Collagen là yếu tố quan trọng được các chuyên gia nhận định rằng rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp da. Sự thiếu hụt collagen là tiền đề sinh ra nhiều biến chứng và tổn thương như nám, tàn nhang, nếp nhăn, thậm chí sức khỏe cũng bất ổn hơn. Vậy collagen có tác dụng gì mà lại được đánh giá cao như vậy. Cùng Huong.vn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về collagen
Muốn biết collagen có tác dụng gì thì trước tiên phải hiểu được bản chất và những đặc điểm riêng biệt của nó.
Collagen là gì?
Collagen là một loại protein chiếm 30% tổng trọng lượng protein toàn cơ thể. Nó được nghiên cứu và tìm thấy tại các mô như mô liên kết, mô tế bào. Để cấu tạo nên collagen, 3 chuỗi polypeptide đã xoắn lại với nhau thành một sợi chắc khỏe. Sợi này không chỉ tạo độ bền chặt giữa các mô liên kết mà còn là bệ đỡ cho cấu trúc của cơ thể.
Những loại collagen trong cơ thể
Theo nhiều nghiên cứu, cơ thể tồn tại khoảng 28 loại collagen tự nhiên. Đến một thời điểm nhất định, số lượng collagen này sẽ giảm dần và buộc chúng ta phải bổ sung thêm collagen từ bên ngoài.
Dưới đây là 5 nhóm collagen quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.
Loại I | Chiếm tới 90%, được cấu thành từ chuỗi pro-alpha, pro-alpha 2 và nằm trong da, dây chằng, xương và gân |
Loại II | Chứa nhiều trong sụn khớp nên nó đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ khớp hoạt động tốt hơn |
Loại III | Tập trung lượng lớn ở động mạch, cơ bắp, được hình thành nhờ chuỗi alpha II |
Loại V | Không xuất hiện trong sụn nhưng nó lại nằm trong giác mạc của mắt. Một ít còn lại là ở tóc, da và mô của nhau thai |
Loại X | Giống như collagen loại II, nhưng nó đảm nhận nhiều chức năng hơn. Điều này vô tình khiến nó ảnh hưởng đến cấu trúc và quá trình cốt hóa của sụn |
Collagen quả thật chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng và sự thiếu hụt của nó sẽ làm hoạt động của các cơ quan trên cơ thể giảm dần.
Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt collagen
Thói quen sinh hoạt, môi trường sống, chế độ ăn uống của bản thân khiến collage ngày càng giảm dần về chất lượng và cả số lượng. Tỉ lệ giảm sút đạt từ 1 – 1,5% mỗi năm, tuy nhiên tỷ lệ này sẽ bắt đầu tăng nhanh dần khi chị em đã bước qua độ tuổi 25.
Dần tới tuổi mãn kinh, sợi dây collagen trở nên lỏng lẻo, chảy xệ. Không đủ sức để nâng đỡ và bảo vệ da nên da chị em dần trở nên kém sắc, thâm nám, sạm đen,…Bên dưới là một số tác nhân liên quan chặt chẽ với sự sụt giảm collagen.
- Bổ sung quá nhiều đường: Sự tích tụ quá nhiều đường trong cơ thể gây ra hiện tượng AGES. AGES quá lâu phá vỡ sự liên kết của các sợi collagen
- Chịu nhiều tổn thương bởi ánh nắng mặt trời: Tia UV được biết đến là yếu tố gây hại hàng đầu trước giờ. Chúng kích thích đẩy nhanh tốc độ phá huỷ cấu trúc collagen hình thành nên các nếp nhăn
- Triệu chứng rối loạn tự miễn dịch: Vì quá trình sinh hoạt của bản thân sẽ dẫn đến chứng rối loạn tự miễn dịch. Biến chứng này hình thành các kháng thể gây cản trở và ức chế quá trình sản sinh collagen
Một số tác nhân khác:
- Rối loạn nội tiết tố do mang thai, mãn kinh
- Đầu óc chịu nhiều stress, căng thẳng
- Quá trình lão hóa tự nhiên
- Ăn kiêng giảm cân, gây thiếu chất
Độ tuổi nên bổ sung collagen
Sự sụt giảm collagen tăng theo thời gian, có mối quan hệ mật thiết với tuổi thọ của con người. Bắt đầu qua độ tuổi 25 thì cấu trúc collagen trong cơ thể đã bị lỏng lẻo. Vì vậy nếu có điều kiện và thời gian thì nên bổ sung ngay collagen khi 25 tuổi. Cụ thể:
- 25 tuổi mất 1,5% collagen/năm
- 30 tuổi mất 15% collagen/năm
- 40 tuổi mất 30% collagen/năm
- 50 tuổi mất 45% collagen/năm
Với tốc độ sụt giảm nhanh chóng của collagen tự nhiên như hiện tại thì nên tìm cách bổ sung collagen càng sớm càng tốt. Đừng diễn ra quá muộn, đúng lúc, đúng thời điểm thì hiệu quả sẽ đem lại tốt hơn.
Uống collagen có tác dụng gì?
Collagen có tác dụng gì luôn là đều quan tâm đối với các bạn nữ mới trưởng thành. Bởi người ta vẫn luôn tin rằng collagen càng nhiều, da sẽ trở nên trắng sáng và căng bóng hơn. Dưới đây là các tác dụng của collagen mà bạn nên biết:
Giúp da chắc khỏe, trẻ đẹp
Collagen chỉ thực sự được mọi người biết đến thông qua tác dụng làm đẹp da. Hơn 70% cấu trúc của da là nhờ collagen, chúng nằm sau bên dưới lớp biểu bì và mắt thường không thể nhìn thấy được.
Gương mặt sẽ bị tác động nặng nề bởi sự thiếu hụt của collagen, mức độ lão hoá da cũng tăng dần. Da sạm đen, thâm nám, khô thậm chí nhiều mụn, kèm theo biểu hiện nếp nhăn trên khuôn mặt, chủ yếu tập trung ở mắt, rãnh miệng. Đây được coi là biến chứng nghiêm trọng khiến phụ nữ trở nên kém sắc, trông già trước tuổi.
Muốn làm đẹp, trở nên thu hút hơn thì trước tiên là cần đảm bảo collagen trong cơ thể là đầy đủ.
Trị đau nhức xương khớp
Như đã nói ở trên, trong những loại collagen thì có đến mấy loại đã nằm trong sụn, tỉ lệ lên đến 50%. Với % lớn như này thì vai trò của collagen trong việc phát triển xương khớp là không hề nhỏ.
Collagen tham gia quá trình hình thành mô liên kết, tăng nhiều các chất hoạt dịch khớp cũng như tạo độ dẻo dai của các khớp. Khớp được bảo vệ tốt sẽ hạn chế được tình trạng thoái hóa, biến dạng khớp, hỗ trợ việc đi lại diễn ra dễ dàng.
Tăng khối lượng cơ bắp
Tuy không tham gia nhiều như thành phần ở xương và da nhưng collagen chiếm 10% trong cơ bắp. Được đánh giá là có thể tăng khối lượng cơ bắp nên collagen hoàn toàn phù hợp cho đối tượng bị thiểu cơ.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Nghe nhiều còn vẫn còn nghi ngờ nhưng các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số giả thuyết để thấy được mối liên quan giữa collagen và hệ thống tim mạch. Sự thiếu hụt collagen làm hoạt động của động mạch bị suy yếu, là nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch, đột quỵ.
Để tránh nguy hiểm cho tính mạng thì bổ sung collagen không phải là việc dư thừa.
Ngăn ngừa rụng tóc
Tóc, móng tay, móng chân là những bộ phận có sự xuất hiện của collagen, chúng tồn tại trong chất sừng. Như vậy móng và tóc mới được chắc khỏe và không bị gãy rụng.
Bên cạnh đó, tóc và móng khi dùng collagen sẽ duy trì được độ ẩm cần thiết, tránh vi khuẩn xâm nhập vào.
Giúp đôi mắt sáng khỏe
Mắt là bộ phận quan trọng giữ chức năng quan sát mọi vật của cơ thể. Thế nhưng càng lớn tuổi thì mắt càng kém, đây cũng là lý do người già hơi bị mắt mờ. Collagen hình hành trong cấu trúc của giác mạc và thủy tinh thể, vì vậy khi nó mất đi thì ít nhiều mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Để sở hữu đôi mắt sáng, không bị khô thì bổ sung thêm nhiều collagen là điều cần làm.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng
Collagen có tác dụng gì với răng miệng? Collagen cấu tạo nên độ săn chắc của xương khớp và răng. Nó và canxi tương tác lẫn nhau, tạo thành một bộ đôi quan trọng giúp răng khỏe mạnh, không bị hư hỏng.
Do đó răng có thể tăng sức đề kháng để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây hại vùng răng miệng.
Dù ở tác dụng nào thì việc bổ sung collagen là hết sức quan trọng, sau đây Huong.vn sẽ hướng dẫn bạn biện pháp hấp thụ collagen vào trong cơ thể để ngăn chặn hậu quả đáng tiếc do thiếu hụt.
Bổ sung collagen cần chất gì?
Lượng collagen sụt giảm đáng kể khiến chúng ta cần tìm cách bổ sung gấp. Tuy nhiên bạn sẽ phải tìm hiểu kĩ về cách uống collagen đúng cách để đảm bảo sức khoẻ. Và nguồn bổ sung collagen chủ yếu thông qua các chất sau đây.
Vitamin C
Vitamin C được biết đến là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen nhanh hơn. Có thể nói chất này đóng vai trò chủ chốt, có tác dụng kích hoạt DNA, từ đó duy trì hàm lượng collagen giữa các tế bào được ổn định.
Nồng độ hoạt chất chống oxy hóa bên trong vitamin C ức chế các góc tự do, không cho chứng có cơ hội gây nên các khuyết điểm trên da mặt. Nhờ vậy nó giúp phục hồi chữa lành các tế bào bị tổn thương, trẻ hoá làn da.
Một số thực phẩm giàu Vitamin C mà bạn cần nên dùng như trái cây họ cam, quýt, đu đủ, ớt chuông, bông cải xanh, dâu tây,…
Kẽm
Không thể bỏ sót kẽm trong quá trình muốn phục hồi, hấp thụ collagen. Kẽm là một khoáng chất quan trọng giúp các tế bào tổn thương được chữa lành và ngăn chặn các collagen tự nhiên trong cơ thể bị đào thải ra ngoài.
Những thực phẩm giàu kẽm mà bạn có thể dùng mỗi ngày là các loại hạt (hạt bí, hạt dưa, hạt vừng,…), ca cao, hạnh nhân, yến mạch,…
Đồng
Giống như kẽm, đồng là một khoáng chất khá quan trọng, gián tiếp sản sinh collagen thông qua việc kích hoạt lysyl oxidase. Hầu như đồng tham gia rất nhiều quá trình như hình thành xương, mô liên kết và hồng cầu.
Khác với collagen, đồng không thể tự sản sinh ra mà cần được bổ sung qua đường miệng. Để an toàn thì chỉ nên dùng 9000 microgam đồng mỗi ngày thông qua các món như hạnh nhân, hạt điều, tảo xoắn, ca cao…
Silica
Silica vốn là khoáng chất nổi tiếp có thể giúp xương khớp ngày càng chắc khỏe. Nhiều người cao tuổi dùng chất này để trị bệnh loãng xương, thoái hoá khớp. Đồng thời chất này còn được phát hiện góp phần gắn kết lại cấu trúc của sợi collagen. Bạn có thể tìm thấy dưỡng chất này qua cam, táo, cà tím, cà chua, khoai tây, khoai lang, cà rốt, lúa mạch và gạo.
Axit amin
Axit amin có rất nhiều nhưng để nói về khả năng tham gia vào việc sản xuất collagen thì chỉ nên nhắc đến 3 loại là Lysine, glycine và proline. Mỗi loại có một chức năng và ưu điểm riêng. Nếu Proline chữa lành vết thương trên da, glycine cân bằng giấc ngủ ngon, thì lysine thì giúp các mô liên kết chặt chẽ và bảo vệ xương khớp phát triển hơn. N
Muốn bổ sung collagen thì nên bổ sung các thực phẩm sau đây vào thực đơn ăn uống của mình như yến mạch, bơ, xoài, các loại đậu, rong biển, đậu phụ, khoai lang, cà rốt, lê, táo, chuối. Hãy tận dụng những chất dẫn quan trọng, làm tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy trao đổi chất mà không làm có tác dụng phụ hay tốn quá nhiều chi phí.
Chúc bạn đọc hiểu được collagen có tác dụng gì. Hãy tìm đủ mọi cách để lấp đầy khoảng trống mà collagen đã biến mất, nhanh nhất là chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập điều độ hằng ngày.
Cửa hàng Sức khoẻ Hương Việt Nam
- Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng 550000
- Google Map: https://goo.gl/maps/wt2krHNbjSo1xUJz7
- Hotline: 0948967892
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả