Rau má là một loại rau dại mọc hoang khá nhiều tại các vùng nông thôn. Đây không chỉ là loại rau dinh dưỡng được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà còn được đánh giá là nguyên liệu có chứa dược tính trị bệnh. Vậy rau má có tác dụng gì? Uống rau má có tốt không? Cùng Huong.vn tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây nhé! 

Rau má là gì? 

Rau má là một loại rau dại khá phổ biến, xuất hiện nhiều nơi ở nước ta, tuy nhiên nguồn gốc chính của nó được phát hiện tại Úc. Nó có thân thảo nhỏ, mọc bò ở những khu vực có bóng râm, ẩm mát. Tất cả các bộ phận từ rễ tới lá đều có thể sử dụng được với hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. 

Rau má
Rau má là một loại rau dại khá phổ biến

Hiện nay rau má được xếp vào nhóm các loại rau tốt cho sức khoẻ nên được nhiều người ưa thích. Ngoài cách dùng trực tiếp cây rau má nguyên chất thì có nhiều sản phẩm được chiết xuất từ rau má đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cho con người sử dụng như :

  • Dạng tươi
  • Nước sắc
  • Viên nang mềm 
  • Trà

Uống rau má có tốt không?

Tuy là một loại rau lành tính nhưng những chuyên gia đã nghiên cứu rằng rau má mang tính chất của một vị thuốc nên việc sử dụng quá nhiều lần sẽ không giúp ích gì cho cơ thể mà còn dẫn tới nhiều tác hại tiêu cực. Đặc biệt là đối với các đối tượng bị bệnh gan, ung thư, đang gặp các vấn đề về da như viêm da cơ địa

Nước rau má
Nước rau má giúp thanh nhiệt

Chỉ nên uống rau má mỗi ngày 1 cốc để phát huy tối đa hết tác dụng của rau má mang lại. Liều dùng cũng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng thể trạng, thể chất, tình hình sức khoẻ của mỗi người. Nếu cơ thể không được khoẻ mạnh, ốm đau thường xuyên thì nên chủ động tìm đến bác sĩ để nhận được lời tư vấn và biện pháp điều trị phù hợp. 

Rau má có tác dụng gì? 

Được biết đến rộng rãi với vai trò là một vị thuốc chữa bệnh, nhiều chị em hiện nay vẫn đang thắc mắc không biết uống rau má có tác dụng gì. Không xuất hiện trong tây y nhưng trong giới đông y, rau má rất nổi tiếng. 

Hữu ích dành cho bạn  Da nhạy cảm là gì? Hướng dẫn chăm sóc da nhạy cảm
Rau má có tác dụng gì
Các tác dụng của rau má

Tốt cho sức khỏe

Sau khi có thắc mắc rau má có tác dụng gì thì các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra các lợi ích sau đây.

  • Chữa bệnh nhiễm trùng, cảm cúm, phong hàn
  • Cải thiện trí nhớ, tính trạng suy nhược cơ thể kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm
  • Chữa bệnh trào ngược dạ dày, khó tiêu, hen suyễn, tiêu chảy
  • Phục hồi các tổn thương ngoài da 
  • Dùng cho phụ nữ không muốn mang thai

Trị mụn

Rau má có tính mát, giúp giải nhiệt nên có tác dụng hiệu quả đối với trường hợp bị nóng gan, hay nổi mụn. Những hoạt chất trong rau má ngăn chặn và triệt tiêu các độc tố bên trong người nhờ vậy mụn cũng được thuyên giảm đi không ít. 

Mặt nạ rau má
Mặt nạ rau má trị mụn

Rau má trị mụn được sử dụng rất nhiều cách, có thể dùng rau má để sắc uống, giã nhỏ đắp mặt, ăn sống hoặc ép lấy nước cốt uống hàng ngày. Tuy nhiên khi dùng rau má đắp lên mặt cần chú ý đến các vấn đề vệ sinh dụng cụ, làm sạch rau má để tránh bị nhiễm trùng và để lại thâm sẹo trầm trọng hơn. 

Mờ thâm sẹo

Mụn, trầy xước để lại nhiều thâm sẹo, nó có thể thuyên giảm nhưng cũng có thể để lại di chứng suốt đời nếu như không được điều trị kịp thời. Nếu thâm sẹo nhẹ, mới bắt đầu hình thành thì bạn có thể suy nghĩ đến việc dùng rau má để trị thâm. 

Trong rau má có chứa các chất chống oxy hóa và polyphenol có khả năng liền sẹo thông qua việc tái tạo collagen. Do đó chị em có thể hoàn toàn sử dụng rau má để đắp lên mặt, đặc biệt là những vùng có sẹo lớn. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm chiết xuất từ rau má đáng để mọi người sử dụng. 

Dưỡng ẩm vùng da bị khô 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến da chúng ta bị khô, có thể do đặc tính của da hoặc chịu sự tác động từ môi trường bên ngoài bởi khói bụi, vi khuẩn. Da khô kèm theo tình trạng sạm màu khiến da trở nên kém sức sống và mất thẩm mỹ. 

Nhiều chị em đã áp dụng và nhận thấy rằng, hợp chất trong rau má có thể dưỡng ẩm cho da một cách vượt trội. Đồng thời ngăn chặn quá trình lão hoá da, thâm nám, nếp nhăn. 

Hữu ích dành cho bạn  Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc hiệu quả tại nhà

Không cần tốn quá nhiều chi phí, chỉ cần ép lấy nước cốt để uống hoặc giã nhỏ lá và đắp lên mặt hằng ngày là bạn đã sở hữu được làn da trắng sáng không tì vết. 

Giảm thâm quầng mắt

Quầng thâm mắt
Rau má có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin C giúp trị thâm mắt

Cuộc sống, công việc ngày nay khiến cơ thể mệt mỏi, thường xuyên thức khuya để làm việc Nhắc đến biện pháp giảm thâm quầng ở mắt, bạn sẽ nghĩ ngay đến rau diếp cá. Bên cạnh đó, rau má cũng là một trong những phương pháp có hiệu quả không kém so với rau diếp cá.

Rau má có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin C, vitamin E có công dụng giúp cho máu tại lớp biểu bì nhanh chóng tuần hoàn, đánh tan máu bầm tích tụ lâu ngày, trả lại làn da hồng hào, mịn màng, không vết thâm đen cho chị em.

Bạn có thể giã nhuyễn rau má và lấy nước cốt thoa đều lên vùng da thâm quầng ngay mắt hoặc uống nước rau má.

Làm thuốc chữa bệnh

  • Thuốc chữa đau bụng : Rửa sạch rau má cả lá lẫn gốc có thể ăn sống với muối hoặc luộc để dùng mỗi ngày
  • Trị chứng đau bụng kinh: Sử dụng rau má đem phơi khô, giã nhuyễn thành bột mịn và uống 1 lần vào buổi sáng
  • Giải quyết bệnh vàng da: Đem rau má đem đun sôi với nước và một ít đường phèn để dành uống mỗi ngày
  • Đi tiểu buốt, tiểu ra máu: kết hợp rau má và ích mẫu thảo xay nhỏ và vắt lấy nước uống
  • Vị thuốc chống táo bón: Giã rau má còn tươi và đắp vào rốn
  • Áp xe vú khi mới bắt đầu có triệu chứng: Dùng rau má và vỏ cau đun sôi để lấy nước cốt
  • Lở loét vùng lưng: Vắt lấy nước cốt rau má trộn đều với bột nếp rồi thoa lên vùng lưng bị tổn thương
  • Xoa dịu mụn nhọt: Đem rau má tươi đem giã nát và đắp lên vùng da đang có mụn nhọt
  • Phục hồi chấn thương phần mềm: Vắt lấy nước cốt rau má tươi trộn đều với rượu để uống
  • Cải thiện tình trạng viêm họng: Uống chung với nước ấm
  • Phục hồi chứng xuất huyết: Dùng nước cốt uống hàng ngày
  • Giải ngộ độc thực phẩm: Pha nước với một ít đường phèn để uống
  • Bài thuốc trị say nắng, buồn nôn: Uống chung với muối
  • Trị chứng biếng ăn: Rửa sạch rau má và để ráo nước, giã nhuyễn bỏ vào cháo cho trẻ
  • Giải nhiệt, lợi tiểu: Nấu nước uống hàng ngày hoặc ép lấy nước rau má sống
  • Trị sẹo: Ngâm với nước muối để loại bỏ hết vi khuẩn trong rau má. Giã nhuyễn dùng rau má để đắp đều lên mặt như đắp mặt nạ
Hữu ích dành cho bạn  Cách chăm sóc môi sau khi phun xăm hiệu quả

Tác dụng phụ khi dùng rau má quá nhiều

Rối loạn tiêu hoá
Nước rau má là một thức uống giải nhiệt nên khi dùng quá nhiều để xảy ra tình trạng lạnh bụng

Như đã nói ở trên, không thể lạm dụng quá nhiều vào rau má dù tác dụng của rau má là rất tốt. Một số tác dụng phụ dưới đây chứng minh không được dùng rau má thường xuyên. 

  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Nước rau má là một thức uống giải nhiệt nên khi dùng quá nhiều để xảy ra tình trạng lạnh bụng, gây tiêu chảy. 
  • Có hại đối với phụ nữ mang thai và ảnh hưởng khả năng thụ thai: Nếu đang trong thời kỳ mang thai hoặc muốn có thai thì tuyệt đối không nên dùng rau má, vì những hoạt chất trong rau má có thể ảnh hưởng đến thể trạng của cơ thể
  • Ảnh hưởng xấu đến gan: Tình trạng bệnh sẽ thêm nghiêm trọng nếu trong quá trình điều trị bệnh gan
  • Hạn chế trong phẫu thuật: Rau má khi gặp các loại thuốc trong và sau lúc phẫu thuật có thể khiến bạn rơi tình trạng buồn ngủ. Do đó không được sử dụng trước khi phẫu thuật, ít nhất là 2 tuần

Ngoài ra đối với một số cơ địa đặc biệt, có thể làm da bị dị ứng và gây nên những bệnh viêm da không đáng có như mề đay, nổi ban đỏ.

Theo nhiều nghiên cứu, rau má có thể tương tác với một số sản phẩm mà bạn đang dùng hàng ngày, do đó cần chú ý hơn trong quá trình sử dụng. Chủ động tham khảo ý kiến từ bác sĩ là điều cần thiết đảm bảo tính an toàn cho cơ thể. 

Rau má có đặc tinh gây buồn ngủ khi dùng nhiều việc dùng rau má cùng với thuốc an thần có thể khiến cơn buồn ngủ sâu hơn. Một số thuốc an thần bạn cần chú ý bao gồm phenobarbital, clonazepam, lorazepam, và zolpidem

Bên cạnh đó, không quên chú ý cẩn thận khi cơ thể đang trong giai đoạn điều trị các vấn đề về bệnh gan. Những loại thuốc kê đơn dùng trong việc điều trị sẽ tương tác với rau má, khiến gan chịu nhiều cơn đau khó chịu và tình trạng của bệnh thêm trầm trọng.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu được rau má có tác dụng gì. Đồng thời biết thêm thông tin hữu ích về loài cây thân thảo lành tính tốt cho sức khoẻ này. Hãy bổ sung rau má vào các chế độ ăn uống lành mạnh hằng ngày và không quên áp dụng nó trong suốt quá trình làm đẹp da. 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top