Thai 39 tuần đau bụng lâm râm là biểu hiện thường gặp và gây ra không ít lo lắng cho mẹ bầu, bởi ngoài dấu hiệu chuyển dạ thì đôi khi đây cũng là báo hiệu cho một vài bất thường. Vậy thai 39 tuần đau bụng lâm râm phải làm sao? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu đau bụng ở thai kì 39 tuần là như thế nào? Tất cả cùng Huong.vn đi tìm đáp án qua bài viết dưới đây nhé! 

Tại sao thai 39 tuần đau bụng như đau bụng kinh? 

Thai 39 tuần bị đau bụng
Thai 39 tuần bị đau bụng

Vào thai kỳ thứ 39, việc mẹ bầu cảm thấy bụng đau lâm râm, giống như đau bụng kinh là không hiếm, và có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên. Có nguyên nhân an toàn, nhưng cũng có thể là biểu hiện nguy hiểm, do đó mẹ bầu cần chú ý quan sát các biểu hiện kèm theo qua các thông tin dưới đây. 

Dấu hiệu chuẩn bị sinh

Tuần 39 của thai kỳ là giai đoạn thai nhi đã phát triển đầy đủ, mẹ bầu đã bắt đầu có những dấu hiệu cho quá trình chuyển dạ. Khi đó bụng mẹ bầu sẽ bắt đầu lâm râm, nhưng kèm theo đó là các biểu hiện sau đây:

  • Ra dịch trắng, nâu xẫm, đôi khi là kèm màu hồng, lý do là khi sắp sinh, màng nhầy ở cổ tử cung sẽ loãng đi để tạo điều kiện cho em bé chui ra, từ đó chất nhầy hóa lỏng sẽ rỉ ra nhiều hơn.
  • Vào thời điểm sắp sinh, mẹ bầu thường mất cảm giác thèm ăn, kèm theo thay đổi tâm lý khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi.
  • Khi em bé đã phát triển toàn diện, kích thước lớn khiến tử cung trở nên chật chội, do đó, vào thời điểm sắp sinh, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống vùng chậu, mẹ bầu sẽ cảm thấy nặng bụng dưới hơn. Ngược lại, vùng ngực được giải phóng giúp mẹ bầu hít thở thuận lợi hơn.
  • Thai nhi di chuyển dần xuống vùng chậu khiến chèn ép và gây đau lưng. Việc em bé xuống thấp cũng ảnh hưởng tới khả năng làm việc của bàng quang, gây són tiểu.
  • Thời điểm gần sinh, lượng nước ối giảm liên tục, bởi vậy mẹ bầu đôi khi sẽ thấy lượng nước ối rỉ ra. Nếu như lượng nước ối ra nhiều, có biểu hiện vỡ ối thì đây là lúc quá trình chuyển dạ xảy ra.
  • Đau thắt vùng bụng có lẽ là biểu hiện rõ ràng nhất cho quá trình chuyển dạ, thường các dấu hiệu này không quá nặng mà chỉ xuất hiện với tần xuất từ 10 – 30 phút một cơn. Nếu như các cơn đau thắt liên tục, dữ dội, lan tỏa khắp cơ thể thì chứng tỏ quá trình sinh nở đã bắt đầu rồi.
Hữu ích dành cho bạn  Nguyên nhân ra khí hư màu nâu và cách điều trị

Thông thường, nếu hiện tượng đau bụng lâm râm kèm theo các dấu hiệu sinh thi thoảng mới xuất hiện thì không cần lo lắng, nhưng nếu có bất kỳ biểu hiện chuyển dạ nào xảy ra dồn dập, cần lập tức chuẩn bị đồ và đưa mẹ bầu đến bệnh viện ngay để nhận được hỗ trợ của bác sĩ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên các cơn đau bụng dưới lâm râm
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên các cơn đau bụng dưới lâm râm

Nếu như mẹ bầu thai 39 tuần đau bụng dưới lâm râm, kèm theo đó là các biểu hiện như đi tiểu liên tục, cảm giác nóng rát mỗi khi tiểu, nước tiểu có màu và mùi lạ, tiểu ra máu, đôi khi là bị sốt và ớn lạnh thì khả năng cao mẹ bầu đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mẹ bầu cần đến bệnh viện để thăm khám ngay.

Thai nhi chuyển động và sa xuống thấp

Giai đoạn sắp sinh, bé đã thực sự lớn và chiếm nhiều diện tích trong tử cung. Vào tuần thứ 39, em bé sẽ cử động nhiều khiến cho mẹ bầu thường có cảm giác đau bụng.

Ngoài ra, đầu em bé cũng bắt đầu sa xuống thấp và tác động vào vùng xương chậu, chèn vào các dây chằng, cơ xung quanh khiến mẹ bầu bị đau lâm râm bụng dưới, đôi khi là đau nhói.

