Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn khá thoải mái đối với mẹ bầu, đây có thể nói là thời điểm tuyệt vời nhất của nhiều mẹ sau khi trải qua 3 tháng ốm nghén đầy mệt mỏi. Bước qua giai đoạn nhạy cảm, giờ đây mẹ bầu khổng phải quá lo lắng về vấn đề sảy thai như trước, tuy nhiên không phải vậy mà có thể lơ là không chăm sóc bản thân. Dưới đây là những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 4 để đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh.

Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 4

Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 4 ở mẹ bầu
Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 4 ở mẹ bầu

Cần kiểm tra gì khi khám thai tháng thứ 4?

Bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, mẹ bầu cũng cần tuyệt đối tuân thủ lịch khám thai mà bác sĩ đưa ra, và tháng thứ 4 cũng không ngoại lệ. Vào giai đoạn này, sẽ có một vài thứ mẹ bầu cần kiểm tra:

  • Kiểm tra cân nặng mẹ bầu
  • Kiểm tra kích thước tử cung
  • Đo kích thước em bé
  • Kiểm tra, nghe tim thai nhi
  • Kiểm tra huyết áp cho mẹ
  • Đo lượng đường trong máu
  • Đo lượng đạm trong nước tiểu
  • Kiểm tra xem mẹ bầu có gặp tình trạng phù nề và giãn tĩnh mạch hay không

Đồng thời, đây cũng là lúc mẹ bầu thông báo những biểu hiện mà mình cho là bất thường để bác sĩ giải đáp cũng như có sự tư vấn cụ thể.

Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 4 

Bước qua giai đoạn nhạy cảm, thai nhi có những bước phát triển vượt bậc. Tháng thứ 4 thai kỳ là thời điểm mẹ bầu cảm nhận được con nhiều hơn, nếu bé phát triển sớm thì đã có thể đạp bụng mẹ rồi.

Hữu ích dành cho bạn  Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và thai nhi
Thai nhi tháng thứ 4
Thai nhi tháng thứ 4

Cụ thể, thai nhi tháng thứ 4 sẽ có những sự thay đổi sau:

  • Tuần 14: lúc này, em bé đã nặng khoảng 45g và dài 10cm, các bộ phận trên cơ thể đã thành hình rõ ràng. Mẹ có thể quan sát được tay chân, bàn tay, bàn chân rõ rệt thông qua siêu âm. Ngoài việc thành hình các bộ phận, hệ thần kinh và cơ bắp của thai nhi đã phát triển khá nhiều, do đó bé siêng cử động, di chuyển hơn, mẹ bầu có thể cảm nhận được những chuyển động trên dù khá yếu ớt.
  • Tuần 15: chỉ qua 1 tuần những bé đã dài thêm 2cm và vẫn còn tiếp tục tăng kích thước rất nhanh vào những tuần tiếp theo. Nhìn chung, ngoài tăng nhanh về kích thước thì tuần thứ 15 không có gì thay đổi so với tuần trước đó. Thông thường, khi hết thúc tháng thứ 4 thai kỳ, em bé sẽ nặng khoảng 60g.
  • Tuần 16: để bảo vệ da, trên cơ thể em bé sẽ xuất hiện một lớp lông tơ khá mỏng, lớp lông này sẽ tồn tại khá lâu, thậm chí là đến khi bé ra trời. Trên mặt em bé cũng bắt đầu xuất hiện da mặt.
  • Tuần 17: lúc này, tim thai nhi đã phát triển rất nhiều, được chia thành 4 ngăn hoàn chỉnh và đập nhanh gấp 2 lần so với người trưởng thành. Đây là điều cần thiết để duy trì lượng tuần hoàn máu đáp ứng tốc độ phát triển rất nhanh của thai nhi.

Nhìn chung, vào tháng thứ 4 thì thai nhi chủ yếu phát triển hoàn thiện các bộ phận và tăng kích thước cơ thể, bụng bầu tháng thứ 4 cũng to hơn, người ngoài nhìn vào có thể nhận biết ngay là đang mang thai.

Thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 4

Cùng với sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cũng có rất nhiều sự thay đổi trong khi mang thai. Dưới đây là những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn này.

