Niềm vui to lớn của người làm cha làm mẹ đó là có một gia đình nhỏ, với những đứa con kháu khỉnh. Sự hình thành tim thai là cột mốc quan trọng trong thai kỳ, khoảnh khắc mong ngóng để nghe tim thai của con quả thật rất thiêng liêng đối với bất kỳ một người mẹ nào. Cùng Huong.vn tìm hiểu xem dấu hiệu có tim thai là gì và làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhé!

Khi nào có tim thai

hình ảnh tim thai
Tim thai

Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. Tim thai thường sẽ xuất hiện vào tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, lúc này bằng những kỹ thuật siêu âm hiện đại, ta đã có thể nghe thấy nhịp đập tim thai. 

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phải vào khoảng tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ mới có thể nghe thấy tim thai, điều này phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt cũng như sự phát triển của phôi thai. Tim thai đập càng to và dễ dàng nhận thấy thì thai nhi đang phát triển rất tốt.

Sự hình thành của nhịp tim 

Hình ảnh nhịp tim
Nhịp tim

Dấu hiệu có tim thai sau chuyển phôi, tim của thai nhi được hình thành vào ngày thứ 16 trong kỳ thai, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu hình thành 2 ống dẫn vào tim thai. Tim thai lúc này đã co bóp tốt và đập như quả tim người thực thụ. Tim thai nhi lớn và bắt đầu phân chia buồng trái và buồng phải vào tuần thứ 7, nhịp đập khoảng 90–110 nhịp/phút và tăng lên mỗi ngày. 

Khoảng vào tuần thứ 9, nhịp tim thai đạt đỉnh điểm từ 140–170 nhịp/ phút ở cả bé trai lẫn bé gái. Nhịp tim thai bình thường sẽ đập từ 120 – 160 nhịp/phút.

Hữu ích dành cho bạn  Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để vào con?

Dấu hiệu có tim thai cần biết

Dựa vào sự hình thành của tim thai, mẹ có thể dễ dàng biết được tim thai xuất hiện vào tuần 6 -7 của thai kỳ, xuất hiện trễ hơn vào tuần 8-tuần 10 ở những sản phụ kinh nguyệt không đều. Cùng với đó là các biểu hiện, dấu hiệu có tim thai để các mẹ dễ dàng nhận thấy thai nhi của mình đang phát triển khỏe mạnh. Chẳng hạn như:

Bụng mẹ lớn dần

Do tăng kích thước thai tăng khoảng 5cm mỗi tháng. Vì thế điều đó cho thấy rằng em bé đang rất an toàn và khỏe mạnh trong bụng mẹ

Ốm nghén 

Nghén là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu, ở giai đoạn này mẹ có thể bị khó tiêu, ợ nóng buồn nôn, nôn thường xuyên do nồng độ hCG trong máu tăng nhanh.

Thai máy

Hình ảnh thai máy
Thai máy

Khi thai máy bắt đầu xuất hiện ở những tuần đầu tiên, vì cử động của em bé còn quá nhẹ nên hầu hết các bà mẹ sẽ không nhận ra, nhất là ở trường hợp các chị em mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, đến những tuần sau thai máy bắt đầu phát triển mạnh mẽ, mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng sự chuyển động của bé trong bụng. 

Vì vậy, mẹ hãy dành thời gian để theo dõi cử động thai, hiệu quả nhất là quan sát thai máy vào ba buổi trong ngày, ít nhất là mỗi buổi một lần. Đây cũng được xem như là cách nhận biết có tim thai tại nhà. 

Ngực căng

Hình ảnh ngực căng
Ngực căng

Ngực căng và to dần, thỉnh thoảng bạn cảm giác đau nhức là dấu hiệu bình thường khi mang thai do tuyến vú thay đổi. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ khi bạn mang thai cho đến lúc sinh con và cho con bú. 

Trong một số trường hợp, các bà mẹ không cảm nhận được tim thai của mình thì liệu có đáng lo ngại hay không? Hãy theo dõi những dấu hiệu bất thường về tim thai dưới đây.

Hữu ích dành cho bạn  Vàng da ở trẻ sơ sinh: biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị

Những dấu hiệu bất thường về tim thai

Việc theo dõi nhịp tim của thai nhi rất quan trọng, vì nó phản ánh tình trạng sức khỏe của thai nhi. Sẽ có một số nguyên nhân tích cực và tiêu cực khiến mẹ không cảm nhận được tim thai như sau:

  • Do siêu âm quá sớm: Nếu thai nhi chưa đến 8 tuần tuổi, lúc này thai nhi còn nhỏ, tim thai còn quá nhỏ và có thể nằm ở vị trí khó nhận thấy nên chưa thể phát hiện qua siêu âm. Đừng vội vàng kết luận là không có tim thai, trường hợp này bác sĩ sẽ hẹn tái khám sau một vài tuần để kiểm tra. Vậy nên, nếu thai đến 7 tuần chưa có tim thai thì bạn đừng quá lo lắng mà hãy theo dõi thường xuyên.
  • Tính toán sai tuổi thai: Đây cũng là một trong những lí do bạn cảm nhận được tim thai. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, tuổi thai được tính theo kỳ kinh cuối nên sẽ có sự sai lệch tuổi thai nhất định. Ở những người phụ nữ kinh nguyệt không đều, thì khả năng thời điểm thụ tinh sẽ muộn hơn so với tuổi thai được tính.
  • Do thiết bị siêu âm hoặc ống nghe: để đảm bảo kết quả được chính xác nhất, gia đình nên lựa chọn những bệnh viện có uy tín, thiết bị hiện đại để có thể phát hiện. Vì thường nhịp tim thai 6 tuần rất khó phát hiện, nên thiết bị không đủ tốt sẽ dẫn đến kết quả sai lệch.
  • Thai bị rối loạn nhịp tim: Khi tim thai còn nhỏ, nhịp tim chưa ổn định, nên sẽ có những thay đổi như nhanh, chậm. Tuy nhiên, dấu hiệu này chỉ là tạm thời, các mẹ không nên chủ quan khi thai nhi có dấu hiệu trên. Tốt nhất nên đi khám thai định kỳ để có sự chỉ dẫn của bác sĩ. 
  • Do thai tăng trưởng chậm: Thai tăng trưởng chậm hoặc thai nhỏ hơn so với tuổi có thể gặp ở một số người mẹ có cơ thể yếu, thiếu dinh dưỡng. Điều này cũng là nguyên nhân khiến mẹ không cảm nhận được tim thai.
  • Sảy thai, lưu thai: Nếu như thai nhi đã vượt quá 8 tuần và có một số dấu hiệu dưới đây thì có thể bạn phải đến bệnh viện ngay
  • Ra huyết âm đạo bất thường
  • Có xảy ra chấn thương trong thai kỳ
  • Mẹ mắc bệnh khi mang thai, đặc biệt là nhiễm trùng sinh dục từ rubella, toxoplasma,…
  • Mẹ bị căng thẳng, lo âu kéo dài, đang mắc các bệnh nguy hiểm cho thai như như tiểu đường, rối loạn đông máu, bệnh tuyến giáp, buồng trứng đa nang, dị dạng tử cung,…
Hữu ích dành cho bạn  Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ và cách khắc phục

Làm thế nào để giữ thai nhi khỏe mạnh

Hình ảnh giữ thai khỏe
Làm thế nào để giữ thai nhi khỏe mạnh

Để thai nhi có một sức khỏe tốt, phát triển và an toàn trong bụng mẹ, thì các mẹ nên có một sự chuẩn bị thật tốt trong giai đoạn đầu mang thai. Hãy cùng nhau tìm hiểu để bảo vệ thai nhi của mình nhé.

  • Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tim mạch của thai nhi. Hãy bổ sung các chất như canxi, phốt pho, sắt, kẽm cho mẹ bầu từ những tháng đầu
  • Khám thai định kỳ: điều này sẽ cho mẹ biết được sự phát triển của thai nhi, có những chẩn đoán sớm những bất thường như thai ngoài tử cung, các dị tật nếu có.
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, sinh thiết nhau thai,…
  • Chủ động theo dõi các biểu hiện của cơ thể: phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh để sinh non, suy thai, thai chết lưu.

Trên đây là những dấu hiệu có tim thai. Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ trên các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về tim thai ở những tuần đầu thai kỳ và những điều cần phải làm để có một thai nhi khỏe mạnh.

Cửa hàng Sức khỏe Hương Việt Nam 

Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Đà Nẵng

Hotline: 0789277892

Google Map: https://goo.gl/maps/cAXCrofVdDshYLHX8

Website: https://huong.vn

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top