Bong nút nhầy tử cung

Nút nhầy tử cung là bộ phận có nhiệm vụ bảo vệ màng ối và thai nhi khỏi các tác động từ bên ngoài, như vi khuẩn.

Hữu ích dành cho bạn  Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nên cẩn thận

Vào thời điểm tuần 39, để chuẩn bị cho việc sinh nở, nút nhầy sẽ bong từ từ và thải dịch. Dịch nút nhầy tử cung thường hơi đặc giống nước mũi nhưng có lẫn màu đỏ tươi hoặc màu nâu.

Bong nhau thai

Bong nhau thai xuất hiện dịch âm đạo
Bong nhau thai xuất hiện dịch âm đạo

Đau bụng lâm râm vào tuần 39 thường khá an toàn, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua một vài trường hợp nguy hiểm, một trong số đó là hiện tượng bong nhau thai.

Hiện tượng bong nhau thai có biểu hiện khá giống chuyển dạ nhưng kèm theo đó là ra máu nhiều, các cơn đau không giống co thắt mà đau quặn lên.

Nếu mẹ bầu thấy đau bụng lâm râm kèm ra máu nhiều thì cần ngay lập tức đến bệnh viện để tiến hành chuẩn đoán.

Thai 39 tuần đau bụng lâm râm phải làm sao?

Vì mang thai, mẹ bầu thường phải lo lắng không biết thai 39 tuần đau bụng lâm râm phải làm sao? Bởi các triệu chứng này gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mang của cả bé và mẹ. Do đó khi rơi vào trường hợp này thì chị em cần nhanh chóng thực hiện các việc sau đây. 

Khám bác sĩ

Thai 39 tuần đau bụng dưới lâm râm là điều bình thường và hết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài, kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo, khó thở, sưng phù chân tay thì nên đến bệnh viện để được thăm khám. 

Giữ vững tinh thần

Thai 39 tuần đau bụng lâm râm phải làm sao?
Mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi đầy đủ

Tuần thứ 39 là giai đoạn sắp chuyển dạ nên ba mẹ cần giữ tinh thần thoải mái. Ngoài việc chuẩn bị đủ đồ đạc cần thiết cho trẻ thì mẹ bầu cũng cần chú ý tâm trạng. Tâm trạng của phụ nữ quyết định đến sức khoẻ của con nên hãy luôn vui vẻ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi cho đến cận ngày sinh. 

Hữu ích dành cho bạn  Bụng bầu 1 tháng như thế nào, thay đổi ra sao?

Ăn no khi chuyển dạ

Để có sức sinh con, mẹ bầu hãy nạp nhiều năng lượng và dinh dưỡng từ thức ăn hàng ngày. Không để bụng đói, bởi thời gian sinh khá lâu sẽ làm mẹ mất sức lực. Điềy này đồng nghĩa với việc khó sinh do không thể rặn cũng như đe doạ đến tính mạng của cả mẹ và trẻ. 

Lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai tuần 39

Khi mang thai tuần 39, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, bởi quá trình chuyển dạ có thể đến bất cứ lúc nào. Dù vậy vẫn có trường hợp mẹ bầu thai 39 tuần vẫn chưa có dấu hiệu sinh nên nếu chưa thấy gì thì cũng đừng lo lắng.

Mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và ăn uống đầy đủ trước khi chuyển dạ
Mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và ăn uống đầy đủ trước khi chuyển dạ
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe của thai nhi.
  • Gần tới ngày sinh, lượng nước ối giảm nên mẹ bầu cũng đừng lo lắng khi thấy cân nặng có giảm đôi chút.
  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
  • Nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa đảm bảo an toàn mà vẫn duy trì được sự dẻo dai, rất có lợi cho quá trình sinh nở.
  • Phân biệt rõ các dấu hiệu chuyển dạ, ví dụ như chuyển dạ thật thì các cơn có thắt mạnh và liên tục, khiến cho mẹ bầu khó chịu, đau lưng, đau bụng dưới, bắp đùi. Chuyển dạ giả, là các dấu hiệu chuyển dạ nhưng vẫn chưa đến thời điểm sinh nở thật. Thường các cơn co thắt sẽ diễn ra thưa thớt và bất ngờ, cơn đau cũng ít hơn và nhanh chóng qua đi.
  • Chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh đầy đủ để quá trình sinh và chăm sóc em bé mới chào đời diễn ra thuận lợi.

Hy vọng qua những thông tin trên, mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về những cơn đau bụng lâm râm khi thai 39 tuần. Đồng thời biết được thai 39 tuần đau bụng lâm râm phải làm sao.  Nếu có biểu hiện bất thường nào, hãy ngay lập tức đến bệnh viện để đảm bảo an toàn nhé.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top