Tam thất nghe có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng đây là loài cây xuất hiện xuyên suốt trong việc hình thành nên các bài thuốc Đông y. Tại Việt Nam, tam thất được xếp vào nhóm dược liệu quý hiếm chỉ sau sâm Ngọc Linh, và điều này đã giúp mọi người quan tâm đến tam thất nhiều hơn. Vậy tam thất là cây gì? Tác dụng như thế nào? Câu trả lời sẽ được Huong.vn giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Cây Tam Thất Là Cây Gì? 

tam thất là cây gì
Củ tam thất

Tam thất (kim bất hoán) là vị thuốc được mệnh danh trị bách bệnh do y học công nhận. Loài cây này có 2 loại, mỗi loại lại có một đặc điểm nhận diện khác nhau và có sự chênh lệch về giá trị  dinh dưỡng. Do đó bạn cần phân biệt được các loại với nhau và biết được cây tam thất là cây gì?

Tam thất Bắc

Tam thất Bắc là loại cây thân thảo sống lâu năm ở những vùng núi cao trên 1500m. Có chiều cao từ 40cm, toàn thân có màu nâu, lá dạng chân vịt xuất hiện răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành và có màu xanh nhạt. Quả tam thất thuộc dạng quả mọng màu đỏ khi chín. Củ là bộ phận quan trọng nhất và dạng củ hình trụ có màu xám và mùi thơm đặc trưng. 

Môi trường sống yêu thích là những khu vực ẩm mát, thậm chí là ở những nơi dưới 0 độ C. Tại Việt Nam bạn có thể bắt gặp loài cây này ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,…Phổ biến hơn là tập trung ở Vân Nam, Tứ Xuyên,…Trung Quốc. 

Để thu hoạch được kim bất hoán, bạn phải đợi cây đủ 5 năm tuổi. Sau đó tiến hành đào lấy củ, đem rửa sạch, phơi khô và sắc lấy nước uống. 

Tam thất Nam

Bên cạnh tam thất Bắc, tam thất Nam cũng được con người sử dụng và hay gọi bằng nhiều tên như Khương tam thất, tam thất gừng. Cây thuộc dạng thân thảo, lá mọc từ thân rễ và áp sát nhau tạo thành một thân giả. Củ có kích thước nhỏ dạng hình quả trứng chim, hoa thì lại màu trắng. Khác với loại ở trên, tam thất Nam mọc hoang dại tại ven đường, bờ suối, nhiều nhất là ở Tây Nguyên. Củ thì cần thu hoạch khi cây đã đạt được 1 năm tuổi, vì để càng lâu rễ củ sẽ bị thối. 

Sự chênh lệch về giá cả và chất lượng buộc chúng ta phải biết phân biệt giữa hai loại tam thất trên. Dễ thấy nhất là hãy quan sát đặc điểm của củ. Củ tam thất Nam dạng trứng chim, vỏ màu trắng xám, khá nhẵn. Ngược lại vỏ thất bắc lại là màu vàng nâu, sần sùi, nhiều sẹo 

Hữu ích dành cho bạn  Ăn nhiều táo đỏ có tốt không? Công dụng, cách dùng táo đỏ

Thành phần của tam thất

củ tam thất chính hãng
Hình ảnh củ tam thất Bắc

Dù tam thất Bắc có giá trị cao hơn nhưng nhìn chung thì chúng đều chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể là saponin gồm ginsenoside Rg1, ginsenoside Rb1, ginsenoside Re, notoginsenoside R1. Ngoài ra còn chứa tinh dầu, flavonoid, phytosterol, polysaccharid và muối. 

Giai đoạn phát hiện thành phần của kim bất hoán: 

  • 1937-194: y học cổ truyền Trung Quốc tìm thấy 2 chất Saponin Arasaponin A và Arasaponin B
  • Năm 1950 một nghiên cứu đã phát hiện thêm 3 loại Saponin sau đó
  • Những hoạt chất sau này được kiểm chứng từ nền y học hiện đại và được ghi lại trong những cuốn sách Đông y Việt Nam

Vì có 2 loại cũng khá nổi tiếng nên nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi “cây tam thất là gì?, Nên dùng loại nào mới tốt”. Dựa trên tình hình thực tế có thể thấy số lượng thất Bắc ít hơn rất nhiều. Vì độ khan  hiếm na đã vô tình giúp cho tam thất Bắc được đánh giá cao hơn. Chưa kể để thất Bắc đạt giá trị cao nhất thì phải đợi đến 5 năm, trong khi những loại thất bắc khác chỉ cần 1 năm. 

Cách chọn tam thất đúng đắn

củ tam thất
Củ tam thất đạt chất lượng

Thị trường tam thất đa dạng nhiều loại đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Do đó, người tiêu dùng cần nắm rõ tam thất là gì, từ đó chọn ra loại tốt nhất dựa trên những đặc điểm sau đây:

Kinh nghiệm chọn củ tam thất

  • Mua những củ tam thất có màu xám hoặc đen, dạng hình ốc đá, bóng sáng và có nhiều mấu 
  • Chọn củ khó bẻ vì lúc này thịt củ rất chắc, khi đập vỡ thì vỏ và lõi sẽ tách rời nhau. Những củ chất lượng sẽ có màu xám xanh hoặc vàng ở phần thịt
  • Mùi vị đặc trưng của kim bất hoán là đắng, quả nào ăn càng đắng và ngọt dần về sau thì càng chất lượng
  • Trung bình những củ đạt những yêu cầu trên sẽ có trọng lượng 6 – 8 củ/lạng

Cách chọn nụ tam thất

Bên cạnh củ thì nụ hoa tam thất cũng được con người sử dụng. Bộ phận này được bày bán khắp nơi tại Sapa với những cách chọn sau đây: 

  • Chọn nụ nhỏ, chưa nỡ ra hết
  • Không bị đen, thường có màu xanh lục
  • Đặc trưng của nụ là đắng, ngọt hậu sau khi uống xong
  • Nụ hoa được bày bán tại những địa chỉ uy tín

Tác Dụng Của Cây Tam Thất

Bột tam thất xay nhuyễn
Bột tam thất

Trong y học cổ truyền, tam thất là thảo dược vị đắng, tính ôn, ngọt giúp bổ huyết, mát gan. Dân gian vẫn thường dùng cho việc giảm đau, tiêu máu bầm. Mãi cho đến về sau, nhờ có sự can thiệp của y học hiện đại, con người mới phát hiện thêm nhiều công dụng của cây tam thất

Hữu ích dành cho bạn  Bị đầy bụng nên ăn gì? 10 Thực phẩm chữa khó tiêu hiệu quả

Tiêu sưng, cầm máu

Tác dụng đầu tiên mà ai cũng cần phải biết là khả năng cầm máu, chữa lành vết thương nhanh chóng của kim bất hoán. Chủ yếu đây là những vết thương do va đập, té ngã, máu tụ do phẫu thuật. Để ngăn máu ngừng chảy nên lấy bột tam thất pha với nước để uống. Bên cạnh đó bạn có thể chế biến các món ăn như canh, cháo, súp với nguyên liệu là tam thất đã xay nhuyễn. 

Hỗ trợ trị mụn, làm đẹp da

Phụ nữ xưa đã biết dùng củ tam thất để làm đẹp và điều trị các bệnh ngoài da. Vì loại thảo dược này có khả năng chống lão hoá, thải độc loại bỏ các tế bào chết. Theo đó làn da sẽ dần trở nên láng bóng, trắng mịn, hạn chế mụn xuất hiện. Do đó nếu muốn bổ sung vitamin và khoáng chất cho da thì nên lấy bột tam thất để đắp mặt hoặc uống. 

Điều trị triệu chứng ung thư và u xơ

Dù không mấy có hiệu quả trong việc loại trừ tế bào ung thư trực tiếp nhưng cây kim bất hoán lại đóng tốt vai trò hỗ trợ. Mỗi một hoạt chất trong cây được phân chia đảm nhận nhiều chức năng khác nhau giúp bệnh tình được cải thiện. Trong đó, Saponin và Flavonoid ức chế khối u, chống vi khuẩn xâm nhập và tăng đề kháng. Notoginsenosid giảm sinh khối u, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư. 

Không chỉ trong quá trình điều trị bệnh, bạn cũng có thể dùng bột tam thất ngay sau khi bệnh được chữa khỏi bằng phương pháp hoá trị. Điều này sẽ giúp người bệnh không còn cảm giác mệt mỏi, suy dinh dưỡng, sụt cân, biếng ăn, rụng tóc,…

Chữa bệnh tiểu đường

Pha nước tam thất
Nước tam thất trị bệnh

Cây tam thất là gì? Có trị được bệnh tiểu đường không? Thắc mắc này đã được tìm thấy ở rất nhiều người và khoa học đã chứng minh được điều đó. Chứa nhiều thành phần có lợi, tam thất giúp ổn định đường huyết, ngăn cản không cho tình trạng đái tháo đường phát triển nặng. Tác dụng này diễn ra nhờ sự can thiệp và hỗ trợ từ Saponin Rg1. 

Trị rối loạn kinh nguyệt 

Một công dụng tiếp theo của cây tam thất đối với phụ nữ là chức năng giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Đây là giai đoạn nhạy cảm mà bất kì bạn nữ nào cũng không được chủ quan. Một số triệu chứng cho thấy bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt: trễ kinh, rong kinh, đau bụng, nôn mửa. 

Hãy bỏ ngay thói quen lạm dụng thuốc tây để giảm đau và thay vào đó bằng bài thuốc đến từ tam thất. Loại dược liệu này sẽ điều chỉnh lại sức khỏe ở cơ quan sinh dục, ổn định buồng trứng và giúp kinh nguyệt ra đều. 

Hữu ích dành cho bạn  Cách pha nước chanh giải rượu hiệu quả nhất tại nhà

Bảo vệ tim mạch, chống đột quỵ

Tác dụng cuối cùng phải kể của cây thảo dược tam thất là khả năng loại bỏ các bệnh tim mạch. Các dưỡng chất tham gia vào quá trình chống oxy hoá, triệt tiêu các gốc tự do ngăn chặn nguy cơ đột quỵ. Song song đó là tăng cường lưu thông máu lên não bộ trị mất ngủ, rối loạn tiền đình. 

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các tác dụng tăng ham muốn tình dục và chống bệnh trầm cảm của kim bất hoán. 

Cách Dùng Tam Thất Đúng Cách

tam thất nam
Củ tam thất tươi

Hiểu rõ cách dùng và chế biến tam thất là việc làm đúng đắn giúp phát huy tối đa bản chất của dược liệu. Bên dưới là một số sản phẩm từ kim bất hoán đã và đang được bày bán trên thị trường. 

  • Bột 
  • Thuốc sắc
  • Đắp lá
  • Hãm trà
  • Chế biến thành cao

Đối với trường hợp dùng tam thất ở bên ngoài thì bạn không cần để tâm đến liều lượng dược liệu. Chỉ cần chọn lá tam thất thật tươi và giã nhuyễn để đắp lên da. Nhưng khi đem đi uống thì liều lượng kim bất hoán không được vượt qua khỏi 6g/ngày. Thời điểm uống lý tưởng là vào buổi sáng, lúc này cơ thể sẽ hấp thu tối đa dưỡng chất. Nếu bị bệnh dạ dày thì nên sử dụng sau khi ăn xong. 

Một số bài thuốc dùng kim bất hoán:

  • Thuốc chữa băng huyết: Tán nhỏ dược liệu và hoà với nước cơm để uống
  • Thuốc chống thiếu máu: Hầm tam thất với gà 
  • Thuốc trị bệnh chảy máu nội tạng: Uống nước bột tam thất mỗi ngày
  • Thuốc chống suy nhược cơ thể: Sắc thuốc tam thất, sâm bố chính, kê huyết đằng, ích mẫu, hương phụ
  • Thuốc trị bệnh viêm gan: Đun nước nhân trần, hoằng bá, huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, kim bất hoán, mạch môn, thạch hộc
  • Thuốc trị tiểu ra máu: Lá tre, kim bất hoán, kim ngân, cỏ mực, cam thảo đất, mộc hương, sinh địa

Một Số Điều Cần Chú Ý

Sau khi biết được cây tam thất là gì thì bạn cần nắm thêm một số điều cần chú ý sau đây. Chắc chắn đây sẽ là một việc làm đúng đắn hạn chế tối đa nguy cơ gặp tác dụng phụ của thảo dược.  

  • Khi thấy cơ thể bị cảm nóng thì nên uống các loại nước ép trái cây để giải nhiệt chứ không nên dùng tam thất. Theo nghiên cứu thì loại cây này không có tác dụng hạ nhiệt nào, ngược lại sẽ tăng thêm cơ nóng trong người bệnh nhân
  • Tránh dùng kim bất hoán lúc chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường, không có bất kỳ biến chứng nào. Tác hại của việc dùng phải là chảy máu mất kiểm soát
  • Tam thất dễ gây sảy thai và tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ đang mang thai
  • Ngừng sử dụng khi xuất hiện tình trạng dị ứng
  • Không được lạm dụng quá nhiều

Kết thúc những tài liệu, thông tin liên quan đến cây tam thất là cây gì, Huong.vn hy vọng bạn sẽ làm theo và sử dụng an toàn các bài thuốc từ tam thất. Đừng quên cân bằng các nhóm dinh dưỡng với nhau, điều này sẽ rất có ích cho quá trình phát triển và chăm sóc sức khỏe của cơ thể. 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top