Trẻ sơ sinh bị ho là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng, nếu không có biện pháp khắc phục sớm sẽ dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng hơn ở trẻ.

Ho là bệnh lý mà rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải, đôi khi đơn giản nhưng có lúc lại rất nguy hiểm.

Để có thể chữa trị dứt điểm, bạn phải nắm được tình trạng, qua đó xác định nguyên nhân sau đó mới có hướng xử lý kịp thời.

Để biết tiếng ho của trẻ có bình thường không?

Liệu có mắc bệnh gì nghiêm trọng?

Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị ho?

Đầu tiên, bạn phải hiểu ho là một phản ứng cơ bản để bảo vệ cơ thể, thường xuất hiện khi hệ thống hô hấp gặp vấn đề. Nhìn chung ho không có hại cho sức khỏe, nguyên nhân gây ra ho mới là tác nhân xấu.

trẻ sơ sinh thường có hai dạng ho:

  • Ho khan: thường xảy ra khi thanh khí quản bị viêm, có thể do cảm lạnh hoặc dị ứng. Đôi khi thời tiết thay đổi cũng khiến cho trẻ bị ho khan, có thể kèm theo thở khò khè.
  • Ho có đờm: Cổ họng và mũi thường có dịch nhầy để ngăn chặn bụi bẩn, sau khi đóng ở cổ họng thì kết thành đờm. Đờm nhiều sẽ gây tắc nghẽn đường thở và cơ thể sẽ ho để đẩy các dị vật này ra ngoài.

Thông thường, trẻ sơ sinh được chăm sóc khá kĩ, lại tránh xa bụi bẩn nên việc bị ho do môi trường là khá hiếm.

Tuy vậy vẫn không có nghĩa là tránh được hoàn toàn, dưới đây là những nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh:

  • Bé bị bệnh: viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng, ho gà…
  • Bé bị sặc, hóc dị vật
  • Môi trường sống xung quanh (khói bụi, thuốc lá)
  • Thời tiết thay đổi
Hữu ích dành cho bạn  20+ tranh tô màu con vật trong rừng cho bé thoả đam mê

Chỉ cần nắm được nguyên nhân, các mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc chữa trị ho cho trẻ sơ sinh.

Cách chữa trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Những cách chữa trị ho cho bé sơ sinh dưới đây đều chỉ phù hợp khi tình trạng của bé vẫn còn nhẹ, chưa gây nguy hiểm.

Nếu nặng hơn, bạn cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay để có thể can thiệp đúng lúc. Vậy, khi nào nên đưa bé đến bệnh viện?

  • Bé nhỏ hơn 4 tháng tuổi và bị ho
  • Bé bị cảm lạnh, ho khan kéo dài hơn 5 ngày
  • Bé bị cảm lạnh, ho khan, ho có đờm và sốt trên 38°C
  • Ho kịch phát, đột ngột và kéo thành từng cơn
  • Thở khò khè hoặc thở nhanh
  • Da xanh hay tím tái.

Hãy ghi nhớ để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Nếu có biểu hiện nghiệm trọng, cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay
Nếu có biểu hiện nghiệm trọng, cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay

Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị.

Trẻ bị ho do cảm lạnh, cảm cúm thông thường

Cảm lạnh hay cảm cúm là những nguyên nhân hàng đầu gây ra ho ở trẻ. Tuy không quá nguy hiểm những nó cũng gây ra không ít khó chịu cho trẻ.

Biểu hiện:

  • Nghẹt mũi
  • Ho khan
  • Các triệu chứng viêm họng
  • Có thể có đờm, sốt nhẹ

Cách điều trị ho do cảm cúm, cảm lạnh:

  • Đảm bảo cho bé bú đủ cữ, có thể nhiều hơn ngày thường một chút để bổ sung thêm nước và làm loãng dịch đờm nếu có.
  • Nếu bé bị ngạt mũi, có thể dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi bé.
  • Nếu có máy phun sương hay máy xông tinh dầu, hãy bật để làm ẩm không khí.
  • Nếu bé sốt thì có thể dùng thuốc hạ sốt, tương tự là thuốc ho và thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh. Nhưng điều quan trọng là bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước, không được tùy tiện cho bé uống thuốc.

Trẻ bị viêm thanh khí phế quản

Thanh khí phế quản là các cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở của trẻ sơ sinh, bởi vậy khi chúng bị bệnh thì sẽ dẫn tới việc trẻ bị ho và thở khò khè.

Hữu ích dành cho bạn  Tã bỉm Pommette của nước nào? Đánh giá tã bỉm Pommette chi tiết

Biểu hiện:

  • Trẻ thở yếu
  • Ho lớn
  • Các cơn ho lớn
  • Đôi khi tiếng ho và tiếng thở sẽ như tiếng rít
  • Da bé tái xanh

Cách điều trị ho do viêm thanh khí phế quản

  • Bạn có thể trị tạm thời bằng cách bế bé ở tư thế vác vai đồng thời vỗ nhẹ vào lưng cho bé dễ thở.
  • Cho bé hít thở không khí nóng ẩm, bạn có thể tự tạo bằng cách mở vòi sen nóng và bế bé ngồi gần đó.
  • Bế bé đi dạo nếu thời tiến nắng ấm trong lành.

Nếu sau hơn 3 ngày mà tình trạng bé không thuyên giảm thì bạn nên đưa bé tới bệnh viện.

Bé sơ sinh bị ho do viêm phổi

Tương tự như thanh khí phế quản, viêm phổi cũng là nguyên nhân gây ra ho ở trẻ. Bệnh này thường bị gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn, xuất phát từ cảm cúm thông thường.

Ho do viêm phổi thường kèm theo đờm, viêm phổi do vi khuẩn sẽ nguy hiểm hơn do virus.

Do có nhiều loại virus gây bệnh, nên để điều trị ho do viêm phổi thì bạn cần đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán, điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị ho do hen suyễn

Cũng xuất phát từ cảm lạnh, cảm cúm, nếu biến chứng sẽ gây ra hen suyễn và tình trạng ho dai dẳng cho trẻ sơ sinh.

Rất may là tình trạng hen suyễn rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh.

Biểu hiện:

  • Có các dấu hiệu của cảm lạnh, cảm cúm
  • Thở khò khè
  • Lười ăn
  • Hay bị chảy nước mắt và ngứa
  • Có thể kèm theo sốt nhẹ

Điều trị ho do hen suyễn:

  • Tạo điều kiện tối đa để bé hoạt động trong môi trường có độ ẩm, nếu được hãy dùng máy phun sương.
  • Cho bé bú đầy đủ, nếu trên 6 tháng tuổi có thể cho bé uống thêm nước.
  • Có thể dùng thuốc do bác sĩ chỉ định

Nếu bé thở quá nhanh, trên 50 nhịp/phút, phát ho dữ dội thì hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

Trẻ sơ sinh bị bệnh ho gà

Bệnh ho gà khá dễ lây, xuất phát từ một vi trùng gọi là Bordetella pertussis. Vi trùng này tấn công lớp niêm mạc đường thở, gây viêm và chặn đường thở của trẻ.

Hữu ích dành cho bạn  Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả nhất hiện nay

Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, rất may là hiện nay đã có vắc-xin phòng ho gà cho trẻ.

Biểu hiện:

  • Trẻ ho từng cơn kế tiếp, càng lúc càng nhanh
  • Tiếp đó là hít vào sâu và phát ra tiếng như gà gáy
  • Mặt trẻ đỏ, mí mắt sưng, môi tím, tĩnh mạch cổ hiện rõ

Cách phòng ngừa và điều trị ho gà:

  • Đầu tiên, bạn cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
  • Nếu có biểu hiện của bệnh ho gà, cần phải nhập viện ngay lập tức để có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.

Ho do sặc hay hóc dị vật

Sặc sữa, sặc thức ăn hay hóc dị vật đều gây chèn ép ở đường thở, theo phản xạ thì cơ thể bé sẽ ho để tống dị vật ra ngoài.

Nếu trẻ đột ngột thở khó khăn trong khi đang ăn hay chơi thì rất có thể trẻ đã bị hóc dị vật.

Biểu hiện:

  • Trẻ khó thở, muốn ho nhưng rất khó
  • Miệng há to
  • Da tím tái

Cách khắc phục ho do dị vật:

Để phòng ngừa và chữa trị ho do sặc, hóc dị vật, bạn cần phòng tránh bằng cách hạn chế cho bé nằm bú, tránh cho bé chơi các đồ chơi nhỏ như bi, cúc áo. Tránh cho ăn các loại hoa quả có hạt, các thực phẩm cứng và to có khả năng chèn ép đường thở của trẻ.

Nếu trẻ bị hóc dị vật, bạn thực hiện chính xác những bước sau:

  • Đặt bé nằm úp trên tay, vỗ vào khoảng giữa hai xương bả vai của bé để giúp bé dễ ho, tống dị vật ra ngoài.
  • Tuyệt đối không dùng tay lấy dị vật, bởi sẽ dễ làm chúng đi sâu vào trong.
  • Cùng lúc đó phải gọi xe cứu thương hoặc đưa ngay bé đến cơ sở ý tế gần nhất.

Lời kết

Các cơ quan hay khả năng đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu, bởi vậy nên các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh rất dễ gặp phải.

Các mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng tránh và chữa trị nếu không may bé bị ho.

Bài viết được tham khảo từ How to Decode Your Baby’s Cough by Parents.com.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top