Trẻ sơ sinh thở khò khè, kèm theo những âm thanh lạ là dấu hiệu của hệ hô hấp có vấn đề và cha mẹ cần quan tâm kĩ hơn tới sức khỏe của trẻ.

Khi hệ hô hấp còn yếu, trẻ sơ sinh thường gặp phải những vấn đề trong việc thở.

Một trong số đó chính là việc trẻ bị thở khò khè, mang tới không ít khó chịu và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Mỗi loại âm thanh phát ra đều có những nguyên nhân khác nhau. Bạn cần phải nắm rõ được nguyên nhân đó thì mới có cách chữa trị khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không?

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu là tiếng thở khò khè của bé chưa hẳn là thảm họa, bởi hiện tượng này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Nguyên do là bởi vì khi mới sinh, phổi hay phế quản của trẻ có kích thước nhỏ, khả năng đàn hồi lại kém, dễ co thắt, từ đó khiến cho đường dẫn khí ít, dễ tắc nghẽn và gây ra tiếng thở khò khè.

Ngoài ra tiếng thở khò khè của trẻ còn có thể đến từ các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh.

Thở khò khè là trường hợp thường gặp ở trẻ sơ sinh
Thở khò khè là trường hợp thường gặp ở trẻ sơ sinh

Để xác định tiếng thở khò khè của trẻ có nguy hiểm hay không, bạn cần phân biệt được các tiếng thở khò khè đó.

Hữu ích dành cho bạn  Cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn

Cụ thể:

  • Suyễn và dị ứng là 2 nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh thở khò khè. Đặc biệt khi tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm thì bé sẽ thở khò khè ngay.
  • Từ khi sinh ra trẻ đã thở khò khè thì có thể là do dị tật bẩm sinh.
  • Nếu trẻ đột ngột thở khò khè thì có thể do hít phải dị vật hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Nếu trẻ thở khò khè, kèm theo đó là liên tục mắc các bệnh về hô hấp thì cần cho trẻ xét nghiệm xơ nang, rối loạn chuyển hóa máu và rối loạn vận động nhung mao nguyên phát.

Các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh thở khò khè

Dưới đây là các nguyên nhân có thể nói là dễ gây tổn thương lên trẻ và khiến trẻ thở khò khè nhất, bạn có thể tham khảo qua:

  • Dị ứng: tất cả những yếu tố như phân hoa, bụi bẩn, lông động vật, khi tiếp xúc và khiến hệ miễn dịch phản ứng thì đều có thể gọi là dị ứng. Khi bị dị ứng, đường hô hấp bị thu hẹp và khiến tiếng thở của bé kêu khò khè.
  • Hen suyễn: khi bị hen suyễn, hệ hô hấp của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Bởi vậy chỉ cần các tác nhân kích thích như bụi bặm, khói đều dẫn tới hiện tượng tức ngực, khó thở cho trẻ.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: trẻ sơ sinh rất hay bị trào ngược dạ dày, gây ọc sữa. Trong một số trường hợp, một ít chất lỏng có thể bị hít vào phổi và gây kích ứng, từ đó khiến trẻ thở khò khè. Để khắc phục bạn cần tạo thói quen giúp trẻ ợ hơi sau khi ăn.
  • Nhiễm trùng hô hấp: nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng những bệnh nhiễm trùng hô hấp thường gặp như viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm đều có thể tự điều trị tại nhà sau khi được bác sĩ tư vấn.
  • Dị vật: nếu không may hóc dị vật, đường thở của trẻ sẽ ngay lập tức gặp vấn đề. Lúc này bạn cần tìm cách tống dị vật ra ngoài và đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay.
Hữu ích dành cho bạn  Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi: bé biết làm những gì?

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Với hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh, mỗi nguyên nhân lại có một cách điều trị khác nhau. Trong đó các nguyên nhân về bệnh lý hay hóc dị vật bắt buộc bạn phải đưa trẻ tới cơ sở ý tế để được chữa trị.

Với các bệnh lý nghiêm trọng bạn cần đưa trẻ đi thăm khám
Với các bệnh lý nghiêm trọng bạn cần đưa trẻ đi thăm khám

Nếu bé bị thở khò khè do cảm cúm, cảm lạnh hay các nguyên nhân thông thường thì bạn có thể thực hiện các biện pháp tại nhà như sau:

  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và họng cho trẻ sạch sẽ, nhất là nếu trẻ thở khò khè như có đờm.
  • Giữ ấm cho trẻ, hạn chế tối đa việc trẻ mắc phải các bệnh về hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Tăng độ ẩm không khí cũng có thể giúp giảm tình trạng khó thở cho trẻ, bạn có thể sử dụng máy làm ẩm không khí.
  • Cho bé bú nhiều để bổ sung nước đầy đủ, nếu trẻ hơn 6 tháng tuổi thì có thể cho bé uống thêm nước.
  • Đảm bảo vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không khí trong lành.

Là hiện tượng khá thường gặp, do đó các mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ cẩn thận là được.

Khi nào nên đưa trẻ tới cơ sở y tế?

Bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở ý tế ngay để được bác sĩ thăm khám nếu phát hiện các biểu hiện nguy hiểm sau:

  • Trẻ thở khò khè và dưới 3 tháng tuổi
  • Trẻ thở dốc, da tím tái, ra mồ hôi nhiều
  • Bỏ ăn, ít đi tiểu, nhiệt độ cơ thể tăng
  • Kèm theo ho và khó thở
  • Nhịp tim, nhịp thở tăng nhanh
  • Sốt, run rẩy
Hữu ích dành cho bạn  Tranh tô màu công chúa tóc mây đầy đủ nhất cho bé

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có đầy đủ thông tin về hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh, qua đó có biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho bé.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top