Trẻ sơ sinh bị kê là hiện tượng các hạn nhỏ trắng li ti như mụn xuất hiện trên mặt của trẻ, còn được gọi là mụn sữa, mụn kê. Tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng gây không ít phiền toái, khó chịu cho em bé.
Vậy trẻ sơ sinh có dễ bị kê?
Mụn kê ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Cách nhận biết, nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào?
Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị kê
Kê ở trẻ sơ sinh khá dễ nhận biết, khi mắc phải, trên mặt trẻ sẽ xuất hiện các nốt sần nhỏ như hạt kê, mềm và trắng.
Các nốt này chỉ thường tập trung ở mắt, đặc biệt là phần mũi, cằm và má. Thi thoảng cũng có trường hợp xuất hiện ở cơ thể nhưng khá ít.
Mụn kê khi mới xuất hiện thường không gây khó chịu cho trẻ, thời gian sau thì có thể gây ngứa, nhưng hiện tượng này tuyệt đối không gây nguy hiểm cho trẻ và sẽ tự biến mất sau thời gian vài tuần hoặc vài tháng.
Tại sao trẻ sơ sinh bị mụn kê?
Mụn kê hình thành là do trẻ sơ sinh bị xuất hiện bã nhờn và tế bào chết nhiều hơn bình thường, trong khi đó các lỗ chân lông vẫn chưa hoàn thiện. Do đó các bã nhờn này bị mắc kẹt trên da mặt và gây ra mụn kê.
Nguyên nhân chi tiết chưa được xác minh, nhưng có thể là do các thành phần trong sữa mẹ kích thích tuyến dầu hoạt động nhiều hơn.
Bởi vậy mức độ kê nặng hay nhẹ phụ thuộc vào dinh dưỡng và cách chăm sóc của mẹ.
Cách chữa trị trẻ sơ sinh bị kê
Khi mụn kê đã xuất hiện trên mặt của trẻ sơ sinh, bạn không có cách nào để chủ động chữa trị mà chỉ có cách chờ đợi cho chúng tự biến mất sau vài tuần, vài tháng.
Tuy vậy, bạn vẫn có thể hạn chế chúng lan rộng bằng các biện pháp vệ sinh, đồng thời ngăn ngừa chúng phát triển thành mụn trứng cá. Dưới đây là một vài biện pháp giúp hạn chế sự phát triển mụn kê ở trẻ sơ sinh.
- Vệ sinh sạch sẽ da mặt và cơ thể trẻ mỗi ngày.
- Cơ thể cha mẹ cũng phải sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ.
- Môi trường xung quanh đảm bảo trong lành, tránh xa khói bụi.
- Tuyệt đối không chà sát, nặn mụn hay bôi thuốc lên vùng mụn kê của trẻ.
- Nếu trẻ ra mồ hôi nhiều thì nên dùng khăn mềm lau sạch, cố giữ da của trẻ luôn thông thoáng.
- Quần áo của trẻ rộng rãi, thoáng mát, nhưng phải đảm bảo giữ ấm được các phần nhạy cảm như bụng, cổ…
Riêng về mẹ, vì là nguồn sữa của trẻ nên các mẹ cần ăn các thực phẩm mát, ít gây kích thích tuyến nhờn hay gây dị ứng cho trẻ.
Ngoài ra, các mẹ cũng cần phân biệt được trẻ bị kê hay bị rôm sảy bởi dấu hiệu là khá giống nhau. Một vài bệnh lý khá giống mà bạn cần lưu ý ví dụ như:
Mụn rôm sảy: khi thời tiết oi bức và nhiều độ ẩm, da của trẻ sẽ xuất hiện các mụn li ti, mọc thành từng đám trên khắp cơ thể bé, nhưng nhiều nhất vẫn là vùng lưng, cổ và mặt. Khác với kê, mụn rôm sảy gây ngứa ngáy khó chịu, bởi vậy bé sẽ quấy khóc nhiều. Ban đầu có thể không nguy hiểm, nhưng nếu chăm sóc không đúng cách thì có thể biến chứng thành rôm sảy đỏ hay rôm sảy sâu, khiến da của bé bị tổn thương.
Phát ban đỏ: khi bị phát ban đỏ, da của bé không bị nổi mụn mà sẽ là các nốt ban màu hồng tươi, các ban này cũng gây ngứa ngáy khó chịu. Khi trẻ mắc phải sẽ khiến sức khỏe giảm sút, sốt, bỏ ăn, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Mụn chàm sữa (lác sữa): khi xuất hiện, chúng không phải là các mụn li ti mà sẽ là các mãng mụn nước màu hồng, các vùng này cũng có ở khắp thân mình bé, nhiều nhất là ở 2 bên má, gây tróc vảy. Nguyên nhân chính của bệnh là từ môi trường ô nhiễm, những cũng có thể do di truyền, dị ứng…
Tuy các bệnh trên đều không gây nguy hiểm ngay và có thể hết nếu được chăm sóc đúng cách, nhưng tốt nhất khi mới xuất hiện mụn trắng thì bạn nên đưa trẻ đi thăm khám để được tư vấn.
Trẻ sơ sinh bị kê nên tắm lá gì?
Các mẹ thường truyền tai nhau những loại lá dùng làm nước tắm có thể chữa được kê cho trẻ.
Nhưng thực tế là không phải, tắm nước lá chỉ có tác dụng hỗ trợ làm sạch da cho bé, qua đó hạn chế sự phát triển và lây lan của mụn kê mà thôi, dù sao cũng rất tốt.
Các loại lá được ghi nhận là rất tốt trong việc chăm sóc da cho bé có thể kể tới như lá riềng, lá khế, hoặc các loại quả, hạt như mướm đắng, kinh giới, hạt mùi…
Các mẹ chỉ việc lấy các nguyên liệu trên, nấu nước dùng và tắm cho bé. Những trước hết bạn phải rửa lá thật sạch để loại bỏ vi khuẩn hay các chất có hại có thể có trong lá cây nhé.
Các công thức dưới đây đều là kinh nghiệm dân gian, chưa có chứng minh khoa học nào. Do vậy bạn nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện:
- Tắm lá riềng: Chuẩn bị 200g lá riềng, cạo sạch lông ở 2 mặt lá, đem rửa sạch và bỏ vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước, để nước còn nguội ấm thì bỏ bã, đổ ra chậu cho bé tắm.
- Lá chè xanh: Chuẩn bị 200g lá chè xanh, ngâm muối và rửa sạch, vò nát và đem đun sôi với 2 lít nước, để nguội và tắm cho bé, thực hiện mỗi tuần 3 lần.
Lời kết
Theo ghi nhận, có tới 30% trẻ sơ sinh bị kê vào những tháng đầu, bởi vậy các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu con của mình bị kê.
Chỉ cần đảm bảo vệ sinh cho bé và làm đúng hướng dẫn của bác sĩ thì bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả