Mề đay là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nổi mề đay có nguy hiểm không? Bài viết sau đây, Huong.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị kịp thời nhé!!!

Một số điều cần biết về bệnh mề đay

Mề đay là gì?

nổi mề đay ở cổ
Hình ảnh người bệnh bị mề đay

Mề đay là tình trạng phát ban trên da gây sần và ngứa ngáy khó chịu. Các nốt sần có kích thước và hình dạng khác nhau: tròn, bầu dục và hình khuyên; kích thước từ vài chấm nhỏ đến những mảng lớn hơn 10cm.

Mề đay là một trong những bệnh da liễu phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 10% đến 20% dân số thế giới. Hầu hết các trường hợp mày đay tự khỏi trong vòng 6 tuần; chỉ 5% trường hợp tiếp tục hoặc tái phát.

Bệnh nhân mề đay nếu không được điều trị sẽ đối mặt với nguy cơ bị phù mao mạch dị ứng: sưng mặt, mí mắt, môi, lưỡi, họng. Nguy hiểm nhất là sưng phù cổ họng, gây tắc nghẽn đường thở và dẫn đến tử vong trong vòng 4 phút nếu không được cấp cứu ngay để mở đường thở.

Mề đay được phân thành hai loại:

  • Mề cấp tính: kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần.
  • Mề đay mạn tính: tái phát thường xuyên và kéo dài hơn 6 tuần hoặc có thể là nhiều năm.

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Nổi mề đay có nguy hiểm không? Tình trạng mề đay thường do nguyên nhân nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bảng dữ liệu dưới đây:

Nguyên nhân Ví dụ
Các chất gây dị ứng Có trong không khí như bào tử nấm, vảy da động vật, phấn hoa, bụi…
Nhiễm trùng do vi khuẩn Nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm họng liên cầu khuẩn
Độc tố Vết đốt của côn trùng
Các thực phẩm gây dị ứng Đậu phộng, cá, trứng, sữa…
Thuốc Thuốc hạ huyết áp, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chống viêm không steroid…
Nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột Do nhiệt độ xung quanh quá nóng hoặc quá lạnh
Chất liệu áo quần, đồ dùng cá nhân Có các thành phần cao su, chất tẩy rửa và kem dưỡng da
Mất cân bằng nội tiết tố Xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, mang thai hoặc bệnh tuyến giáp.
Bệnh Do hệ miễn dịch gây ra
Di truyền Bạn dễ bị phát ban hơn nếu ai đó trong gia đình bạn gặp phải vấn đề này.
Hữu ích dành cho bạn  Chè sâm bổ lượng là gì? Cách nấu sâm bổ lượng

Triệu chứng nổi mề đay

Dấu hiệu mề đay
Triệu chứng bệnh mề đay

Bệnh mề đay mẩn ngứa có các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, nói chung, các triệu chứng sau đây có liên quan đến bệnh:

Triệu chứng Biểu hiện
Ngứa da Có cảm giác ngứa dữ dội trên da, xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Phát ban Xuất hiện các mẩn đỏ hoặc sưng trên da và có nhiều hình dạng khác nhau.
Nổi mề đay có hình dạng rõ rệt Thường có dạng lớp vảy trên da, có đường viền rõ ràng và màu sắc không đồng nhất
Phù nề, sưng tấy Da xung quanh vị trí phát ban giãn ra và sưng lên, khiến da căng và gây cảm giác khó chịu.
Có tính tạm thời và di động Vùng da bị nổi mề đay trong thời gian ngắn trước khi triệu chứng chuyển sang vùng khác.
Có cảm giác nóng rát Cảm thấy nóng rát, khó chịu tại các vùng ảnh hưởng

Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Bệnh mề đay có nguy hiểm không? Khi nào người bệnh phải gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời: 

  • Các triệu chứng bệnh xuất hiện kéo dài và tái phát thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Có dấu hiệu sốt cao, khó thở, huyết áp thấp.
  • Có hiện tượng phù mạch, sưng môi, mí mắt và sưng phù ở bộ phận sinh dục.
  • Đã uống thuốc hoặc áp dụng các mẹo điều trị mề đay tại nhà nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Nổi mề đay có nguy hiểm không?

nổi mề đay có nguy hiểm không
Nổi mề đay liệu có nguy hiểm

Mề đay gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho người mắc phải. Bệnh được phân loại nguy hiểm hay không nguy hiểm dựa vào thể trạng của từng bệnh nhân là cấp tính hay mãn tính.

Mề đay tạo nên những nốt mẩn ngứa khiến người bệnh phải gãi quá nhiều dẫn đến trầy xước có thể để lại sẹo hoặc nhiễm trùng.

Hữu ích dành cho bạn  Top 13 mặt nạ mật ong giúp trắng da tại nhà

Mề đay có thể gây tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng hơn do các vấn đề bệnh chàm mãn tính như sưng mạch khí quản, nghẹt thở và khó thở do sưng mạch cổ họng.

Mề đay xuất hiện trong đường tiêu hóa có thể dẫn đến đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Mề đay lên não có thể dẫn đến phù não nguy hiểm đến tính mạng.

Nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?

nổi mề đay ở phụ nữ
Nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh

Mề đay sau sinh là bệnh lý da liễu thường gặp. Cơ thể người phụ nữ trải qua những thay đổi lớn về nội tiết tố sau khi sinh con. Hơn nữa, hệ thống miễn dịch và sức khỏe suy giảm khiến phụ nữ sau sinh dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như nổi mề đay.

Mề đay là một phản ứng viêm da do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với chất trung gian gây dị ứng là histamin. Căn bệnh này được phân biệt bằng các nốt ban đỏ gây ngứa, rát và khó chịu.

Mề đay sau sinh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người mẹ. Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hạ huyết áp và các vấn đề phản vệ.

Trẻ bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

nổi mề đay ở trẻ
Trẻ sơ sinh bị nổi mề đay

Nếu trẻ không may mắc phải căn bệnh mề đay, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Vì mề đay có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị trong thời gian dài, dẫn đến hàng loạt vấn đề nghiêm trọng như: nhiễm trùng da, sốc phản vệ, khó thở, sốt phát ban

Mề đay không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy, mất ngủ, quấy khóc, biếng ăn mà còn có thể gây nguy hại đến sức khỏe toàn diện của trẻ nếu không được điều trị. Nó có thể làm giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng của trẻ, do đó cha mẹ phải điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt.

Bệnh mề đay có tự khỏi được không?

Các triệu chứng mề đay thường phát triển ở giai đoạn cấp tính và tự khỏi sau vài giờ. Do đó, nhiều bệnh nhân cho rằng mề đay sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, có tới 90% người bị mề đay tái phát thường xuyên và tiến triển thành mãn tính.

Vì vậy, mề đay thường không tự khỏi nếu không được điều trị kịp thời. Thời gian khỏi bệnh của mỗi người khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, hệ miễn dịch, mức độ phát triển bệnh lý.

Hữu ích dành cho bạn  Tất tần tật về tinh dầu hoa anh thảo Blackmores

Trường hợp nhẹ:

Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng histamin theo đề xuất của bác sĩ. Bên cạnh thuốc, bệnh nhân có thể kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Điều đó sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tập thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Mề đay có thể thuyên giảm tại thời điểm đó và sẽ tự khỏi trong vòng 3-7 ngày.

Trường hợp nặng:

Mề đay ở cánh tay
Trường hợp bị mề đay nặng

Khi nổi mề đay cấp tính kèm theo các triệu chứng đáng kể khác như tụt huyết áp, khó thở, buồn nôn và nôn, sốt cao, vã mồ hôi… người bệnh cần đi khám ngay. Bởi nếu căn bệnh này không được khắc phục kịp thời có thể để lại những hậu quả khó lường gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu mề đay và các triệu chứng bùng phát ở một số vị trí nhạy cảm, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao.

Theo nghiên cứu, mề đay xuất hiện trên 30 ngày trong cơ thể con người sẽ tiến triển thành mãn tính. Việc điều trị mề đay mãn tính sẽ rất khó khăn và sẽ mất nhiều thời gian .

Cách phòng ngừa bệnh mề đay

Mề đay có thể được gây ra bởi một số yếu tố. Do đó, tùy từng trường hợp mà người bệnh sẽ có những biện pháp phòng tránh mề đay tái phát như sau:

  • Bệnh nhân mề đay do dị ứng nguyên như hải sản, xà bông tắm, phấn rôm… cần tránh tiếp xúc với những đồ đó để tránh làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Khi chuyển mùa, người bị mề đay do lạnh phải giữ ấm cơ thể, giữ không gian sinh hoạt trong lành, tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa.
  • Trong trường hợp nổi mề đay do các tác nhân như chất tẩy rửa, mỹ phẩm,… thì người bệnh nên đeo găng tay mỗi khi tiếp xúc và tốt nhất là tuyệt đối không sử dụng những vật dụng đó.
  • Một số loại vải, chẳng hạn như da lộn, vải bố, len và các loại khác gây kích ứng da và gây nổi mề đay; do đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những loại vải này và ăn mặc thoải mái.
  • Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ để giảm khả năng bị ký sinh trùng tấn công (bọ chét, chấy, rận,…) gây ra các vấn đề về da.
  • Hàng ngày, hãy nạp cho cơ thể nước ép cam, bưởi, cà rốt cũng như các bữa ăn giải nhiệt.

Huong.vn hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn phần nào giải đáp được thắc mắc nổi mề đay có nguy hiểm không? Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh không nên chủ quan, để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top