Xăm môi là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng bởi chúng khắc phục được các khuyết điểm của đôi môi như thâm sạm, xỉn màu,.. được nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người e ngại việc xăm môi bị đau và xảy ra những trường hợp xấu. Hãy cùng Huong.vn tìm hiểu xăm môi có đau không và cần lưu ý điều gì để sau khi xăm môi màu lên đẹp.
Xăm môi có đau không?
Xăm môi là một phương pháp sử dụng những đầu mũi kim đâm xuyên qua lớp sừng sau đó thoa đều mực xăm lên hoặc lấy mũi kim nhúng vào mực trước rồi lăn lên da. Sau khi xăm môi, màu sắc sẽ đậm lên và phai dần theo lớp da bị bong tróc. Thường thì phương pháp có gây ra đau đớn hay không phụ thuộc phần nhiều vào kỹ thuật của người thợ và cơ địa của khách hàng.
Kỹ thuật xăm môi sử dụng những đầu kim siêu nhỏ tác động một cách nhẹ nhàng lên lớp thượng bì của môi để tạo ra lớp màu, chính vì lí do đó mà phương pháp này không gây ra xâm lấn làm ảnh hưởng đến các mạch máu và tế bào thần kinh. Bên cạnh đó, trước khi xăm môi, các chuyên viên sẽ tiến hành ủ tê giúp hạn chế được những tình trạng đau nhức, khó chịu.
Sau khi xăm môi có đau không?
Sau khi hoàn thành các bước xăm môi, hết thuốc tê do đó bạn sẽ có cảm giác hơi tê và rát nhẹ. Đây được cho là một phản ứng bình thường của cơ thể với mực phun và sự tác động của các đầu kim lên môi. Tuy nhiên cơ thể chúng ta có cơ chế tự phục hồi nên tình trạng này sẽ chấm dứt sau từ 1-2 ngày mà không cần phải uống thuốc hay tiếp nhận các phương pháp điều trị.
Mặt khác, với những người có cơ địa khó, tình trạng này có thể kéo dài thêm gây ra những tình trạng khó chịu. Lúc này bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế được cơn đau và hạn chế được những tình trạng đau, rát, khó chịu.
Bước dặm lại sau khi xăm môi sẽ không gây ra bất kì cảm giác đau đớn nào, bởi đây là quá trình dặm lại môi được thực hiện một cách tương tự như phun môi lần đầu và được ủ tê do đó sẽ không có cảm giác đau nhức, khó chịu. Dặm được cho là quá trình nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Tham khảo: 13 cách làm móng tay dài tại nhà
Những vấn đề thường gặp sau khi xăm môi
Trước khi ra quyết định có nên xăm môi hay không chị em cần tìm hiểu kĩ những vấn đề có thể xảy ra sau khi phun môi như sưng, hỏng, nổi mụn nước và không lên đều màu, môi bị nhiễm trùng. Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp bằng những thông tin dưới đây:
Môi bị sưng sau khi xăm
Môi bị sưng sau khi xăm là phản ứng bình thường của cơ thể khi da môi tiếp xúc với đầu kim lúc xăm. Tình trạng sưng môi sẽ hết sau khoảng từ 2-3 ngày mà không cần đến sự can thiệp của phương pháp điều trị nào.
Tuy nhiên, ở một số người có cơ địa xấu thì cần mất từ 5-7 ngày để giảm thiểu được tình trạng sưng môi. Lúc này, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng theo chỉ định của các chuyên gia hay bác sĩ để hạn chế tình trạng sưng môi sau khi phun.
Xăm môi bị nổi mụn nước
Mụn nước xuất hiện sau khi phun môi là dấu hiệu của bệnh rộp hay còn gọi là Herpes gây ra bởi một loại virut có tên là Herpes simplex – 1. Đây là một trong những hiện tượng môi xuất hiện các vết mụn trắng mọc chi chít tại một vùng nhất định trên môi và có nguy cơ lây lan sang các vùng khác. Một số nguyên nhân dẫn đến việc hình thành mụn nước sau khi xăm môi có thể kể đến như:
- Dịch vụ phun môi kém chất lượng
- Dụng cụ thực hiện không được vệ sinh
- Không đảm bảo được an toàn khi sử dụng
- Áp dụng công nghệ xăm môi lạc hậu
- Sử dụng mực xăm kém chất lượng
- Chế độ chăm sóc môi sau khi xăm không đúng cách
Nếu gặp phải tình trạng mụn nước nổi sau khi xăm môi, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo: 9 Dấu hiệu phun môi thành công
Môi không lên màu sau bong
thông thường, sau khi xăm môi cần có một khoảng thời gian từ 5-7 ngày để lớp vảy trên môi bong ra, lúc này môi sẽ lên màu và sau khoảng 1 tháng thì màu môi sẽ trở nên ổn định và chuẩn màu hơn. Tuy nhiên tỏng một số trường hợp sau khi bong vảy mà môi không lên màu hoặc lên màu loang lổ, không đều thì có thể do một số nguyên nhân sau:
- Màu mực phun kém chất lượng
- Không thực hiện chế độ ăn uống, chăm sóc đúng cách
- Tùy thuộc vào cơ địa và độ phản ưng của mỗi người
- Kỹ thuật xăm môi kém
- Địa chỉ xăm môi không đảm bảo chất lượng.
Để cải thiện tình trạng môi không lên được màu sau khi xăm thì bạn cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết như vitamin C, E,..uống nhiều nước để tránh cơ thể bị thiếu nước, đồng thời chăm sóc môi đúng cách để để môi lên màu chuẩn và mịnh màng hơn.
Nếu tình trạng môi không lên màu kéo dài hơn 2 tháng mặc dù đã chăm sóc đúng cách, lúc này bạn nên đến các cơ sở làm đẹp uy tính, chất lượng để được các chuyên gia thăm khám và tìm hướng khắc phục.
Môi bị nhiễn trùng, lây nhiễm các bệnh nguy hiểm
Xăm môi là một phương pháp làm đẹp được cho là an toàn. Tuy nhiên, nếu sau khi xăm môi mà bạn gặp phải các tình trạng môi bị nổi mụn nước, bị phồng rộp, viêm loét, chảy mủ, đau nhức, xuất hiện những tụ máu thì rất có khả năng môi đã bị nhiễm trùng hoặc lây nhiễm một số bệnh như HIV, viêm gan B.
Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên là do quá trình thực hiện phun môi ở những nơi không uy tín, sử dụng kỹ thuật phun môi lạc hậu, dụng cụ phun môi không đảm bảo an toàn, sử dụng mực xăm kém chất lượng, chăm sóc môi sau xăm sai cách.
Tình trạng môi bị nhiễm trùng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây nguy hiểm và có nhiều nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe. Nếu phát hiện được dấu hiệu nhiễm trùng thì hãy liên hệ ngay bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời.
Một số lưu ý cần nhớ khi phun xăm môi giúp màu lên đẹp
Để có được đôi môi như ý thì bạn nên tìm hiểu những điều sau trước khi thực hiện xăm môi để có được kết quả một cách tốt nhất:
Lựa chọn cơ sở thẩm mĩ uy tính
Cơ sở thẩm mĩ là một trong những yếu tố then chốt hàng đầu quyết định đến việc xăm môi có đau không cũng như màu môi và chất lượng mực xăm như thế nào. Để không diễn ra những trường hợp đáng tiếc thì bạn cần chọn những cơ sở thẩm mĩ làm đẹp uy tín, chất lượng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn sau:
- Có giấy phép hoạt động khám bệnh của Bộ y tế
- Cơ sở vật chất, máy móc trang thiệt bị hiện đại
- Quy trình phun môi chuẩn y khoa được thực hiện trong môi trường đảm bảo
- Chuyên viên xăm môi có kỹ thuật và tay nghề
- Mực phun cao cấp đảm bảo an toàn và hiệu quả
Hiện nay, có hàng loạt cơ sở phun môi được mở ra tuy nhiên dịch vụ kém và không đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn của bộ y tế gây ra những rủi ro không mong muốn trong quá trình phun môi. Vậy nên lựa chọn một cơ sở uy tính để làm đẹp chất lượng là điều bạn cần quan tâm
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Sau khi phun môi, bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin cho cơ thể sẽ giúp vết thương ở môi nhanh hồi phục, đồng thời giúp cho quá trình lên màu đẹp và chuẩn hơn.
