xuể và các chuyên gia trong lĩnh vực vẫn chưa xác định rõ đâu là lý do chính làm xuất hiện mầm bệnh. Tuy nhiên họ đã khoanh vùng được một vài yếu tố gây nhiệt miệng điển hình, cụ thể:
- Môi trường
- Chế độ dinh dưỡng
- Sinh vật gây bệnh
- Ăn uống nhiễm độc tố
Ngoài ra còn tồn tại một số tác nhân làm miệng bị nhiệt như chăm sóc răng miệng sai cách, thiếu hụt dinh dưỡng, tổn thương do tai nạn,…Sau khi đã nắm được các thông tin liên quan về lý do bị nhiệt miệng thì cần đề ra phương hướng điều trị thích hợp hơn.
Triệu chứng nhiệt miệng phổ biến
Nhiệt miệng xảy ra với tất cả các đối tượng, từ người lớn đến trẻ em. Thế nhưng mỗi độ tuổi, cơ địa khác nhau lại có những dấu hiệu khác nhau. Sau đây là một số biểu hiện điển hình:
- Có một số vết lở loét sưng đỏ ở miệng, môi, đáy nướu
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Đầy hơi, tiêu hóa kém
- Tâm trạng thay đổi, hay cáu gắt
- Tay chân bị chuột rút và thường xuyên bị tê
- Da mặt xanh xao
- Cân nặng sụt giảm nghiêm trọng
- Sốt cao
Đối tượng nguy cơ bị bệnh nhiệt miệng
- Sống trong môi trường có khí hậu nhiệt đới
- Không có chế độ ăn uống hợp lý
- Trẻ em bị suy dinh dưỡng
Bị nhiệt miệng là thiếu chất gì?
Hệ thống miễn dịch luôn có mối quan hệ gắn kết với những bệnh lý trong cơ thể, khi cơ thể hấp thụ ít dưỡng chất đồng nghĩa với việc làm hệ miễn dịch suy yếu và mất chức năng bảo vệ. Đối với bệnh nhân bị nhiệt miệng thì hệ miễn dịch thường rất yếu. Đây là bằng chứng cho thấy cơ thể đang thiếu một số dưỡng chất sau đây:
Vitamin C
Vitamin C luôn là thành phần quan trọng tăng cường thể chất và nâng cao hệ miễn dịch. Khi đề kháng được cải thiện, vi khuẩn gây nhiệt miệng sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển để đi vào khoang miệng. Từ đó bệnh như viêm lợi, viêm da, nhiệt miệng sẽ ít xảy ra hơn.
Vitamin PP
PP được biết đến với một tên gọi khác là vitamin B3 – một thành phẩm chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong coenzyme. Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể đang trong tình trạng thiếu hụt pp:
- Suy nhược cơ thể
- Viêm miệng
- Dị ứng da
- Nóng trong người
Vitamin B2
Vitamin B2 đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong các hoạt động thể chất của cơ thể. Nhưng vì chế độ ăn uống mất cân đối nên chúng dễ mất đi và bị thiếu hụt. Ở mức độ trầm trọng sẽ sinh ra hiện tượng lở loét ở môi, miệng. Đây cũng là nguyên nhân đầu tiên mà mọi người hay nhắc đến khi nghi ngờ mình mắc phải bệnh nhiệt miệng.
Thiếu hụt kẽm
Sau khi khảo sát và thăm khám trên một số bệnh nhân bị chứng nhiệt miệng thì mọi người nhận định kẽm ở những đối tượng bị ít so với người bình thường. Các bổ sung từ kẽm hầu như đều mang nhiều kết quả tích cực, giúp người bệnh cải thiện được phần nào những biến chứng do nhiệt miệng gây ra.
Vitamin và khoáng chất tập trung rất nhiều trong các loại thực phẩm, đây là cách hấp thu vitamin an toàn và hiệu quả. Do đó nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, còn cả thịt, trứng, sữa,…Ngoài ra nếu như sức khoẻ của cơ thể không đảm bảo thì cũng có thể hấp thụ qua đường uống.
Mức độ nguy hiểm của bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng là chứng bệnh cảnh báo điều bất thường của cơ thể. Những trở ngại với nhiều cảm giác khó chịu do bệnh nhiệt miệng gây ra khiến nhiều người lo ngại vì không biết bệnh có nguy hiểm đến tính mạnh hay không. Trông thì có vẻ đơn giản nhưng nếu để tình trạng lở loét trên miệng càng lan rộng và viêm nhiễm nặng thì lại có những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Đau nhức khi nói chuyện, ăn hoặc đánh răng
- Cơ thể mệt mỏi, không thể trung vào công việc
- Vết loét sưng đó không chỉ ở trong nướu răng, lưỡi mà càng lan ra khỏi miệng
- Sốt cao, dễ dẫn đến hiện tượng co giật
- Viêm mô tế bào
Đây cũng là thời điểm mà chúng ta nên gặp bác sĩ để được bác sĩ tư vấn về cách điều trị sao cho triệt để. Nên chú ý không được kéo dài thời gian thăm khám, tốt nhất là trong vòng 1 đến 2 tuần đầu.
Bị nhiệt miệng phải làm sao?
Tiếp xúc trực tiếp với miệng nên nguồn thức ăn bổ sung vào cơ thể cực quan trọng và cần chú ý. Ta không thể chữa nhiệt miệng bằng thực phẩm nhưng bạn có thể giảm thiểu mức độ nhiễm trùng, tránh gây kích thích vết thương. Vì vậy tìm cách bổ sung dinh dưỡng là đáp án chính xác cho câu hỏi bị nhiệt miệng phải làm sao.
Lựa chọn hàng đầu trong các biện pháp điều trị nhiệt miệng là ưu tiên dùng món ăn có tính mát và chứa nhiều vitamin. Tránh xa đồ ăn cay, nguyên liệu có tính axit làm đau vết thương và thay bằng những thức ăn nhạt, có tính mát, cụ thể:
- Thực phẩm chiết xuất từ sữa như pho mát
- Rau luộc
- Khoai tây nghiền chung với sữa
- Trái cây chứa nhiều vitamin nhưng hạn chế trái cây họ cam, chanh
- Ngũ cốc, bột yến mạch
- Các loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt heo
- Súp được nấu chín
- Ăn nhiều các loại rau củ
Ngoài những loại thực phẩm trên thì viên uống chức năng vẫn luôn là lựa chọn lý tưởng để bồi dưỡng sức khoẻ. Sản phẩm này có tác dụng tuyệt vời để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Trong trường hợp cơ thể suy yếu thì hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ và chọn sản phẩm phù hợp với mình.
Bị nhiệt miệng nên làm gì?
Miệng là bộ phận ẩm ướt nên các vết loét rất lâu lành, vì vậy sau khi đã bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể thì bạn nên thực hiện các mẹo sau đây:
- Tận dụng nước muối sát khuẩn vết thương bằng cách súc miệng mỗi ngày
- Thoa mật ong lên vết thương ngày 3 – 4 lần để giảm sưng đỏ
- Hạn chế miệng tiết nước bọt và để che đậy vết lở loét thì hãy bôi dầu dừa
- Uống trà thường xuyên
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp mọi người biết được bị nhiệt miệng phải làm sao. Qua đó hãy chuẩn bị cho mình một kế hoạch bảo vệ sức khỏe hoàn hảo từ chế độ ăn uống đến việc luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả