Mề đay là triệu chứng da liễu khá phổ biến ở người lớn và trẻ em. Nhiều trẻ nhỏ gặp phải triệu chứng nổi mề đay khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, kén ăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Triệu chứng này ở trẻ khiến các bà mẹ phải đau đầu, lo lắng. Vậy trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết? Phải làm gì khi trẻ bị mề đay? Hãy tìm hiểu những thông tin Huong.vn chia sẻ dưới đây sẽ giúp các mẹ đánh bay triệu chứng nổi mề đay ở trẻ nhé!
Nổi mề đay ở trẻ em là gì?
Mề đay ở trẻ em và người lớn đều giống nhau. Là tình trạng da phát ban, nổi các mẩn ngứa, sần và đỏ lâu dần sẽ lan ra một vùng da khác. Các nốt này gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
Căn cứ và thời gian và mức độ bệnh, mề đay được chia làm 2 loại:
Mề đay cấp tính | Dạng này mẩn ngứa xuất hiện trong ngày kéo dài dưới 6 tuần. Ở giai đoạn này bố mẹ không cần quá lo lắng, áp dụng các phương pháp tại nhà bệnh có thể tự hết. |
Mề đay mãn tính | Tình trạng kéo dài hơn 6 tuần, nghiêm trọng hơn và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm |
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân để triệu chứng này xuất hiện, có thể kể đến như:
- Các gia vị, chất bảo quản trong thực phẩm
- Nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng (giun, sán,..), nấm mốc
- Dị ứng với lông động vật (chó, mèo,..)
- Bụi bẩn trong nhà, phấn hoa
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một thời gian dài
- Do thay đổi nhiệt độ, nóng lạnh đột ngột
- Do côn trùng đốt
- Kích ứng với loại sữa tắm, dầu gội
- Chà xát da quá mạnh
- Nhiễm virus (cúm, cảm lạnh)
- Mề đay do bị lực ép chèn quá mức như: mặc quần áo bó chật, ngồi lâu, đeo balo quá nặng
- Phản ứng với các loại bỉm, quần áo, tã
- Do di truyền
Tuy nhiên, hầu hết ở các trẻ nhỏ, mề đay xuất phát từ những thành phần chứa trong thực phẩm như: sữa, đậu phộng, trứng, đậu nành,…Hoặc các tác nhân gây dị ứng bẩm sinh cho trẻ mà các mẹ chưa biết.
Triệu chứng khi trẻ bị nổi mề đay
Nổi mề đay là triệu chứng gây ra không ít khó khăn, phiền toái cho cả mẹ và bé. Như một số triệu chứng dưới đây:
Nổi mẩn đỏ
Trên da trẻ sẽ xuất hiện các vết mẩn đỏ nhỏ như vết muỗi cắn, sau đó lan ra thành một vùng da lớn. Khi gãi các vết mẩn đỏ sẽ nổi nhiều hơn.
Ngứa
Đi kèm với các vết mẩn đỏ là ngứa ngáy, khó chịu. Đó là phản ứng của histamin và dị nguyên gây ra. Theo phản xạ mà bé liên tục gãi, điều này khiến bệnh càng tệ đi
Sốt nhẹ
Khi trẻ bị mề đay, trong người sẽ có cảm giác nóng râm ran, hệ miễn dịch dần suy giảm, cơ thể yếu đi không thể chống lại các tác nhân gây hại nên bé dễ dàng bị sốt. Các mẹ không được chủ quan, nên tìm cách hạ sốt cho bé, để dễ dàng điều trị nổi mề đay hơn.
Mệt mỏi, kén ăn
Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng, làm cho bé không có cảm giác ngon miệng, biếng ăn. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và thay đổi thực đơn cho bé nhé
Quấy khóc, khó ngủ
Khi bị mề đay, bé sẽ bị ngứa liên tục rất khó để bé đi vào giấc ngủ sâu. Vì thế, mẹ nên cho bé uống nhiều nước, dùng nha đam để làm dịu cơn ngứa cho bé.
Thường các mẹ rất lo lắng cho tình trạng của bé khi gặp phải triệu chứng này. Nó làm cho bé không ăn, không ngủ, dẫn đến sức đề kháng yếu, quấy khóc, dễ ốm. Vậy hãy tìm hiểu xem cần mất bao lâu để các mẹ có thể loại bỏ được triệu chứng này nhé!
Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết
Các mẹ có thể dễ dàng loại trừ các nguyên nhân, từ đó loại trừ tác nhân gây bệnh. Dựa trên các đối tượng, triệu chứng, hệ miễn dịch của trẻ để có thể nhận định được rằng trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết.
Huong.vn dựa vào 2 yếu tố: thời gian và mức độ bệnh
Theo thời gian
Như đã phân loại ở trên, đối với trường hợp mề đay cấp tính thời gian có thể xảy ra trong vòng 24h hoặc kéo dài dưới 6 tuần. Nếu khi đã biết được tác nhân gây bệnh, phụ huynh nên chủ động cho con tránh xa. Và thực hiện một số biện pháp trị mề đay tại nhà đúng cách thì có thể bé sẽ khỏi sau 24h.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé có sức đề kháng yếu, bố mẹ chưa biết cách xử lý ngay lúc đó có thể khiến bệnh kéo dài vài ngày. Thậm chí, khiến bệnh trở nên nặng hơn chuyển sang mề đay mãn tính.
Theo mức độ bệnh
- Mề đay thông thường: Xuất hiện đột ngột với các nốt sần, đỏ và ngứa, có thể lan rộng hoặc không. Tuy nhiên, có thể hết nhanh sau vài giờ.
- Phù Quincke: Hay được gọi là phù mạch, với những nốt sần sùi sưng to. Thậm chí gây phù lưỡi và thanh quản, có thể gây suy hô hấp dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời
- Da vẽ nổi: Khi mẹ dùng một vật chà nhẹ trên da bé sẽ xuất hiện những vệt màu hồng theo đúng hình dạng đã vẽ
- Sốc phản vệ: Đây được xem là biểu hiện cảnh báo sự nguy hiểm, thường đi kèm với các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều, tim đập nhanh,.. khi trẻ có dấu hiệu trên cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
- Nhiễm trùng: Khi trẻ nổi các mẩn đỏ, gây ngứa khó chịu. Theo bản năng gãi nhiều sẽ khiến da bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm và nhiễm trùng.
Ngoài mề đay thông thường không có tính chất nguy hiểm ra, khi trẻ gặp phải các mức độ bệnh như trên, mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu, để có phác đồ điều trị an toàn và hiệu quả.
Huong.vn sẽ chỉ cho các mẹ một số mẹo tại nhà để xử lý ngay lập tức khi trẻ bị nổi mề đay, không để tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách chữa mề đay cho trẻ tại nhà
Đây là những phương pháp bằng những nguyên liệu thiên nhiên, đơn giản mà gia đình nào cũng thể áp dụng.
Dùng kem dưỡng ẩm
Khi bị nổi mẩn đỏ khiến da của trẻ bị tổn thương, làm cho trẻ có cảm giác đau rát. Do vậy, mẹ có thể lựa chọn cho trẻ các loại kem dưỡng ẩm lành tính, dược phẩm, có nguồn gốc từ các loại cây lá thiên nhiên. Nó sẽ làm dịu cho làn da của bé, không còn cảm thấy khó chịu
Mặc áo quần thoáng mát
Dân gian thường truyền miệng rằng khi bị mề đay thì phải tránh gió. Vì thế bất kể trời nóng hay lạnh, các mẹ thường mặc áo loại áo vải dày cho trẻ. Điều này khiến da của bé bị bí bách, không thở được, quan trọng hơn quần áo sẽ chà xát vào da của bé dễ dàng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm
Sử dụng nha đam
Nha đam là loại cây từ thiên nhiên, có tính dịu nhẹ, làm mát. Mẹ có thể sử dụng nha đam thoa lên vùng bị ngứa cho bé. Giúp giảm đi cơn ngứa, cho bé ăn ngon ngủ yên.
Chườm đá lạnh
Đá lạnh là nguyên liệu nhà nào cũng có. Mẹ có thể sử dụng đá lạnh để giúp các vết sần đỡ sưng và ngứa hơn. Lưu ý, nếu mẹ chọn phương pháp này thì hãy bọc đá bằng vải để tránh đá quá lạnh khiến bé bị bỏng nhé.
Uống nhiều nước
Việc bổ sung nước cho bé thường xuyên là điều cần thiết, nước chiếm phần lớn trong cơ thể con người. Bổ sung đầy đủ nước có thể giúp cơ thể cho bé mát hơn, dễ chịu hơn.
Mẹ có thể thay đổi các loại nước như: nước cam, nước bưởi,.. để bổ sung các dưỡng chất cần thiết
Tắm bột yến mạch
Chưa có một nhà khoa học nào chứng minh việc kiêng nước, kiêng tắm khi bị mề đay. Mẹ nên cho trẻ tắm mỗi ngày, để loại bỏ các vi khuẩn trên da. Kết hợp cùng với yến mạch, giúp làm cân bằng độ PH của da, cho da được thư giãn. Đây cũng là một cách làm hiệu quả.
Tắm nước trà xanh
Trà xanh được xem là một dược phẩm từ thiên nhiên. Tinh chất trong lá trà xanh có khả năng kháng viêm rất tốt. Vì thế mẹ có thể đun sôi lá chè xanh để nguội rồi tắm hằng ngày cho bé
Phải làm gì khi trẻ bị mề đay
Mề đay nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào cách xử lý của chúng ta. Nếu nói nguy hiểm thì không hẳn, nhưng cũng không dám chắc rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ dù bất kể một vấn đề nào thì cũng đều là mối nguy cho sức khỏe của trẻ.
Khi nổi mề đay không biết bao lâu thì hết, nếu cha mẹ không có cách xử lý dứt điểm sẽ khiến cơ thể trẻ suy nhược, sức khỏe yếu, bệnh sẽ tái đi tái lại mà không rõ nguyên nhân. Vì thế mà mỗi người làm cha, làm mẹ không được chủ quan trước tình trạng này của bé.
- Một chế độ ăn uống phù hợp: Sẽ có những thực phẩm thường ngày tốt cho trẻ, nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Khi trẻ bị mề đay mẹ nên tránh các thực phẩm có hàm lượng đường và muối cao. Các thực phẩm giàu đạm như: tôm, cua, cá,…
- Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng, không quá nóng cũng không được quá lạnh
- Bổ sung các loại rau củ vào các bữa ăn cho trẻ, thêm các loại thức ăn tốt cho tiêu hóa như: khoai lang, cà chua, cam, chanh,..
- Khi tắm không được tắm quá lâu, tắm với nước ấm
- Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu có những dấu hiệu bất thường, cần cho trẻ đến bệnh viện để tránh gây nghiêm trọng hơn.
- Không tự ý cho trẻ uống các loại thuốc chống dị ứng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Huong.vn tin rằng với những thông tin đã chia sẻ ở trên, thì các mẹ đã có câu trả lời cho “trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết”, “nổi mề đay ở trẻ em bao lâu thì khỏi” hay phải làm gì để trị mề đay,… Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp việc làm mẹ của các chị em trở nên nhẹ nhàng hơn một phần nào đó.
Cửa hàng Sức khỏe Hương Việt Nam
Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Đà Nẵng
Hotline: 0789277892
Google Map: https://goo.gl/maps/cAXCrofVdDshYLHX8
Website: https://huong.vn
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả