Răng miệng là một vấn đề mà mọi người luôn lưu tâm bởi khi bị hôi miệng sẽ khiến chúng ta thiếu tự tin khi giao tiếp với mọii người xung quanh. Không những thế, bệnh hôi miệng còn cảnh báo tình trạng sức khỏe răng miệng đang bị đe dọa hay các bệnh khác liên quan cần điều trị kịp thời.
Vậy hôi miệng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục nó như thế nào thì hãy cùng Hương.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về hôi miệng
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có tới hơn 40% dân số mắc tình trạng miệng bị hôi. Hôi miệng có thể xảy ra ở bất kì ai, ở bất kì độ tuổi nào, bệnh diễn biến từ nhẹ đến nặng tùy vào tình trạng răng miệng của bạn.
Hôi miệng là gì?

Hôi miệng hay còn gọi là chứng hôi miệng, là tình trạng hơi thở có mùi hôi xuất phát từ trong khoang miệng
Hôi miệng có thể bắt nguồn từ cả các vấn đề về miệng bên trong lẫn bên ngoài. Nhưng hầu hết tình trạng hôi miệng lên quan tới việc vệ sinh răng miệng còn kém dẫn đến các bệnh như viêm nướu, khô miệng ( tình trạng các tuyến nước bọt không tạo tạo đủ nước bọt giữ cho miệng độ ẩm ướt nhất định).
Hôi miệng có thể dể dàng nhận biết thông qua hơi thở khi nói chuyện với người khác hoặc khi ăn uống. Vì vậy nó gây mất thiện cảm với người đối diện. Vậy nguyên nhân cũng như cách chữa hôi miệng là gì?
Nguyên nhân bị hôi miệng là gì?
Hôi miệng là vấn đề khá nhức nhối, có nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:

Vi khuẩn gây hôi miệng
Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do các hợp chất sulphurgiải phóng dễ bay hơi trong khoang miệng.
Lý do hợp chất này dễ bay hơi là do các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein. Những vi khuẩn này thường tồn tại ở vùng ứ đọng của miệng, như các vùng túi nha chu, bề mặt lưỡi, vùng kẽ giữa các răng.

Nguyên nhân hôi miệng tạm thời
Các nguyên nhân tạm thời gây hôi miệng là gì, có thể được kể đến như sau:
- Khi ăn hoặc uống các loại thực phẩm có chứa những chất làm khô miệng, như thuốc lá, rượu, bia hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa thì khi phân huỷ trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất hợp chất sulphur gây hôi miệng
- Hành, tỏi cũng là các thực phẩm có chứa lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào phổi rồi bốc hơi ra ngoài;
- Hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng, vừa làm tình trạng hôi miệng trầm trọng thêm, do nó ảnh hưởng lớn và làm khô niêm mạc miệng;
- Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt, làm khô miệng tạm thời và gây hôi miệng.
Nguyên nhân xuất phát từ miệng gây ra bệnh hôi miệng là gì?

- Các bệnh về nha chu, nướu như viêm nha chu, hoặc viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, áp xe gây ra hôi miệng;
- Vết lở loét ác tính, hay tác dụng của một số thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng;
- Giảm tiết nước bọt do tuổi tác, dùng nhiều thuốc tây, xạ trị, hoá trị,
- Vệ sinh răng miệng không kỹ càng, còn lớp cặn lưỡi, không cạo lưỡi thường xuyên hoặc do nhiễm nấm Candida gây ra hôi miệng;
- Lắng đọng lại các mảnh vụn của các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ, niềng răng,…
- Các bệnh như viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm ổ răng khô và các bệnh ác tính khác cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.
Những nguyên nhân khác gây hôi miệng là gì?
Bệnh hôi miệng có thể do các nguyên nhân bên ngoài miệng như:
- Sử dụng một số thuốc: Các loại thuốc có thể gây hôi miệng như amphetamine, các thuốc gây độc tế bào, disulfiram, phenothiazine;
- Các bệnh lý toàn thân: Nhiễm trùng mũi họng gây rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan);
- Các bệnh về dạ dày, ruột: Hôi miệng được xem là triệu chứng điển hình và thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng gây viêm loét dạ dày, và đây cũng là nguyên nhân của chứng hôi miệng;
- Bệnh tiểu đường, bệnh về gan, thận,… cũng có thể dẫn đến nguy cơ hôi miệng do phân huỷ mỡ trong cơ thể;
- Hội chứng “mùi cá ươn”: Đây là một hội chứng di truyền rất hiếm gặp. Nguyên nhân là do cơ thể rối loạn chuyển hóa trimethylamine có trong thực phẩm có mùi tanh, hóa chất bị tích tụ bên trong cơ thể, đặc biệt là gan, trước khi chất này bài tiết ra ngoài.
Xem thêm 10 nguyên nhân dẫn tới hôi miệng là gì?
Cách chữa hôi miệng
Khi phát hiện bị hôi miệng, người bệnh cần thăm khám các bác sĩ để xác định nguyên nhân và cách điều trị. Trước tiên, người bệnh nên đến phòng khám nha khoa để xác định nguyên nhân.
Nếu có viêm nhiễm trong miệng như cao răng, sâu răng hay có các mảng bám, viêm quanh răng, người bệnh hãy được thực hiện các can thiệp nha khoa trước tiên theo khuyến nghị của bác sĩ.

Nếu hôi miệng không phải do các nguyên nhân trong khoang miệng hoặc sau khi can thiệp nha khoa mà vẫn chưa khỏi thì người bệnh cần thăm khám các chuyên khoa khác như tai mũi họng, đường tiết niệu, tiêu hóa,… để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp can thiệp xử trí phù hợp.
Một số cách chữa hôi miệng tạm thời có thể kể đến như sử dụng kẹo cao su, nước súc miệng hay dùng dung dịch xịt thơm miệng, tinh chất khử mùi răng miệng sau khi hút thuốc lá, ăn hành tỏi.
Cân nhắc sử dụng một số loại thuốc làm giảm bài tiết nước bọt gây ra chứng hôi miệng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý bổ sung nước thường xuyên để tránh tình trạng khô miệng là nguyên nhân gây hôi miệng.
Xem thêm Cách trị hôi miệng sau một đêm nhanh chóng và hiệu quả
Cách chăm sóc răng miệng ngăn ngừa hôi miệng là gì?
Để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng, việc quan trọng nhất là cần chú ý việc vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
Sử dụng chỉ nha khoa, dụng cụ cạo lưỡi, nước súc miệng thường xuyên để hạn chế việc hình thành các mảng bám.
Thăm khám nha định kỳ 4 – 6 tháng/lần và khi có dấu hiệu hôi miệng thì nên can thiệp nha khoa. Sau khi ăn, nên súc miệng bằng một ngụm nước nhỏ để trôi phần thức ăn sót lại.
Vệ sinh dụng cụ đánh răng sạch sẽ ngay sau khi đánh răng và để ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh tạo ra môi trường cho các loại vi khuẩn có hại phát triển.

Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học có nhiều rau xanh, các loại trái cây tươi, hạn chế các loại thực phẩm có đường, nặng mùi, các loại đồ uống có cồn, có gas…
Lấy cao răng thường xuyên và thăm khám định kỳ 4 – 6 tháng/lần để khi có dấu hiệu hôi miệng thì nên can thiệp nha khoa điều trị các bệnh lý ngay ở giai đoạn khởi phát, mức độ nhẹ.
Như vậy, hôi miệng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý nha khoa hoặc bệnh lý toàn thân. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng hôi miệng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Khồng những thế nó còn khiến mọi người ngần ngại khi giao tiếp.
Vậy nên hãy chú ý hơn về vấn đề răng miệng để bản thân có sự tự tin nhất nhé! Hy vọng qua bài viết này chị em sẽ biết thêm về bệnh hôi miệng là gì và có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Hương chúc các bạn sớm sỡ hữu làn da mong ước để tự tin khoe cá tính.
Mọi thắc mắc có thể liên hệ Hương.vn để được giải đáp. Hương luôn đồng hành trong quá trình chăm sóc sắc đẹp của chị em phụ nữ.