  • Hiện tượng ốm nghén đã thuyên giảm hoặc biến mất, nhưng đôi khi một vài trường hợp mẹ bầu vẫn ốm nghén trong tháng thứ 4 thai kỳ.
  • Dù hết ốm nghén, nhưng hiện tượng mệt mỏi, đau đầu vẫn diễn ra. Đôi khi, mẹ bầu vẫn gặp tình trạng chóng mặt, ngất.
  • Tình trạng tiểu nhiều lần, són tiểu đã giảm đáng kể.
  • Nhu cầu ăn uống tăng cao.
  • Các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, ợ nóng vẫn còn, mẹ bầu cần chú ý trong chế độ ăn uống tháng thứ 4.
  • Ngực tiếp tục phát triển lớn hơn, nhưng hiện tượng căng tức, đau đầu vú đã giảm. Thay vào đó, vùng mặt, tay chân của mẹ bầu sẽ có cảm giác sưng, căng tức.
  • Mẹ bầu dễ bị chảy máu chân răng, nghẹt mũi, ù tai hay chảy máu cam.
  • Ra nhiều khí hư.
  • Nhiều mẹ bầu xuất hiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân, cần khám bác sĩ để được tư vấn.
  • Tâm trạng của mẹ bầu sẽ được cải thiện đáng kể nhờ quá trình ốm nghén kết thúc, tuy nhiên đôi lúc thì tâm trạng vẫn thay đổi thất thường.
  • Hay quên
Hữu ích dành cho bạn  Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có an toàn không?

Trên đây là những thay đổi của mẹ bầu trong tháng thứ 4 thai kỳ. Nhìn chung, ngoài việc không còn bị ốm nghén hành hạ thì các dấu hiệu khác vẫn còn tồn tại, mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn vào việc chăm sóc bản thân. Đồng thời nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề quan hệ tháng thứ 4 để tránh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi. 

Dấu hiệu thai nhi thất thường cần đi khám ngay

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ phần lớn mẹ bầu đều hết nôn nghén. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy nghén nặng hơn thì chứng tỏ thai nhi đang có vấn đề và cần đến bệnh viện gấp. Bởi lẻ, nôn mửa do tình trạng ốm nghén làm mẹ bầu không thể nào ăn uống, thai nhi không có chất dinh dưỡng để hấp thụ.

Hình ảnh thai nhi trong bụng
Hình ảnh thai nhi trong bụng

Dấu hiệu tiếp theo mà chị em cũng không nên chủ quan là triệu chứng tiết dịch hoặc ra máu âm đạo. Ra máu có thể do thai lưu, còn dịch âm đạo ra nhiều lại có mùi hôi dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm khá cao. 

Ngoài ra cũng có một số hiện tượng nguy hiểm khác như bụng quá to, ngứa ngáy lòng bàn tay, bàn chân. Để yên tâm thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhé! 

Mang thai tháng thứ 4 cần lưu ý điều gì? 

Trong giai đoạn này, mẹ bầu vẫn cần tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh, cùng với đó là một vài lưu ý để cả mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Hữu ích dành cho bạn  Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?
Khám thai định kì
Khám thai định kì
  • Lúc này bụng mẹ bầu đã bắt đầu phát triển, mẹ bầu cần chọn trang phục thoáng mát, rộng rãi, tránh các trang phục bó sát.
  • Không mang giày cao gót, chú ý trong việc đi lại, nhất là khi di chuyển ở cầu thang hay địa hình không bằng phẳng.
  • Hạn chế trang điểm, đặc biệt là những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần. Thay vào đó, bạn có thể chăm sóc da bằng các loại trái cây tự nhiên như dưa leo, cà chua…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gia đình có tiền sử suy giãn tĩnh mạch.
  • Duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, tốt nhất là các bài tập nhẹ nhàng như yoga.
  • Hạn chế làm việc nặng, nghỉ ngơi thư giãn bất cứ khi nào có cơ hội. Không ngồi, nằm hay đứng 1 tư thế quá lâu, không thay đổi tư thế một cách đột ngột.
  • Chế độ dinh dưỡng phải đầy đủ các chất cần thiết, đặc biệt là vitamin C để hạn chế giãn tĩnh mạch và chất xơ để giảm thiểu táo bón, đầy bụng.
  • Thư giãn nhiều để giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh trầm cảm.

Vẫn còn nhiều lưu ý nhỏ nhặt khác mà mẹ bầu cần phải chú ý, nhưng đáp ứng những yêu cầu bên trên là đã đảm bảo phần nào một thai kỳ suôn sẻ cho cả mẹ và em bé rồi.

Trên đây là những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 4. Hy vọng sẽ có ích đối với việc chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ sắp tới. Là một người mẹ tốt, chị em hãy thay đổi thói quen sinh hoạt của mình để giúp thai nhi được sinh ra khoẻ mạnh hơn. 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top