Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường mắc phải các bệnh về hệ hô hấp, trong đó ho có đờm là thường xuyên hơn cả. Bởi vậy mà cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm.

Việc ngăn chặn ho có đờm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi khá quan trọng, bởi tuy không nguy hiểm nhưng để lâu sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi đơn giản và hiệu quả nhất mà các mẹ có thể tự thực hiện tại nhà.

Khi nào trẻ dưới 1 tuổi bị ho có đờm?

Nguyên nhân khiến trẻ dưới 1 tuổi ho thường do thời tiết thay đổi, ô nghiễm không khí hay tiếp xúc với người bị bệnh.

Thông thường nhất vẫn là trẻ nhiễm phải các bệnh về đường thở như viêm khí phế quản…

Cụ thể, bạn có thể tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị ho kèm theo đờm dưới đây:

  • Trẻ mắc các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, ho gà, sởi…
  • Trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói thuốc
  • Trẻ bị dị ứng
  • Trẻ bị sinh non, thể chất yếu từ khi mới sinh.
Trẻ ho có đờm thường xuất phát từ các bệnh lý thông thường
Trẻ ho có đờm thường xuất phát từ các bệnh lý thông thường

Nắm bắt được nguyên nhân, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chữa ho cho trẻ. Dưới đây là một phải phương pháp cơ bản mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

Hữu ích dành cho bạn  Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi hiệu quả tại nhà

Cách trị ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi

Vỗ rung long đờm

Trong bài cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đã có giới thiệu chi tiết về phương pháp này, đây là cách để thúc đẩy trẻ ho, qua đó giúp trẻ tống khứ chất nhầy là đờm ra khỏi cổ họng.

Ở đây chúng ta chỉ nhắc lại các bước thực hiện chính.

Cho trẻ nằm úp với dầu hơi chúi xuống dưới, sau đó khum lòng bàn tay và vỗ nhẹ vào lứng bé ở vị trí giữa hai bả vai. Thực hiện nhẹ nhàng và đều đặn sẽ khiến bé ho nhiều hơn, kết hợp với tư thế sẽ khiến bé khạc ra đờm.

Bạn cần thực hiện vào sáng sớm, khi bé chưa ăn gì để tránh bé bị trào ngược, ọc sữa hay ói thức ăn ra trong quá trình thực hiện nhé.

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ

Ho có đờm thường kết hợp với sổ mũi, hoặc không thì chất nhầy cũng đóng ở khoang mũi và họng, do đó vệ sinh mũi họng thường xuyên sẽ khiến bé dễ thở, qua đó hạn chế việc kích ứng họng của bé.

  • Đầu tiên, mẹ cần vệ sinh tay và các dụng cụ sạch sẽ, sau đó mẹ nhỏ vào mỗi bên mũi 2 giọt nước muối sinh lý để làm lỏng chất nhầy bên trong.
  • Tiếp đó, dùng máy hút mũi để hút lượng chất nhầy này ra, trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều dụng cụ hút mũi với cách sử dụng đơn giản.
  • Sau khi hút xong, bạn vệ sinh dụng cụ sạch sẽ lại là xong.
Hữu ích dành cho bạn  Trẻ sơ sinh bị ho: nguyên nhân và cách chữa trị

Ngoài việc hút chất nhầy ra khỏi mũi bé, các mẹ cũng có thể nhỏ 1 giọt nước muối vào mũi bé để vệ sinh mũi, làm lỏng, giúp bé dễ thở hơn.

Thực hiện đều đặn 2 – 3  lần mỗi ngày, tốt nhất là thực hiện trước giờ ăn của trẻ. Khi thực hiện bạn nhớ cẩn thận không để ống hút đụng chạm mạnh làm tổn thương mũi bé nhé.

Đảm bảo chế độ ăn uống

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu ăn dặm, tuy vậy việc ho khiến cổ họng bị đau và khiến bé lười ăn, ăn không được.

Lúc này, thực đơn cho bé phải là các món mềm, lỏng, thanh nhẹ như cháo ăn dặm, súp để giúp bé dễ ăn hơn và không bị kích ứng.

Cho bé uống thêm nước ấm, nước trái cây để giúp thông hơi, giảm chất nhầy.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa biết ăn dặm, bởi vậy nguồn thức ăn vẫn là bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn thông thường để bổ sung thêm nước, giúp làm loãng lượng đờm trong họng.

Ngoài ra, việc ho khiến bé dễ bị trào ngược, do đó bạn cần chia nhỏ các cữ bú hay các bữa ăn của trẻ, không nên cho bé ăn nhiều vào một bữa.

Cho bé ngủ đúng tư thế

Khi bé ngủ, bạn nên tìm cách để bé có tư thế kê cao đầu, như vậy hệ thống chất nhầy và nước mũi sẽ không bị chảy ngược và dồn ứ ở cổ họng, gây ra ho đờm nữa.

Kê cao đầu của trẻ khi ngủ
Kê cao đầu của trẻ khi ngủ

Đặc biệt khi bé ngủ phải được giữ ấm, bởi bất cứ sự nhiễm lạnh nào cũng có thể khiến bệnh tình nặng hơn.

Hữu ích dành cho bạn  Cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi

Thăm khám và uống thuốc

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà không có hiệu quả, bạn cần phải sử dụng tới các loại thuốc ho dành cho trẻ em.

Tất nhiên là không thể tự ý mua thuốc được, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ kê đơn.

Lời kết

Ho có đờm dai dẳng sẽ khiến bé sút cân, chậm phát triển, do đó cần phải được điều trị tích cực từ sớm.

Hy vọng qua bài viết này, các mẹ đã có đủ kinh nghiệm để tự chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Chúc bé luôn khỏe mạnh.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top