Bầu tháng thứ 7 là thời gian gần kề với thời điểm sinh nở, bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Đây là lúc cơ thể mẹ thay đổi nhiều và có nhiều thứ mà mẹ bầu cần lưu ý. Ở giai đoạn này, tốc độ phát triển của thai nhi khá lớn, nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng và ăn uống đủ chất thì việc sinh đẻ sẽ khá nguy hiểm. Vậy mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì? Cùng Huong.vn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Sự thay đổi của thai nhi tháng thứ 7
Bầu tháng thứ 7, thai nhi đã phát triển khá lớn. Nếu phát bình thường thì bé có thể nặng khoảng 1.05kg và dài khoảng 37.6cm. Não bộ và hệ thần kinh có thể nói là hoàn chỉnh. Phần cơ bắp, da đang dần hoàn thiện nhờ vào việc tích tụ các lớp mỡ dưới da. Bé cũng đã bắt đầu xoay ngôi trong bụng mẹ, chuẩn bị cho giai đoạn sắp ra đời. Cụ thể:
Giấc ngủ |
Có giờ giấc ngủ và thức nhất định |
Mắt |
Có phản ứng với ánh sáng |
Lông |
Lông tơ biến mất |
Da |
Bắt đầu tích tụ mỡ, đỏ và nhăn nheo hơn |
Lưỡi |
Phân biệt được vị giác |
Hệ tiêu hoá |
Được hoạt động |
Xương |
Cứng cáp hơn |
Hộp sọ |
Còn mềm |
Hệ thần kinh |
Nhạy cảm với âm thanh |
Phổi |
Đã hoạt động |
Ngoài ra trong giai đoạn này bạn cũng cần quan tâm đến số lần đạp của bé. Nếu thai đạp đột ngột, liên tục hơn 20 lần thì nên đi khám bác sĩ.
Những thay đổi mẹ bầu mang thai tháng thứ 7
Vào tháng thứ 7, thai nhi cơ bản đã lớn và hoàn thiện, do đó cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi, cả về thể chất và cảm xúc. Dưới đây là những biểu hiện có thể xuất hiện mà chị em nên nắm rõ để chuẩn bị trước.
- Mẹ bầu suy nghĩ nhiều hơn về việc làm mẹ, nghĩ tới thai nhi và quá trình sinh nở liên tục, kể cả trong giấc mơ.
- Đôi khi mẹ bầu sẽ cảm thấy stress, lo lắng, mong muốn nhanh chóng vượt qua giai đoạn mang thai. Trí nhớ của mẹ bầu cũng sẽ giảm sút đôi phần.
- Về cơ thể, thai nhi lúc này sẽ chuyển động và đạp nhiều hơn, thi thoảng mẹ bầu sẽ cảm thấy đau ở bụng dưới.
- Hiện tượng co thắt tử cung thường xuyên hơn nhưng không gây đau đớn, chỉ xuất hiện đột ngột rồi dừng ngay.
- Ra nhiều khí hư, các hiện tượng về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, táo bón sẽ nhiều hơn, do đó mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm có chất xơ.
- Cơ thể mẹ bầu dễ tổn thương hơn, thường chảy máu chân răng, nghẹt mũi, ù tai và chảy máu cam. Thi thoảng mẹ bầu 7 tháng còn có thể bị chóng mặt, đau đầu, thậm chí là bị ngất.
- Chân tay, mặt bắt đầu phù nề và có hiện tượng chuột rút, cơ thể nặng nề. Bắt đầu dấu hiệu có sữa.
- Về đêm, mẹ bầu hay ngứa ngáy ở bụng, khó thở và dẫn tới hiện tượng mất ngủ.
Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?
Không riêng gì 3 tháng đầu thai kì, 3 tháng cuối kì mang thai cũng rất quan trọng. Đối với những bà mẹ trẻ thì luôn có nhiều quan tâm như mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì? Ăn uống và nghỉ ngơi ra sao? Để Huong.vn cho bạn biết nhé!
Một số điều cần chú ý
Thay đổi càng nhiều thì những vẫn đề bà bầu cần quan tâm cũng càng nhiều. Nắm được những thay đổi của cơ thể, mẹ bầu có thể chủ động hơn trong việc khắc phục, giúp quá trình mang thai thuận lợi hơn. Đầu tiên, việc thai nhi đã lớn khiến cho cơ thể nặng nề, mệt mỏi. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng nhiều tới tinh thần. Lúc này mẹ bầu cần giảm bớt công việc hàng ngày và nghỉ ngơi giải trí nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần kết hợp với những bài tập thể dục, yoga nhẹ nhàng để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.
Đối với hiện tượng phù nề, đây không phải là do béo phì thừa cân nên các mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi đều đặn, giấc ngủ dài. Kê cao chân khi ngồi lâu, nằm nghiêng bên trái, dùng nịt đỡ bụng bầu, massage chân, ngâm nước ấm trước khi đi ngủ. Chị em cũng cần chú ý trong việc ăn uống, hãy uống nhiều nước hơn và hạn chế ăn nhiều đồ mặn.
Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu đốt nhiều năng lượng cho thai nhi, do đó nhiệt độ cơ thể tăng cao, thường toát mồ hôi và cảm thấy oi bức. Các mẹ có thể khắc phục bằng cách mặc đồ thoáng mát, thấm hút tốt, cùng với đó là tắm thường xuyên để khử mùi cơ thể.
Hiện tượng rạn da, ngứa ngáy vùng bụng là tự nhiên, do đó các mẹ bầu chỉ có thể tạm khắc phục bằn các loại dầu dừa, kem dưỡng… hoặc để an toàn hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc bôi ngoài da thích hợp.
Ngăn nguy cơ sinh non
Chỉ cần một tác động nhỏ vào 3 tháng cuối thai kì cũng có thể gây co thắt tử cung dẫn tới sinh non. Để ngăn chặn việc này bạn cần đảm bảo các việc làm sau đây:
- Giữ cho môi trường sống trong lành, sạch sẽ
- Không uống thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép
- Ăn uống đủ dinh dưỡng
- Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi
- Không quan hệ tình dục
Nên đi khám bác sĩ thường xuyên
Càng gần tới thời gian sinh thì chị em cần chú ý nhiều hơn, nếu phát hiện 1 trong các trường hợp dưới đây thì cần nên gặp bác sĩ:
- Bị chảy máu
- Mệt mỏi
- Táo bón
- Bị ợ nóng
- Đau thắt lưng
- Dịch âm đạo màu nâu đỏ
Cần kiểm tra gì khi mang bầu tháng thứ 7?
Tháng thứ 7 là thời điểm mà chị em cần đảm bảo lịch khám thai đều đặn, qua đó theo dõi và kiểm tra chi tiết những thay đổi của cả mẹ và thai nhi.
Cụ thể, khi bước vào tháng thứ 7, mẹ bầu cần nắm rõ được cân nặng, huyết áp và các chỉ số như lượng đường trong máu, lượng đạm trong nước tiểu của mình.
Tiếp đó, cần kiểm tra kích thước và bề cao của tử cung. Kiểm tra kỹ hiện tượng phù nề tay chân, giãn tĩnh mạch gót chân.
Kiểm tra để nghe tim thai nhi.
Mẹ bầu cũng cần cung cấp những biểu hiện mà mình nghi ngờ là bất thường cho bác sĩ để có các biện pháp kiểm tra, chuẩn đoán kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng cần nạp
Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì? Chế độ dinh dưỡng cho bà bàu 3 tháng cuối kì luôn cần được quan tâm. Chị em nên tránh xa các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thay vào đó thì nên bổ sung các thực phẩm sau đây:
Thực phẩm giàu Omega 3 |
Hải sản, trứng, quả óc chó |
Thực phẩm chứa vitamin C |
Thịt bì, rau xanh |
Thực phẩm nhóm magie |
Lúa mạch, hạnh nhân, đậu đen, hạt bí đỏ |
Thức ăn nhiều canxi |
Sữa chua, sữa tươi, phomai |
Thực phẩm chứa axit folic |
Ngũ cốc, trái cây |
Thức ăn chứa nhiều chất xơ |
Hạt ngũ cốc, trái cây |
Ngoài ra, bà bầu thai 7 tháng nên uống nhiều nước để giúp hệ tiêu hóa cũng như cả cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Chế độ sinh hoạt khi có thai tháng thứ 7
- Mặc quần áo bằng cotton thoải mái
- Đi kiểm tra nồng độ hemoglobin theo định kì
- Thay vì chạy bộ thì chị em nên đi bộ trong quảng đường ngắn
- Duy trì các sở thích lành mạnh như đọc sách, vẽ tranh
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, có tư thế ngủ đúng
Những điều kiêng kỵ
- Không cầm xách vật nặng
- Tránh để thai nhi nghe tiếng động quá lớn
- Hãy luôn duy trì tư thế đứng vì khi cuối xuống bụng sẽ bị vướng
- Không được quan hệ khi tới gần thời gian sinh
- Hạn chế xoa bụng và nặn sữa
Trên đây là những thông tin cho bạn biết mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì. Qua đó mẹ bầu hãy chú ý cẩn thận để đảm bảo mẹ tròn con vuông nhé!
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả