Tây Bắc là một trong những vùng có nhiều đặc sản nức tiếng như lạp xưởng, trâu gác bếp,…và không thể không nhắc đến táo mèo. Đây được coi là cây trồng lâu đời nhất tại khu vực này, không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn là món ăn vặt kích thích với hương vị chua ngọt dễ dùng. Nếu bạn chưa biết được quả táo mèo là gì, cũng như các món làm từ táo mèo thì hãy cùng bỏ túi các công thức chế biến dưới đây. 

Táo mèo là gì?

Táo mèo
Hình ảnh táo mèo

Táo mèo xuất hiện rất nhiều ở nước ta, đặc biệt là ở các khu vực miền núi nhờ vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi. Đa số chúng chủ yếu là mọc hoang, tuy nhiên bạn có thể tự trồng để làm cảnh hoặc chờ thu hoạch quả để sử dụng. 

Đặc điểm của táo mèo

Táo mèo thuộc họ Hoa hồng, có tên khoa học là Rosacea và người bản địa hay gọi là quả sơn trà. Chúng chủ yếu mọc hoang tại các đồi núi cao trên 1500m, vì vậy ta thường thấy nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình,…

Mỗi cây cao tầm 5m – 6m, khá giống cây táo xanh mà ta thường thấy, thân khi còn non có gai bao quanh. Lá thon dài có lông, mép có gai và rất dễ rụng. Hoa táo có màu trắng, cánh hoa to mỏng, đài nhiều lông. Quả táo hình trứng màu vàng nhạt, vỏ trong lại khá cứng nhưng lại có vị chua và rất mọng nước.

Với đặc điểm hình thái tương đối bình thường nhưng táo mèo có đóng góp rất lớn trong ngành công nghiệp sản xuất, làm đẹp và thực phẩm. 

Thành phần dinh dưỡng 

  • Flavonoid
  • Oligomeric procyanidins và flavans.
  • Triterpenne
  • Acid hữu cơ
  • Phenolic 
  • Vitamin
  • Các khoáng chất như tanin, sắt, canxi
  • Các hỗn hợp chất béo, chất đường, chất đạm 

Bí quyết trồng táo mèo lớn nhanh

Với đặc tính mọc hoang, táo mèo là giống cây phát triển mạnh không quá khó trồng. Tuy nhiên chúng ta nên trồng tại những nơi có đất ẩm và thoát nước tốt. 6 bước cần đảm bảo nếu muốn giúp cây sai trĩu quả

  • Trồng cây con: Chọn cây con có sức sống tốt, thân khỏe mạnh, có nhiều lá không bị sâu bệnh. Tiến hành làm đất ướt, sau khi cắm cây con xuống đất thì tiếp tục tưới đầy đủ nước cho cây. Không quên đóng cọc xung quanh để bảo vệ cây khỏi các động vật khác
  • Giữ độ ẩm cho cây: Tưới nước luôn là bước quan trọng đối với loại cây ưa ẩm như táo mèo. Tuy nhiên cần canh đúng thời điểm và giữ lượng nước ổn định, không tưới quá nhiều. Thời điểm tưới nước cho cây tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều tối
  • Bón phân: Để cây ra nhiều quả, nên bón thêm phân cho cây, đặc biệt là phân chuồng từ tháng thứ 2 trở lên
  • Tỉa cành: Chọn những cành già yếu để tỉa bớt là cách tốt nhất giúp những cành khoẻ mạnh khác có không gian phát triển. Thông thường thì sau 5 tháng là ta có thể bắt đầu tỉa cành
  • Phun thuốc: Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây sẽ giúp táo mèo loại bỏ sự tấn công và phá huỷ của  sâu bệnh gây hại
  • Tiến hành thu hoạch: Để có thể thu hoạch trái, ta phải đợi đến 10 tháng sau khi trồng thì cây mới cho ra đợt quả đầu tiên. Khi thấy vỏ trái chuyển từ xanh sang vàng và có các đốm hồng thì ta có thể hái trái. 
Hữu ích dành cho bạn  Tổng hợp 6 dấu hiệu ung thư vú giai đoạn đầu ở nữ giới

Nhận biết táo Việt Nam và táo Trung Quốc 

Táo mèo Tây Bắc
Táo mèo Tây Bắc

Mọi người thường nhầm lẫn giữa táo mèo Trung Quốc và Việt Nam, tuy nhiên về giá trị của 2 loại này khác nhau nên ta cần quan sát kĩ và dựa vào các đặc điểm dưới đây để phân biệt. 

  • Hình dáng vỏ táo nước ta có màu xanh đậm, khá sần sùi chứ không bóng nhẵn như táo Trung
  • Táo Việt có 3 vị lẫn lộn là chua, chất và ngọt, trong khi đó táo bên Trung lại chua khi sống và rất ngọt lúc chín
  • Lúc ăn táo mèo Việt Nam khá dai chắc, trong khi đó loại táo còn lại rất xốp
  • Bên cạnh đó, giá của 2 loại này cũng khác nhau, thường thì táo nước ta đắt hơn, khoảng 50 – 70 nghìn đồng/ký

Tác dụng của quả sơn trà 

Không chỉ đơn giản là một loại trái cây thông thường, táo mèo còn được người dân miền núi sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả trong dân gian. Theo nghiên cứu thì nó mang lại những lợi ích sau đây: 

  • Trị chứng khó tiêu, đầy bụng
  • Hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa. nhờ vậy thức ăn được tiêu hoá nhanh hơn
  • Chữa đau nhức xương khớp như viêm khớp dạng thấp
  • Là bài thuốc trị bệnh bên ngoài da – zona
  • Có công dụng ủ tóc, giúp tóc chắc khỏe tránh bệnh nấm da đầu gây rụng tóc
  • Cung cấp vị thuốc giúp an thần,tránh mất ngủ và bị suy nhược thần kinh
  • Giảm lượng mỡ trong máu, hạn chế nguy cơ béo phì và các bệnh như gan  nhiễm mỡ
  • Uống nước táo mèo thường xuyên có thể làm thuyên giảm triệu chứng đau nhức vòm họng
  • Nhờ đặc tính mọng nước và khả năng chống viêm tốt, nên chị em phụ nữ coi táo mèo như một phương pháp làm đẹp tuyệt vời, giúp da mềm mịn, có độ ẩm tốt và tăng độ căng bóng
  • Lợi ích vượt trội khi đóng vai trò làm dung dịch rửa sạch da, se khít lỗ chân lông, hạn chế mụn hình thành
  • Bổ sung vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp con người có thêm năng lượng tích cực trong công việc và học tập
  • Sử dụng táo mèo ở dạng giấm sẽ khử trừ được mùi hôi ở tre da, đặc biệt là vùng nách
  • Súc miệng nước nước giấm táo loại bỏ vi khuẩn ở răng miệng, từ đó giúp hơi thở luôn thơm mát, tránh được mùi hôi gây khó chịu
  • Thư giãn gân cốt, nhất là khi ngâm chân vào nước táo
Hữu ích dành cho bạn  9+ Cách giảm mỡ bụng tại nhà trong 1 tuần

Các món ngon được chế biến từ táo mèo

Rượu táo mèo
Rượu táo mèo

Táo mèo là gì? Ăn trực tiếp được không? Táo mèo ăn trực tiếp có thể làm cho bạn mau ngán nhưng khi chế biến thành nhiều sản phẩm như rượu, giấm, ngâm đường thì loại quả này lại là món ăn vặt gây nhiều thương nhớ nhất. Dưới đây là một số món ăn ngon từ táo mèo mà bạn có thể thử chế biến. 

Ngâm rượu táo mèo khô

Rượu táo mèo là bài thuốc bí truyền được lưu giữ qua nhiều năm. Muốn rượu thêm thơm ngon, đậm vị thì nên chọn táo tươi còn xanh, nhỏ nhưng cầm lại nặng tay. Đồng thời chúng ta cũng không nên gọt vỏ để giữ trọn chất dinh dưỡng bên trong loại quả này. 

