Vào giai đoạn bắt đầu ăn dặm, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi luôn là điều khiến các mẹ bỉm sữa đau đầu. Làm sao để có cho bé những bữa ăn vừa đa dạng, lại đầy đủ dinh dưỡng?
Việc lập một thực đơn chi tiết cho bé là rất quan trọng.
Vừa tập cho bé thói quen ăn uống khoa học, vừa đảm bảo dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh.
Trong bài viết này, Blog sẽ gửi tới bạn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng, qua đó giúp bé có một chế độ ăn dặm khoa học, đầy đủ hơn.
Cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm đúng cách
Dù là chọn thực đơn gì, theo phương pháp nào thì các mẹ cũng cần phải đảm bảo một số lưu ý để giai đoạn làm quen với việc ăn dặm của trẻ được suôn sẻ, cùng với đó là dinh dưỡng của bé không bị ảnh hưởng.
Đầu tiên, cần phải xác định rõ ăn dặm ở tháng thứ 6 chỉ là bữa phụ, nhằm bổ sung phần dinh dưỡng bị thiếu hụt do sữa không cung cấp đủ. Bởi vậy các mẹ cần duy trì chế độ bú sữa đầy đủ cho bé.
Vì hệ tiêu hóa của bé còn khá nhạy cảm, nên thức ăn cho bé phải ở dạng lỏng, bột mịn. Số lượng bữa ăn của bé cũng thay đổi từ ít tới nhiều chứ không được cho bé ăn nhiều ngay từ đầu.
Nếu bé không chịu ăn, đừng ép, hãy thử lại vào lần sau.
Khi bé đã quen với chế độ ăn dặm, thức ăn của bé phải đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, bao gồm:
- Tinh bột: có nhiều trong các loại bột gạo, ngũ cốc
- Chất đạm: có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, sữa chua, tôm cua… Riêng tôm cua bạn không nên cho bé ăn sớm vì dễ gây kích ứng, khó tiêu hóa.
- Vitamin, khoáng chất và chất xơ: có nhiều trong các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ, cải bó xôi…và trái cây.
- Chất béo: có sẵn trong các loại dầu ăn
Các món ăn không cần phải quá đa dạng, nhưng phải có sự thay đổi luân phiên để không gây nhàm chán, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Thay đổi thường xuyên các món ăn dặm, để bé không nhàm chán, ăn ngon miệng hơn, kích thích vị giác của bé hơn.
Không nên sử dụng gia vị vì dễ ảnh hưởng tới chức năng thận của bé.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng
Như đã nói ở trên, 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất để tập cho bé ăn dặm. Dưới đây là chi tiết thực đơn trong 1 tuần để bạn có thể cho bé tập ăn dặm.
Lưu ý: dưới đây chỉ là thực đơn trong tuần, để biết chi tiết cách nấu bột ra sao, bạn có thể tham khảo bài Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi. Thực đơn chỉ áp dụng khi bé đã quen với việc ăn dặm (thường từ tuần thứ 3 trở đi) bởi ban đầu nhu cầu ăn dặm của bé còn thất thường, chưa thể lên thực đơn được.
Thứ 2 và thứ 4:
- 10h: Bột thịt lợn (bao gồm: 10g bột gạo, 10g thịt lợn nạc, 5g dầu ăn hoặc mỡ, 2 thìa nhỏ rau củ nghiền nhuyễn).
- 16h: Bột sữa (bao gồm: 10g bột gạo, 3 thìa sữa bột, 5g dầu ăn hoặc mỡ, 2 thìa nhỏ rau củ nghiền nhuyễn).
Thứ 3 và thứ 5:
- 10h: Bột thịt gà (bao gồm: 10g bột gạo, 10g thịt gà, 5g dầu ăn hoặc mỡ, 2 thìa nhỏ rau củ nghiền nhuyễn).
- 16h: Bột thịt lợn (bao gồm: 10g bột gạo, 10 thịt lợn nạc, 5g dầu ăn hoặc mỡ, 2 thìa nhỏ rau củ nghiền nhuyễn).
Thứ 6 và Chủ nhật:
- 10h: Bột sữa (bao gồm: 10g bột gạo, 3 thìa sữa bột, 5g dầu ăn, 2 thìa nhỏ rau củ nghiền nhuyễn).
- 16h: Bột thịt gà (bao gồm: 10g bột gạo, 10g thịt gà, 5g dầu ăn, 2 thìa nhỏ rau củ nghiền nhuyễn).
Thứ 7:
- 10h: Bột trứng (bao gồm: 10g bột gạo, 1/2 lòng đỏ trứng gà, dầu ăn 5g, 2 thìa nhỏ rau củ nghiền nhuyễn).
- 16h: Bột sữa (bao gồm: 10g bột gạo, 3 thìa sữa bột, 5g dầu ăn hoặc mỡ, 2 thìa nhỏ rau củ nghiền nhuyễn).
Sau mỗi bữa ăn, các mẹ cũng có thể bổ sung thêm cho trẻ 1 thìa nhỏ nước trái cây, thường là nước cam hoặc nước ép táo để bổ sung thêm vitamin cho bé.
Ngoài nấu bột, các bạn có thể thay đổi bằng việc nấu cháo, với các nguyên liệu tương tự như cháo tôm, cháo gà…
Trên đây là toàn bộ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng, hy vọng qua đó các mẹ bỉm sữa đã có thể lên một lịch tập ăn dặm cho bé thật khoa học và đầy đủ.
Chúc bé hay ăn chóng lớn.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả