Thóp của trẻ sơ sinh là một vị trí khá nhạy cảm ở trên đầu của bé, bộ phận này có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ hộp sọ và não.

Đầu của trẻ sơ sinh vẫn còn khá yếu ớt và dễ bị tác động, do vậy, để chăm sóc bé được tốt, bạn cần phải nắm rõ về cấu trúc, chức năng cũng như các vấn đề liên quan tới thóp trẻ sơ sinh.

Dưới đây là tất tần tật thông tin về thóp của trẻ sơ sinh mà các mẹ có thể tham khảo qua để hiểu rõ hơn.

Thóp là gì?

Thóp hay còn được gọi là mỏ ác, là một vùng mềm chiếm diện tích nhỏ trên vùng đầu của trẻ sơ sinh.

Cấu trúc của thóp có dạng màng sợi để gắn kết các mảng xương đầu lại với nhau.

Trước khi chào đời thì trẻ sơ sinh có 6 thóp, nhưng sau khi sinh ra thì 4 thóp sẽ đóng lại và chỉ còn 2 thóp là thóp trước và thóp sau.

Trẻ sau khi sinh có 2 thóp là thóp trước và thóp sau
Trẻ sau khi sinh có 2 thóp là thóp trước và thóp sau

Tuy chỉ là một vùng nhỏ, nhưng sự thay đổi của thóp lại thể hiện phần nào trình trạng phát triển của trẻ sơ sinh.

Thóp có nhiệm vụ gì?

Nhờ có cấu trúc dạng màng sợi mà kích thước và hình dạng đầu của bé có thể thay đổi để dễ dàng hơn trong quá trình sinh.

Cùng với đó, phần thóp này cũng có vai trò như một cái đệm để bảo vệ những va chạm nhẹ có thể ảnh hưởng tới não của bé.

Hữu ích dành cho bạn  Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mẹ nên biết

Kích thước thóp trẻ sơ sinh

Về kích thước, 2 vùng thóp trên đầu cũng có vị trí và kích thước khác nhau, trong đó vùng thóp trước sẽ lớn hơn một chút.

Cụ thể như sau:

  • Thóp trước trẻ sơ sinh: khi mới sinh ra, kích thước của thóp trước thường dao động mở mức 2cm, lớn hơn hay nhỏ hơn còn tùy thuộc vào mỗi bé.
  • Thóp sau trẻ sơ sinh: thóp sau lại có kích thước khiêm tốn hơn, thường chỉ nằm mở mức 0.5cm.

Về thời gian đóng thóp:

  • Thóp sau của trẻ sơ sinh có thời gian đóng khá nhanh, sẽ đóng hoàn toàn khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Khác với thóp sau, thóp trước có kích thước lớn và thời gian đóng cũng lâu hơn, không cố định nhưng sẽ vào khoảng tháng thứ 14 – 15 của trẻ.

Bởi vậy, nếu như phần thóp của trẻ không đóng đúng với thời gian ước tính, các mẹ nên đưa con tới các trung tâm y tế để các bác sĩ đánh giá lại tình trạng phát triển của bé.

Cách chăm sóc thóp trẻ sơ sinh

Đầu tiên, bạn không thể bảo vệ thóp bằng những cách thông thường như mắc thêm quần áo, đội thêm mũ.

Mà thực ra cũng không cần vì bản thân cơ thể đã có một lớp dịch dành riêng để bảo về thóp và giữ nhiệt cho não rồi.

Đội mũ là rất cần thiết, nhưng lại không ảnh hưởng tới thóp của trẻ
Đội mũ là rất cần thiết, nhưng lại không ảnh hưởng tới thóp của trẻ

Bởi vậy cách duy nhất để bạn có thể tăng cường cho thóp chính là bổ sung dinh dưỡng để cơ thể bé luôn khỏe mạnh.

  • Nếu trời quá lạnh thì bạn có thể thoa một chút dầu để giữ ấm.
  • Quan trọng nhất là bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ cho bé.
  • Do đó, cách chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ tốt nhất chính là:
  • Không để vật nhọn chạm vào thóp trẻ.
Hữu ích dành cho bạn  Bộ sưu tập tranh tô màu pikachu dễ thương, đáng yêu nhất cho bé

Chỉ cần chú ý những điều trên là bé tự khắc sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, qua đó phần thóp cũng được tăng cường chức năng.

Theo dõi thóp để nắm bắt tình trạng sức khỏe của bé

Trong quá trình phát triển của trẻ, thóp cũng theo đó mà có những sự thay đổi phù hợp. Bởi vậy, thông qua quá trình theo dõi thóp bạn cũng có thể phần nào biết được tình trạng sức khỏe  của bé.

Dưới đây là một vài dấu hiệu bất thường mà bạn không nên bỏ qua:

  • Thóp trẻ sơ sinh bị phồng: hiện tượng thóp của trẻ bị phồng lên, kèm theo đó là sốt cao, nôn mửa, nặng hơn nữa là co giật thì phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện bởi đây là dấu hiệu não bị áp lực, có thể là viêm màng não, viêm não.
  • Thóp trẻ sơ sinh bị lõm: nếu thóp của trẻ bị lõm, cùng với đó là bé bị tiêu chảy hay sốt cao thì rất có thể bé đang trong tình trạng mất nước, cần phải bổ sung kịp thời. Hiện tượng này cũng xảy ra đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, thiêu canxi.
  • Thóp trẻ sơ sinh quá lớn: đối với những trẻ mới sinh nhưng bị còi xương thì phần thóp sẽ lớn. Các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng và tăng cân cho bé để tránh các ảnh hưởng xấu tới não.
  • Thóp trẻ sơ sinh quá nhỏ: khi thóp quá nhỏ, đầu của trẻ có thể bị dị tật do hẹp, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới não bộ của bé.
  • Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm: thóp của trẻ sơ sinh đóng quá sớm so với bình thường có thể là dấu hiệu của xương đầu cốt hóa sớm, về lâu dài sẽ cản trở sự phát triển của não.
  • Thóp trẻ sơ sinh đóng muộn: ngược lại, hiện tượng này xảy ra thì xương đầu cốt hóa chậm, ngoài ra đây cũng là biểu hiện của chứng còi xương, thiếu canxi và suy dinh dưỡng.
Hữu ích dành cho bạn  Bé sơ sinh 5 tháng tuổi ăn được những gì?

Nhìn chung, các hiện tượng bất thường của thóp đều dễ dẫn tới những ảnh hưởng không tốt đối với não. Bởi vậy hãy đưa trẻ tới trung tâm y tế để thăm khám ngay khi có dấu hiệu khác lạ.

Lời kết

Thóp trẻ sơ sinh là một vùng quan trọng, tuy nhiên nến con bạn phát triển bình thường thì cũng không nên quá quan trọng tới vấn đề này, chỉ cần đảm bảo không có va chạm mạnh vào vùng thóp là được.

Bài viết được tham vấn y khoa từ Bs Nguyễn Thanh Hà: Khoa Ngoại tổng hợp – Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top