  • Cắt đôi quả táo đem ngâm với nước muối rồi rửa lại với nước để ráo
  • Đổ đường vào táo ngâm trong vòng 1 tuần để táo có vị ngọt
  • Sau đó chắt lấy táo và bỏ nước ( có thể tận dụng nước để pha nước uống)
  • Tiếp tục đổ rượu vào ngâm cho đến khi đủ 1 tháng thì mang ra sử dụng 

Táo mèo ngâm đường 

Nguyên liệu:

  • Sơn trà
  • Đường vàng 
  • Hũ đựng

Cách thực hiện: 

  • Đem táo đi rửa sạch rối xếp đều vào bình
  • 1 lớp táo sẽ phủ 1 lớp đường, thực hiện cho đến khi hết bình đầy
  • Đậy chặt nắp, lắc đều để đường ngấm hết vào táo
  • Thời gian ngâm thường lâu hơn rượu, sau 6 tháng thì có thể sử dụng 

Táo mèo ngâm mật ong 

Táo mèo ngâm mật ong có mùi vị thơm ngon
Táo mèo ngâm mật ong có mùi vị thơm ngon

Thay vì dùng đường thì bạn có thể sử dụng mật ong sẽ cho hương vị thơm ngon và đảm bảo an toàn hơn. Tuy nhiên vì chi phí bỏ ra cao hơn nên ít được mọi người áp dụng. Về cách làm thì cũng tương tự như dùng đường. Để mật ong ngấm đều vào táo thì nên chẻ đôi quả, ngâm khoảng 5 ngày là táo đã tự tiết ra siro và người dùng sử dụng được sau 4 tháng ủ ngâm. 

Hữu ích dành cho bạn  9 Nguyên nhân rụng tóc và cách điều trị

Táo dầm xổi

Một món ăn vặt nức tiếng được người dân bản địa không thể bỏ lỡ chính là táo dầm xổi. Sự kết hợp hài hoà giữa 3 vị chua, cay, ngọt gây kích thích vị giác rất lớn. Để làm thành công món này thì nên chọn loại quả vừa chín tới, còn chua giòn, căng mọng. 

Tiếp theo đêm đi gọt hết vỏ, bỏ vào giấm để ngâm. Sau khi làm sạch cắt táo thành miếng nhỏ và đảo đều với đường, tiếp theo là cho ớt, vị tinh, bột canh đến khi hợp với khẩu vị. 

Ô mai táo mèo                        

  • Mang táo đi rửa sạch, rồi chuẩn bị 1 chậu nước muối
  • Cắt mỏng táo sau đó cho vào nước muối dã chuẩn bị để táo không bị đen
  • Ngâm trong nước muối tầm 3 tiếng
  • Chuẩn bị 1 tô nước nguội có chứa đường, tiếp tục vớt táo vào ngâm trong nước này
  • Sau 3 giờ thì tiếp thực hiện lại thao tác cũ là ngâm trong nước muối mới như ban đầu
  • Thực hiện liên tục mỗi loại nước là 3 lần để táo thấm vị
  • Bước tiếp theo là đi phơi nắng, lấy táo khô bỏ vào trộn đều với gừng giã nhuyễn
  • Sau đó tiếp tục ướp với đường và muối, khi ướp đều rồi mang phơi nắng lần nữa
  • Canh đủ 4 tiếng đồng hồ là ta có thể sử dụng. Dù cách này khá rắc rối và nhiều bước nhưng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng

Công thức làm giấm táo

giấm táo
Hình ảnh giấm táo

Giấm táo là gia vị quen thuộc trong căn bếp của nhiều nhà, chúng ta có thể sử dụng nhiều loại táo để làm giấm, trong đó có cả táo mèo. Để chế biến ta cần chuẩn bị đày đủ dụng cụ và nguyên liệu gồm:

  • Táo mèo tươi
  • Chuối tây 
  • Bình thủy tinh 
  • Nước sôi
  • Muối

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch, ngâm táo cùng nước muối
  • Cắt táo thành lát mỏng, nếu không có thời gian cũng có thể chẻ làm đôi
  • Cho hết táo đã cắt vào chậu nước ấm có pha muối
  • Chuẩn bị 1 bình chứa nước ấm, sau đó vớt táo bỏ vào bình, đồng thời cho thêm quả chuối và một ít đường vào
  • Đậy kín nắp ủ kín trong vòng 1 tháng

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết được táo mèo là gì cũng như có được những cách chế biến táo mèo đúng cách. Nếu bạn đang băn khoăn và không biết mua táo mèo ở đâu thì hãy ghé ngay Cửa hàng Sức khoẻ Hương Việt Nam( địa chỉ chi tiết bên dưới ). Không quên học thêm những bí quyết làm món ăn khác từ sơn trà và giới thiệu cho mọi người biết nhé. 

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng 550000
  • Google Maps: https://goo.gl/maps/QbifLKqMmqowffYp7
  • Hotline: 0789287892
  • Website: https://huong.vn
  • Email: Contact@huong.vn

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top