3 Ngày đầu tiên sau khi phun môi bạn nên ăn uống đủ chất, uống sữa tươi đồng thời bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất từ rau củ, rau xanh,.. và các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chống viêm như quả bơ, các loại hạt để vết thương lành nhanh chóng.
Tránh những thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục và lên màu
Ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bạn cũng nên kiêng một số thực phẩm nhất định nhằm hạn chế những biến chứng có thể xảy ra như sưng môi, thâm, sẹo,..
Một số thực phẩm mà bạn sẽ được khuyên là nên kiêng có thể kể đến như : thịt bò, thịt gà, các món ăn được chế biến từ nếp, các loại hải sản, rau muống,.. Đây đều là những thực phẩm cản trở quá trình lành vết thương và ảnh hưởng đến màu môi, thậm chí chúng khiến môi sưng mất thẩm mĩ.
Có quy trình chăm sóc, dưỡng ẩm cho môi
Xăm môi có đau không? Chế độ chăm sóc và dưỡng ẩm sau khi phun môi quyết định quan trọng đến kết quả thẩm mỹ. Bạn có thể tham khảo một số tips chăm sóc môi sau khi xăm như sau:
- Trong 1 tuần đầu tiên: Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp, bạn cần chăm sóc môi một cách cẩn thận, giúp vết thương nhanh lành, lên màu đẹp và tránh được những tổn thương có thể xảy ra.
- Sau 1 tháng phun môi, cần tránh ánh nắng một cách tuyệt đối, không để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để môi không bị ảnh hưởng bởi tia UV.
- Sau khi da bong nên thường xuyên sử dụng son dưỡng ẩm để duy trì sự mềm mại và độ ẩm cho môi. Đồng thời hạn chế liếm hoặc sờ vào môi gây thâm tím khiến môi khó lên màu. Bên cạnh đó cần bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng giúp môi lên màu đẹp và chuẩn hơn.
Những ai không nên xăm môi
Xăm môi có đau không? đây là phương pháp làm đẹp đang là xu hướng hiện nay. Với thời gian thực hiện nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng bạn đã có thể sở hữu đôi môi đẹp. Tuy nhiên trước khi thực hiện quá trình phun xăm, bạn cần hỏi kĩ các chuyên gia về tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe để xem khách có thật sự thích hợp hay không. Nếu bạn đang mắc một trong số những tình trạng sau thì không nên xăm môi:
- Người mắc bệnh tiểu đường: Đây là một loại bệnh mãn tính và khá phổ biến, người bị bệnh tiểu đường thường sẽ gặp các vấn đề về máu, tim mạch và đặc trưng là dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm và mất khả năng phục hồi. Xăm môi không gây ra những vết thương sâu, nhưng nó cũng làm hở phần thượng bì, có tiết nước mô. Nên đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì da thường khó lành, lâu phục hồi dễ xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn hơn người bình thường.
- Người bị bệnh tim mạch, sử dụng thuốc chống đông máu: Những bệnh tim mạch phổ biến như cao huyết áp, tắc nghẽn động mạch, rối loạn nhịp tim,.. đều là những bệnh đáng ngại đối với ngành phun xăm. Những người mắc bệnh tim mạch thường dễ xảy ra tình trạng hồi hộp, lo sợ khiến huyết áp tăng cao, làm tăng áp lực lên thành mạch có khả năng gây ra những nguy hiểm tới tính mạng.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Đây là thời kì vô cùng nhạy cảm của phụ nữ, các phương pháp làm đẹp đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé. Bởi khi này những tác nhân mẹ đón vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi và sữa mẹ.
- Người mắc bệnh da liễu ở vùng da phun xăm: Những vấn đề về da liễu như mụn, viêm da, dị ứng, herpes có thể diễn biến tệ hơn, gây ra tình trạng nhiễm trùng và dễ lan ra khi tác động kim và mực lên.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả