Từ lúc bước chân vào độ tuổi dậy thì, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều biến đổi về cơ quan sinh sản để sẵn sàng cho việc mang thai. Do đó mà việc theo dõi tần suất và đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt trở nên vô cùng quan trọng. Ở bài viết này, Huong.vn sẽ giải đáp một số thắc mắc về kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết và các biểu hiện bất thường khi đến ngày “đèn đỏ” để chị em cùng tham khảo.
Tổng quan về kinh nguyệt
Kinh nguyệt có đóng vai trò quan trọng, thể hiện sức khỏe sinh sản nói riêng và toàn bộ cơ thể phụ nữ nói chung. Chính vì vậy mà hãy thường xuyên “lắng nghe” cơ thể của mình đang cần gì, đang gặp những dấu hiệu bất thường nào. Đây sẽ là thông báo rõ nhất về các dấu hiệu “đặc thù” của nhiều bệnh lý phụ khoa.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt hay là kỳ kinh nguyệt, là hiện tượng sinh lý mà người phụ nữ nào cũng phải trải qua do sự thay đổi của hormone sinh dục nữ. Kinh nguyệt là hiện bong tróc ra của lớp niêm mạc tử cung và nó diễn ra hàng tháng.
Trong mỗi kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ diễn ra hiện tượng rụng trứng và di chuyển vào tử cung. Được biết sau khi quan hợp, để thai vào tử cung phải mất ít nhất 8 đến 9 ngày và chậm nhất có thể lên đến 16 ngày. Song lúc này, nội mạc sẽ thực hiện chức năng bao phủ toàn bộ tử cung và sẵn sàng làm tổ. Tạo môi trường tốt nhất để trứng được thụ tinh và hình thành nên bào thai.
Trái lại, nếu trường hợp không có sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng, lớp nội mạc sẽ không thực hiện chức năng làm tổ cho trứng nữa. Lúc này, lớp nội mạc sẽ tự bong ra và bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt. Máu kinh đào thải ra bên ngoài sẽ bao gồm lượng máu thực tế, niêm mạc tử cung và chất nhầy tử cung, âm đạo. Do đó, nếu hiện tượng kinh nguyệt vẫn diễn ra hàng tháng thì tức là bạn không hề mang thai.
Vậy kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết? Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở nữ giới sẽ giao động từ 2 đến 7 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra bất thường như quá dài hoặc quá ngắn có thể do tuổi tác hay tình trạng sức khỏe tinh thần. Bạn có thể thăm khám bác sĩ để biết thêm chi tiết.
Lượng máu kinh bình thường
Lượng máu mất đi trong những ngày “đèn đỏ” có thể bù lại từ chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Trung bình lượng máu mất đi trong một chu kỳ kinh nguyệt giao động từ 50 – 80ml. Nếu lượng máu mất đi vượt quá 80% thì có thể gây nên tình trạng thiếu máu, cơ thể suy nhược, đau đầu chóng mặt,…
Thực tế cho thấy lượng máu mất đi thực tế chiếm 36% trong kinh nguyệt, phần còn lại chiếm 64% bao gồm niêm mạc, âm đạo và chất nhầy tử cung.
Một số phương pháp có thể dùng để tính lượng máu mất đi trong những ngày hành kinh bạn có thể tham khảo như là:
- Sử dụng cốc nguyệt san: Việc ước lượng được lượng máu khá đơn giản khi sử dụng cốc nguyệt san vì nó có thể tính thể tích. Bạn có thể ghi lại sau mỗi lần đo và tính được khi kết thúc chu kỳ.
- Băng vệ sinh: Sử dụng băng vệ sinh để tính sẽ khó hơn so với cốc nguyệt san. Tuỳ vào từng loại mà thể tích đựng được khác nhau. Bằng cách cho băng vệ sinh thấm nước và tính lượng nước băng thấm được.
Các triệu chứng khi có kinh
Tuy việc “chị dâu” ghé thăm được lặp lại hàng tháng nhưng vẫn luôn là nỗi ám ảnh, phiền toái của nhiều chị em phụ nữ và mức độ ở mỗi người là khác nhau. Cùng điểm qua một số triệu chứng thường gặp trong những ngày hành kinh nhé!
Đau bụng kinh | Chị em sẽ có cảm giác đau phần bụng dưới kèm theo chuột rút nhẹ.
Tình trạng kéo dài trong những ngày hành kinh gây mệt mỏi, khó chịu và có thể phải dùng thuốc giảm đau. Nguyên nhân là do hormone prostaglandin tiết ra khiến tử cung co thắt nhiều và đẩy máu kinh ra ngoài. |
Đau lưng | Là dấu hiệu báo trước sắp có kinh nguyệt
Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố Prostaglandin gây các cơn co thắt trong cơ thể. |
Tức ngực | Xuất hiện ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt
Gây cảm giác đau nhức, gây khó chịu Kích thước ngực tăng lên, căng hơn so với bình thường |
Tâm trạng thay đổi | Tâm trạng hay cáu gắt bất thường.
Dễ xúc động và khó chịu với mọi thứ |
Cơ thể mệt mỏi | Gây cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ thể và buồn ngủ. |
Các biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt đến khiến các bạn nữ lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Mặc khác các bạn còn đối diện với nhiều thắc mắc như: Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường, các dấu hiệu phải trải qua khi có kinh và làm cách nào để kinh nguyệt nhanh hết,…
Thật tuyệt vời nếu trải qua những ngày “đèn đỏ” một cách suông sẻ. Cùng mình trang bị một số kiến thức về kinh nguyệt bất thường dưới đây để có những biện pháp chữa trị kịp thời nhé!
Rong kinh
Rong kinh là hiện tượng số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh ra nhiều một cách bất thường. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố. Cụ thể, hàm lượng hormone estrogen và progesterone thay đổi làm cho nội mạc tử cung dày lên.
Khi trứng và tinh trùng không có sự gặp nhau và thụ tinh thì lớp niêm mạc sẽ tự động bong ra và đào thải ra ngoài. Một khi hai hormone này mất cân bằng khiến nội mạc tử cung quá dày, dẫn đến tình trạng xuất huyết nặng hay còn gọi là rong kinh.
Tình trạng rong kinh phổ biến ở thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh phụ nữ. Bên cạnh đó, hội chứng buồng trứng đa nang gây rối loạn nội tiết tố cũng là một trong những yếu tố dẫn đến sự bất thường trong những ngày hành kinh.
Lượng máu kinh thất thường
Tình trạng máu kinh ra nhiều và liên tục khiến cơ thể trở nên mất máu trầm trọng, xanh xao, thiếu sức sống và mệt mỏi, khó thở. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là:
- U xơ tử cung
- Polyp tử cung
- Tác dụng thuốc tránh thai hay sử dụng vòng tránh thai
- Bệnh viêm vùng chậu
- Buồng trứng đa nang
- Lạc nội mạc tử cung
Mặc khác, tình trạng máu kinh ra rất ít và có dấu hiệu ngắt quãng, cụ thể lượng máu ít đi ½ đến ⅓ so với mức bình thường. Một số nguyên nhân điển hình như:
- Ăn uống không lành mạnh: Sử dụng thức ăn cay nóng hay dùng đồ lạnh, nước đá nhiều.
- Rối loạn nội tiết tố dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
- Mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung,…
- Tâm trạng thay đổi: Căng thẳng, mất ngủ, lo âu thường xuyên,…
Bị hoãn kinh
Tần suất diễn ra kinh nguyệt sẽ là một lần trên một tháng, tuỳ mỗi người mà một chu kỳ kéo dài khoảng 28 cho đến 30 ngày. Nếu bạn bị hoãn kinh 1 lần hay nói cách khác là hiện tượng” đèn đỏ” không xuất hiện trong 1 tháng là bình thường.
Tuy nhiên nếu bị hoãn kinh đến 90 ngày thì nên xem xét các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như là mang thai hay dấu hiệu mãn kinh.
Trong trường hợp nghi ngờ mang thai thì bạn có thể sử dụng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế thăm khám. Nếu bạn đang ở độ tuổi 40 – 50 thì có khả năng đây là dấu hiệu mãn kinh, các chức năng buồng trứng suy giảm, tần suất xuất hiện kinh nguyệt thưa dần và đến lúc nào đó nó sẽ chấm dứt.
Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết
Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu xuất hiện kinh nguyệt tháng này và ngày đầu của kinh nguyệt tháng sau. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ giao động từ 28 đến 30 ngày và 35 ngày vẫn được cho là dấu hiệu bình thường.
Vậy kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết? Có rất nhiều bạn trẻ thắc mắc về vấn đề này thì một chu kỳ trung bình sẽ kéo dài từ 2 – 7 ngày. Trường hợp số ngày hành kinh lên đến 10 ngày nhưng lượng máu kinh ra ít thì vẫn được chấp nhận.
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể chất, độ co thắt tử cung. Bên cạnh đó tâm trạng căng thẳng hay áp lực cũng là một yếu tố khiến chu kỳ kinh nguyệt bị tác động. Chính vì thế bạn nên xây dựng lối sống tích cực, chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để trải qua những ngày “đèn đỏ” một cách suông sẻ.
Để xác định rằng chu kỳ kinh nguyệt bản thân có bất thường hay không. Bạn có thể ghi lại những ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt này và ngày đầu của kỳ sau để xác định kinh nguyệt kéo dài bao lâu và có kèm những dấu hiệu bất thường không nhé!
Làm gì khi đến ngày đèn đỏ
Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết còn tùy thuộc vào thể trạng ở mỗi người. Vậy nên làm gì để hạn chế những triệu chứng “phiền toái” trong những ngày hành kinh. Cùng mình tham khảo một số bí quyết giúp bạn duy trì sức khỏe và bổ sung năng lượng trong những ngày này nhé!
Xây dựng lối sống thoải mái
- Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể phục hồi, bổ sung năng lượng
- Ăn uống hợp lý: Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin C, chất sắt và khoáng chất khác như các loại đậu, các loại cá, thịt gia cầm,…
- Tắm nước ấm: Giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, giảm đau bụng kinh, thư giãn cơ bắp,…
- Vận động nhẹ nhàng: Giúp khí huyết lưu thông, giảm căng thẳng,…
- Mang đồ thoải mái: Giúp tuần hoàn máu, thoải mái, không chèn ép ngực,…
- Không làm việc nặng: Gây đau nhức xương khớp, máu kinh ra nhiều,..
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống đông vai trò quan trọng đối với chị em trong những ngày hành kinh.
- Thực phẩm giàu Vitamin từ các loại hạt: Hạt bí, hạt hướng dương và các loại hạt đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Bổ sung Vitamin C, E từ cam, cà chua, rau xanh, bắp cải,…
- Thức ăn giàu chất sắt: Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm,…
- Cung cấp thêm dầu Omega-3 từ các loại cá với nhiều tác dụng giúp cải thiện giấc ngủ, làm đẹp da,…
- Ngoài ra còn có nhiều loại thực phẩm tốt cho cơ thể như sữa ấm, trứng, đậu hũ,…
Vậy là cuối cùng Huong.vn đã giải đáp được phần nào thắc mắc kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các nàng tránh khỏi những hoang mang mỗi lần “chị dâu” ghé thăm.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả