Vảy nến là một căn bệnh ngoài da có liên quan đến rối loạn trong hệ miễn dịch và có yếu tố di truyền. Bệnh không gây nguy hiểm, nhưng khó điều trị, dễ tái phát làm bệnh nhân khó chịu, mất tự tin. Bệnh vảy nến là gì và cách điều trị bệnh này như thế nào cũng đang là vấn đề mà nhiều chị em đang quan tâm.

Cùng Hương.vn tìm hiểu những điều cần biết về căn bệnh này nhé.

Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là gì? Cách điều trị thế nào?

Vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là một bệnh viêm có biểu hiện rõ nhất là các vết sẩn và mảng đỏ, ranh giới bao phủ bởi các vảy da trắng bạc. 

Vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay. Người bệnh mắc vảy nến thường bị các triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát, ửng đỏ, khó chịu, bong tróc da. Vảy nến nếu tái đi tái lại nhiều lần có thể sẽ gây nhiễm trùng da, viêm khớp, vảy nến mủ, đỏ da toàn thân cùng nhiều triệu chứng khác…

Các loại bệnh vảy nến thường gặp

Cùng điểm qua một vài loại bệnh vảy nến là gì nhé:

Vảy nến thể mảng

Dạng vảy nến này tạo ra những vùng da bị viêm, đỏ, thường được bao phủ bởi các lớp vảy hoặc mảng bám có màu bạc trắng. Các vùng da thể hiện tình trạng bệnh thường được thấy ở đầu gối, khuỷu tay và da đầu.

Vảy nến thể mảng
Vảy nến xuất hiện theo thể mảng

Vảy nến thể giọt

Vảy nến thể giọt gây ra các đốm da nhỏ và có màu hồng. Các vị trí có triệu chứng này thường nằm ở các điểm như phần thân, cánh tay và chân. Các đốm da này hiếm khi có độ dày hoặc trồi lên trên bề mặt da như ở dạng vảy nến thể mảng.

Dạng thể mủ khi bị bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến thể mủ thường xuất hiện ở người trưởng thành. Nó khiến làn da bị viêm và xuất hiện những bọc mủ trắng. Dạng vảy nến này thường chỉ giới hạn ở những địa điểm nhỏ hơn trên làn da, như bàn tay hoặc chân, nhưng nó vẫn có thể lan rộng gây mất thẩm mỹ.

Hữu ích dành cho bạn  Mặt nạ dưa leo có tác dụng gì? Cách đắp mặt nạ dưa leo đẹp da

Vảy nến thể đảo ngược

Dạng vảy nến này gây ra trên những vùng da viêm nhiễm màu đỏ sáng óng ánh. Những vùng da này thường phát triển tại các vùng như nách, ngực, hoặc tại xung quanh các nếp da gấp của bộ phận sinh dục.

Vảy nến thể đỏ da toàn thân

Vảy nến thể đỏ da toàn thân
Dạng thể đỏ da toàn thân của bệnh vảy nến là gì

Làn da người bệnh khi bị vảy nến đỏ sẽ trông như bị cháy nắng. Các vùng vảy da thường bong tróc theo từng mảng lớn. Ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thể đỏ da toàn thân thì việc bị sốt và ốm nặng rất dễ xảy ra. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bị mắc phải, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy bản thân bắt đầu nhận thấy các triệu chứng.

Nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến là gì?

Nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến
Nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến là gì?

Hệ miễn dịch

Các bệnh tự miễn là hệ quả khi cơ thể tấn công chính bản thân nó. Ở trường hợp bệnh vảy nến, một loại tế bào bạch cầu là lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da.

Ở cơ thể một người bình thường, các tế bào bạch cầu triển khai để tấn công và phá hủy các vi khuẩn xâm nhập và đối kháng với nhiễm trùng.

Trong trường hợp của bệnh vảy nến thì các tế bào này có sự nhầm lẫn gây ra sự sản xuất quá nhiều các tế bào da. Điều này khiến những lớp tế bào da mới phát triển quá nhanh, bị đẩy lên bề mặt của da và bắt đầu chồng chất với các tế bào da khác. Những tác động lên tế bào da còn khiến các vùng da viêm đỏ.

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có một người mắc bệnh vảy nến, thì khả năng bạn mắc căn bệnh này sẽ cao hơn. Nhưng chỉ có xấp xỉ 2- 3% người mắc bệnh vảy nến do di truyền trên tổng số người mắc

Đồ uống chứa cồn

Rượu chứa nồng độ cồn khá mạnh, có thể gây bùng phát bệnh vảy nến. Nếu bạn đang sử dụng rượu quá mức thì những đợt bùng phát vảy nến sẽ xảy đến thường xuyên hơn.

Nhiễm trùng

Nếu bạn đang bị ốm hoặc đang phải chống chọi với bệnh nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ bị quá tải trong việc kháng cự lại sự viêm nhiễm. Điều này sẽ dễ khiến một đợt phát bệnh xảy ra nhanh hơn. Viêm họng liên cầu khuẩn cũng thường là một tác nhân dẫn đến vảy nến.

Bệnh vảy nến có chữa trị được không?

Điều trị bệnh vảy nến là gì, có cần thiết không?  Đây là một quá trình mất nhiều công sức lẫn thời gian.

Hữu ích dành cho bạn  5+ Cách làm mặt nạ nha đam trắng da tại nhà

Bệnh nhân cần kết hợp điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống cũng như chăm sóc cơ thể hợp lý mới có khả năng hồi phục lại thể trạng khỏe mạnh lúc ban đầu. Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng nếu kết hợp các phương pháp chữa bệnh về lâu dài, bệnh nhân vẫn có khả năng chữa khỏi bệnh triệt để.

Bệnh vảy nến có chữa trị được không?
Cách điều trị của bệnh vảy nến là gì?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị vảy nến. Nhưng tỷ lệ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc xảy ra cao khi người bệnh không tuân thủ liều dùng theo đúng chỉ định. Các thuốc điều trị vảy nến hệ thống chủ yếu gồm có methotrexate, cyclosporin, retinoids.

Tuy nhiên các nhóm thuốc này có nhiều độc tính và tác dụng phụ nên cần được thông qua bác sĩ trước khi dùng để chữa bệnh.

Ngoài ra để phòng vảy nến tái phá lại, bệnh nhân cần bảo vệ cơ thể trước những tác động của các yếu tố môi trường. Người bệnh cần tránh các tác nhân gây bùng phát bệnh lần đầu tiên như ánh nắng mặt trời, các chất gây dị ứng, hóa chất…

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến là gì?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh vảy nến mà bệnh nhân sẽ được tiếp nhận điều trị với mỗi phương pháp nhất định. Mục đích chính của điều trị vảy nến là gì. Đó là hỗ trợ giảm viêm đỏ và kiểm soát hoạt động tăng sinh sản tế bào da. Một số cách chữa vảy nến tại nhà có thể được áp dụng trong một vài trường hợp bệnh vảy nến nhẹ.

Bệnh vảy nến nhẹ
Một số cách chữa tại nhà có thể áp dụng trong một vài trường hợp bệnh vảy nến nhẹ.

Trước đó bệnh nhân bị vảy nến cần đến các bác sĩ da liễu để được chẩn đoán vảy nến chính xác. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị trong những phương án sau:

Điều trị tại chỗ 

Được chỉ định cho những trường hợp bị bệnh vảy nến nhẹ hoặc trung bình. Bệnh nhân nên kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả khắc phục bệnh. Trong đó những loại thuốc chữa bệnh vảy nến tại chỗ gồm: corticosteroid, retinoid, acid salicylic, anthralin, dẫn xuất vitamin D3, chất ức chế calcineurin.

Tham khảo thêm Vitamin e có tác dụng gì? Uống vitamin e như thế nào cho đẹp da

Dưỡng ẩm da

Dưỡng ẩm da
Điều trị vảy nến cơ bản nhất từ việc dưỡng ẩm cho da

Điều trị vảy nến cơ bản từ việc dưỡng ẩm cho da sẽ giúp tăng tốc quá trình chữa lành tổn thương, làm mềm da và giảm ngứa. Người bệnh có thể mua các loại thuốc bôi trị vảy nến dạng kem dưỡng ẩm, gel  không cần toa của bác sĩ. Tránh sử dụng các loại thuốc có hương liệu vì có thể làm da thêm kích ứng.

Hữu ích dành cho bạn  Mấy tuổi thì nên skincare? Các bước skincare cho tuổi dậy thì

Điều trị toàn thân

Phương pháp này chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị bệnh vảy nến nghiêm trọng. Các thuốc chữa vảy nến mạn tính thường được bác sĩ chỉ định gồm có sulfasalazine, methotrexate, cyclosporine.

Quang trị liệu

Điều trị quang trị liệu bằng cách sử dụng tia laser, UVA, UVB với cường độ cao để điều trị vảy nến. Trong đó có các tia tử ngoại giúp tấn công và gây tổn thương các DNA trong tế bào, tia sáng sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ở vùng da bị tổn thương.

Sử dụng thuốc sinh học

Sử dụng thuốc sinh học để điều trị vảy nến
Phương pháp sử dụng thuốc sinh học để điều trị bệnh vảy nến là gì?

Công dụng chính của việc sử dụng thuốc sinh học điều trị bệnh vảy nến là gì cũng chính là thắc mắc mà nhiều chị em quan tâm. Nó chính là thành phần chuyên biệt trong đáp ứng các hoạt động miễn dịch.

Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp vảy nến trung bình đến nặng. Tuy nhiên chi phí điều trị bằng thuốc sinh học khá cao  nên chưa được sử dụng một cách rộng rãi.

Một số câu hỏi thường gặp khi mắc phải bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da, vì vậy không thể truyền từ người này sang người khác được. Việc chạm vào một phần thương tổn do vảy nến trên cơ thể một người nên sẽ không làm cho người chạm bị mắc bệnh.

Ai dễ mắc bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến khoảng 1 đến 5% dân số trên thế giới. Những người da sáng sẽ có nguy cơ cao hơn, và người da đen thường có nguy cơ thấp hơn. Đỉnh khởi phát thường là ở lứa tuổi 16 đến 22 và ở độ tuổi từ 57 đến 60, nhưng nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Bệnh vảy nến da đầu là gì, có điều trị được không?

Bệnh vảy nến da đầu là một rối loạn da phổ biến làm cho các mảng vảy nổi lên, đỏ, thường có vảy. Các mảng vảy có thể nổi lên cục bộ hoặc là lan rộng toàn bộ da đầu. Chúng cũng có thể lan ra trán, sau gáy, phía sau hoặc bên trong tai.

Vẩy nến da dầu
Bệnh vảy nến da đầu là gì? Biểu hiện, cách điều trị

Cách điều trị vảy nến da đầu cũng tương tự như điều trị ở các vùng khác của cơ thể.

Nhưng vảy nến da đầu không thể điều trị dứt điểm, chỉ có các phương pháp điều trị để giảm các triệu chứng để kiểm soát bùng phát và ngăn ngừa bệnh tái phát. Những người tuân theo kế hoạch điều trị thì hiếm khi phải chịu đựng bệnh vẩy nến da đầu nghiêm trọng trong thời gian dài.

Bệnh vảy nến da đầu
Nên có phương pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu

>> Xem thêm Mụn lưng là gì? Ảnh hưởng của việc nóng gan đến tình trạng mụn trên da

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích cho mình và tìm ra phương pháp chữa trị căn bệnh vảy nến này nhé. Hương.vn luôn đồng hành cùng chị em phụ nữ trong cuộc chiến chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top